“Một cách học Bác” không chỉ của những người làm báo

Chủ nhật, 24/05/2015 11:54 AM - 0 Trả lời

Nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, giới báo chí đã có thêm cơ hội để nhìn lại những chặng đường làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu quý

TRIỂN LÃM “NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH VỚI BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM”

(NB-CL) Nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, giới báo chí đã có thêm cơ hội để nhìn lại những chặng đường làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu quý và có dịp “mục sở thị” những bút tích, hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến 60 năm làm báo của Người thông qua Triển lãm chuyên đề“Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức vừa khai mạc ngày 18/5 tại Hà Nội.

Với khoảng 200 bức ảnh, tài liệu và hiện vật, bố cục theo 3 chủ đề chính: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam; Hoạt động báo chí của Nhà báo Hồ Chí Minh; Báo chí Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Triển lãm lần đầu tiên được thực hiện bởi những người làm báo ở Hội Nhà báo Việt Nam về Người Thầy, Người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam đã phần nào thực hiện được mong muốn: góp phần làm sáng rõ và lan tỏa các giá trị lịch sử và những bài học đạo đức, nhân văn sâu sắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho những người làm báo Việt Nam.

[caption id="" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN Hà Minh Huệ phát biểu khai mạc triển lãm.[/caption]

Đây cũng chính là những điều được đồng chí Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Triển lãm: “Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, có sự nghiệp báo chí. Từ rất sớm, Người ý thức sâu sắc rằng báo chí là phương tiện hữu hiệu nhất để thức tỉnh lòng yêu nước, tổ chức lực lượng; là vũ khí sắc bén đấu tranh giành độc lập dân tộc. Người không chỉ viết báo mà còn là người khai sinh Báo chí Cách mạng Việt Nam - thành lập Báo Thanh Niên, ra số đầu ngày 21 tháng 6 năm 1925 và thành lập, chỉ đạo trực tiếp nhiều cơ quan báo chí. Từ bài báo đầu tiên “Tâm địa thực dân” đăng trên tờ Cua-ri-ê Cô-lô-ni-an (Courrier Colonial) ngày 27/6/1919, đến tác phẩm cuối cùng “Thư trả lời Tổng thống Mỹ Ri-sớt Ních-xơn” viết ngày 25/8/1969 (một tuần trước khi Người qua đời, đăng trên báo Nhân Dân ngày 7/11/1969); Bác Hồ đã viết hơn 2.000 bài báo, với nhiều bút danh khác nhau và chỉ với một mục đích: Vì dân, vì nước!

Tác phẩm báo chí của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn là những mảnh ghép phản ánh đầy đủ bức tranh thời đại của một thế kỷ XX đầy biến động, bao trùm những vấn đề thời sự nóng bỏng gắn liền với vấn đề con người, vấn đề dân tộc, vấn đề quốc tế cộng sản và khát vọng tự do, hòa bình, khát vọng công lý mà Người, đã sớm đại diện cho một Việt Nam trên bản đồ thế giới, cất lên tiếng nói mạnh mẽ đó... Thông qua các tác phẩm báo chí của Người, phong cách, ngôn ngữ báo chí Hồ Chí Minh luôn là một mẫu mực để các thế hệ nhà báo học tập, noi gương....”

Đánh giá cao ý nghĩa của Triển lãm - một hoạt động nhân kỷ niệm 125 Ngày sinh của bác, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn ghi nhận: “Đây là cuộc triển lãm đầu tiên của Hội Nhà báo Việt nam về chủ đề này. Qua cuộc triển lãm giúp những người làm báo trong cả nước hiểu rõ thêm cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp báo chí nước nhà. Người không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người còn là Nhà báo lớn, đặt nền móng cho sự nghiệp báo chí nước nhà cả lý luận lẫn thực tiễn hoạt động báo chí. Rất mong báo giới chúng ta tiếp tục có nhiều đóng góp để làm phong phú thêm Bảo tàng Báo chí Việt Nam”.

[caption id="" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Đồng chí Thuận Hữu- Chủ tịch HNBVN- trao Thư cảm ơn của HNBVN cho những người có nhiều đóng góp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam.[/caption]

Có thể nói, câu chuyện làm triển lãm về “Nhà báo Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh” và câu chuyện “xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam” thực sự đã và đang được các đồng chí lãnh đạo, quản lý báo chí, các nhà báo và công chúng báo chí quan tâm. Ngày 21 tháng 8 năm 2014 đã trở thành một ngày đáng nhớ đối với nhiều nhà báo, nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo của Hội Nhà báo Việt Nam khi Đề án Xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt và trở thành một trọng trách hàng đầu trong hoạt động của Hội.

Việc thực hiện Đề án đã được triển khai, với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là vấn đề thời gian. Nhiều chuyên gia bảo tàng đã lưu ý rằng muốn có một bảo tàng, trung bình phải có ít nhất 10 năm chuẩn bị, sưu tầm; nhưng Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam chỉ có chưa đầy một phần năm quỹ thời gian trên nếu khánh thành vào dịp 21 tháng 6 năm 2016 tính từ ngày Đề án được phê duyệt theo thời hạn được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1464 ngày 21 tháng 8 năm 2014.

Do đó, cùng với Lễ Hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí khu vực các tỉnh phía Bắc mà Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức thành công vào cuối tháng 1 năm 2015, Triển lãm chuyên đề “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam” còn mang ý nghĩa là một thách thức, một nhiệm vụ cần thiết trong rất nhiều việc cần làm mà Hội đã và đang tích cực triển khai, với mục tiêu để bảo tàng của các thế hệ những người làm báo Việt Nam sớm ra đời và đi vào hoạt động.

Triển lãm “Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam” mở cửa từ ngày 18/5 đến 21/6/2015.❏

Anh Minh

● NHÀ BÁO HÀ ĐĂNG, NGUYÊN TRƯỞNG BAN VĂN HÓA – TƯ TƯỞNG TRUNG ƯƠNG, TỔNG BIÊN TẬP BÁO NHÂN DÂN: “Với Bác Hồ, nhà báo vĩ đại của nhân dân ta, bất cứ hiện vật nào, dù nhiều đến đâu, cũng không thể nói lên được công lao và sự nghiệp của Người. Bảo tàng Báo chí chúng ta, qua Triển lãm này đã là bước khởi đầu rất tốt, rất đáng được hoan nghênh. Những hiện vật trình bày tại đây gây nhiều xúc động lớn, niềm tự hào lớn mà ai đến xem cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người góp công vào đây”.
● NHÀ BÁO ĐỖ PHƯỢNG, NGUYÊN TỔNG GIÁM ĐỐC THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM: “Tôi vừa viết nhân dịp Kỷ niệm 125 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Học và làm theo Bác thì gắng sức cũng được đôi phần, nhưng học viết như Bác thì mãi mãi là học trò dốt!”. Tôi ghi lại những dòng này để bày tỏ lời hoan nghênh và cảm ơn các đồng nghiệp đã tổ chức được triển lãm này. Triển lãm còn chưa thực đủ, nhưng nhiều tư liệu quý, đáng để anh chị em ta dành thời gian để xem và suy nghĩ. Học trò dốt của Bác: Đỗ Phượng.”
● NHÀ BÁO HỮU THỌ, NGUYÊN TRƯỞNG BAN VĂN HÓA – TƯ TƯỞNG, TỔNG BIÊN TẬP BÁO NHÂN DÂN: “Triển lãm Bác Hồ - Nguyễn Ái Quốc là một triển lãm bổ ích với những người làm báo. Có những tài liệu đầu tiên tôi được biết mặc dù tôi cũng biết khá nhiều. Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách báo chí Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là cuộc học suốt đời trong cuộc đời làm báo. Rất cảm ơn Hội Nhà báo đã cho chúng tôi xem những tài liệu vô giá với những người làm báo Việt Nam.”

● NHÀ BÁO HỒNG VINH, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC – NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG, NGUYÊN CHỦ TỊCH HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM, NGUYÊN TỔNG BIÊN TẬP BÁO NHÂN DÂN: “Tôi rất vui mừng và xúc động khi được dự Khai mạc Triển lãm Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam. Những hiện vật ban đầu được trưng bày ở đây mang nhiều ý nghĩa: lịch sử, chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ..., có tác dụng rất thiết thực đối với người làm báo hiện nay. Mong rằng với sự cố gắng tiếp tục của Ban lãnh đạo, Bảo tàng Báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam ngày càng đón nhận thêm nhiều những hình ảnh, hiện vật liên quan tới hoạt động của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam, thể hiện sinh động vai trò của vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta; đồng thời là người khai sinh, dẫn dắt, chỉ đường cho báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển!”.

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội
Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội