Một số quy định trong Dự thảo “Thích ứng an toàn với dịch COVID-19” thắt chặt quá mức

Thứ ba, 28/09/2021 14:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) 8 Hiệp hội các ngành hàng cho rằng, một số quy định trong Dự thảo thắt chặt quá mức cần thiết. Cụ thể, dự thảo đưa ra quy định thắt chặt quá mức các vùng dịch, xét nghiệm nhiều kể cả khi đã tiêm đủ vắc xin, dẫn đến có thể lãng phí không cần thiết.

Sau khi Bộ Y tế công bố Dự thảo Hướng dẫn “Thích ứng an toàn với dịch COVID-19”, 8 Hiệp hội cùng ký tên vào bản kiến nghị gửi đến Thủ tướng Chính phủ và năm bộ ngành liên quan xoay quanh về Dự thảo này.

Các Hiệp hội cho rằng, một số quy định trong Dự thảo thắt chặt quá mức cần thiết. Cụ thể, dự thảo đưa ra quy định thắt chặt quá mức các vùng dịch, xét nghiệm nhiều kể cả khi đã tiêm đủ vắc xin, dẫn đến có thể lãng phí không cần thiết.

mot so quy dinh trong du thao thich ung an toan voi dich covid 19 that chat qua muc hinh 1

Một số quy định trong Dự thảo “Thích ứng an toàn với dịch COVID-19” thắt chặt quá mức.

Khi đã tiêm đủ vắc xin thì việc hạn chế đi lại với những người đã tiêm đủ vắc xin hoặc F0 đã khỏi bệnh, hạn chế các hoạt động kinh tế, giao thông công cộng là không cần thiết. 

Bên cạnh đó, nếu áp dụng ngay bây giờ tiêu chí dịch cấp độ 1 (bình thường mới) cho các vùng đang kiểm soát tốt dịch bệnh khi chưa tiêm đủ vắc xin sẽ có nguy cơ vỡ trận, do đó cần điều chỉnh chi tiết hơn. 

Kiến nghị nêu rõ, nhiều quy định chỉ phù hợp với chủ trương cũ Zero Covid-19, chưa phù hợp với chủ trương “sống chung với dịch”, chưa phù hợp với mức độ phủ vắc xin và năng lực y tế,  ảnh hưởng lớn đến kinh tế...  

Các Hiệp hội cho rằng, cần phải có 1 chiến lược riêng trong 1 giai đoạn chuyển tiếp ngắn độ 3-5 tháng cho các tỉnh/thành phố/khu vực đang kiểm soát tốt dịch bệnh theo đúng phương châm Phòng chống dịch theo điểm, không phong tỏa diện rộng, trước khi mở cửa hoàn toàn để sống chung với dịch khi đã tiêm đủ vắc xin.

Vì vậy, các hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ "Áp dụng linh hoạt 2 chiến lược để kiểm soát dịch và phục hồi kinh tế". Đó là Chiến lược cho giai đoạn chuyển tiếp (dự kiến từ nay đến đầu quý 1/2022, vùng nào phủ vắc xin sớm hơn thì mở cửa sớm hơn). Cụ thể, trong giai đoạn chuyển tiếp để mở cửa sống chung với virus, tách 2 vùng theo tình hình dịch để có biện pháp quản lý phù hợp. 

Đó là vùng 1 gồm các địa phương đang bùng phát hiện nay, cho phép người đã tiêm đủ vắc xin, F0 đã khỏi được đi làm. 

Điều chỉnh biện pháp áp dụng mức độ giãn cách cho phù hợp; Có quy trình hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp xử lý F0 trong mỗi giai đoạn. Không đóng cửa cơ sở sản xuất-kinh doanh nếu có F0, có thì đi chữa hoặc tự cách ly, cơ sở khử trùng rồi hoạt động tiếp... 

Vùng 2 dịch lây lan chậm hoặc chưa có dịch thì áp dụng giai đoạn chuyển tiếp 3-5 tháng đến khi tiêm đủ vắc xin và phòng chống dịch theo điểm, không phong tỏa diện rộng. 

Vùng nào tiêm đủ vắc xin sớm theo các tiêu chí thì sẽ chuyển thẳng sang bình thường mới, bỏ toàn bộ các biện pháp phong tỏa...  

Sau đó là giai đoạn sống chung với virus dự kiến từ giữa quý 1/2022 hoặc có thể sớm hơn nếu tiêm phủ vắc xin sớm hơn. 

Giai đoạn này cần mở cửa từng vùng và toàn bộ cả nước khi đã tiêm đủ vắc xin cho >70% dân số từ 18 tuổi trở lên và đạt chỉ số 1 (>80% người trên 50 tuổi tiêm đủ vắc xin). 

Có giãn cách phù hợp theo cấp độ dịch như đã nêu ở trên, nhưng có điều chỉnh nới rộng như sản xuất-kinh doanh, giao thông công cộng được phép mở lại 100% ở tất cả các cấp độ dịch; Bỏ toàn bộ các giới hạn đi lại giữa các vùng, bao gồm cả người và xe vận tải (không cần luồng xanh); Bỏ cách ly F1, bỏ cách ly người từ vùng khác đến, bỏ xét nghiệm diện rộng. Cho phép F0 điều trị tại nhà... 

"Kính đề nghị Thủ tướng, các Phó thủ tướng và các Bộ trưởng quan tâm xem xét chỉ đạo để bên cạnh công tác chống dịch theo tiếp cận mới, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng khôi phục lại được hoạt động sản xuất góp phần cùng Chính phủ đảm bảo 3 trụ cột y tế, kinh tế, xã hội", các hiệp hội kiến nghị.  

8 Hiệp hội ngành hàng gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Thực phẩm minh bạch, Lương thực - thực phẩm TP.HCM, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Dệt may Việt Nam, Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Nhựa Việt Nam và Doanh nghiệp Nhật Bản

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

(CLO) Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HoSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Rủi ro thị trường gia tăng, Petrovietnam vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng

Rủi ro thị trường gia tăng, Petrovietnam vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng

(NB&CL) Trong 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ghi nhận nhiều điểm sáng với doanh thu tăng trưởng 19% và nộp ngân sách Nhà nước tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp
“Điểm sáng” FDI: Cơ hội lớn, nhưng thách thức không nhỏ

“Điểm sáng” FDI: Cơ hội lớn, nhưng thách thức không nhỏ

(NB&CL) Lợi thế về chi phí, lực lượng lao động dồi dào cùng số lượng các FTA phong phú sẽ giúp Việt Nam tiếp tục thu hút được dòng vốn FDI trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. FDI được xem là động lực, giúp củng cố triển vọng Việt Nam tăng trưởng thuận lợi trong trung hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế toàn cầu “rạn nứt” từ những container vận chuyển

Kinh tế toàn cầu “rạn nứt” từ những container vận chuyển

(CLO) Container vận chuyển là một tuyệt tác hậu cần có thể vận chuyển hàng nghìn mặt hàng từ hàng trăm công ty khác nhau trên toàn cầu với chi phí hợp lý. Nếu lưu thông container vận chuyển chậm lại, có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn lớn trong chuỗi cung ứng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các lệnh trừng phạt phương Tây có làm khó lĩnh vực xuất khẩu dầu thô của Nga?

Các lệnh trừng phạt phương Tây có làm khó lĩnh vực xuất khẩu dầu thô của Nga?

(CLO) Trong nhiều tháng, lĩnh vực xuất khẩu dầu thô Nga đang gặp khó trong vấn đề thanh toán với các ngân hàng ở các nước đối tác thương mại lớn. Cụ thể, Trung Quốc, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang xem xét kỹ lưỡng các giao dịch để cảnh giác với các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp