Mùa đại hội cổ đông 2018: “Nóng” chuyện thoái vốn Nhà nước

Thứ ba, 27/03/2018 20:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2018 được cho là năm cao điểm của các đợt thoái vốn khi dự kiến có 181 doanh nghiệp nhà nước sẽ thoái vốn, chiếm 70% tổng số đơn vị dự kiến sẽ được thoái vốn trong giai đoạn 2018-2020. Việc điểm số VN-Index tăng được gần tới 50% có đóng góp rất lớn của hoạt động thoái vốn này.

Một cái tên nổi bật là Vinachem (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam), được các CTCK đánh giá sẽ là trọng tâm thoái vốn của Nhà nước trong thời gian tới sau năm 2017 khá im ắng. Theo đề án tái cơ cấu 2017- 2020, sau cổ phần hóa, Vinachem sẽ giảm sở hữu xuống 51-65% tại các doanh nghiệp niêm niêm yết. 

Để dọn đường cho quá trình cổ phần hóa và IPO Vinachem năm 2019, Nhà nước sẽ xử lý triệt để vấn đề thoái vốn của tập đoàn. Các cổ đông của các công ty con cũng đang ngóng chờ lộ trình của quá trình này. 

Cùng với đó là các doanh nghiệp trong nhóm thoái vốn của PVN, các doanh nghiệp thuộc quyền kiểm soát của SCIC và các bộ ngành khác như y tế, giao thông, xây dựng, công thương cũng sẽ được đẩy mạnh lộ trình thoái vốn các doanh nghiệp chủ chốt. 

Một đại gia có vốn hóa lớn nhất trên TTCK hiện tại là Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) cũng có tên trong danh sách thoái vốn nhà nước trong năm 2018. 

Báo Công luận
Ảnh minh hoạ 

Cổ đông muốn tiền mặt, ngân hàng cứ trả cổ phiếu Trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu? Mùa đại hội đồng cổ đông các ngân hàng đến gần cũng là lúc câu chuyện trả cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt được nhà đầu tư quan tâm. 

Tuy nhiên việc trả cổ tức theo hình thức nào không phải chỉ ngân hàng quyết định. Đã thành thông lệ tháng 4 hàng năm cũng là thời điểm các ngân hàng bước vào mùa đại hội cổ đông thường niên. Câu hỏi vì sao thu nhập trên mỗi cổ phần của ngân hàng thấp, chia cổ tức thấp hoặc không chia cổ tức tiếp tục được đặt ra với lãnh đạo nhiều ngân hàng. 

Với nhà đầu tư khi tiến hành đại hội cổ đông, điều họ quan tâm nhất là ngân hàng có trả cổ tức hay không, và nếu trả cổ tức thì trả bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu. 

Cụ thể, hiện nay các ngân hàng đã không được chủ động chia cổ tức. Trước khi đưa ra mức cổ tức đề xuất tại đại hội đồng cổ đông, ngân hàng phải trình Ngân hàng Nhà nước cho ý kiến về cổ tức và đã có nhiều ngân hàng bị “tuýt còi” về việc này hoặc bị yêu cầu điều chỉnh giảm. 

Chẳng hạn, Ngân hàng VIB có năm đề xuất mức chia cổ tức 11%, nhưng sau đó bị yêu cầu giảm xuống 9% bằng tiền. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng là giải pháp Ngân hàng Nhà nước khuyến khích trong bối cảnh các tổ chức tín dụng cần tăng vốn để gia tăng năng lực tài chính và tăng hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo các quy định mới. 

Ðó là chưa kể các ngân hàng còn phải tuân thủ các mục tiêu đảm bảo an toàn vốn theo các chỉ tiêu quản trị với các đối tác quốc tế và mở rộng kế hoạch kinh doanh. 

Vì thế, Ngân hàng dự kiến thực hiện chi trả cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30,22% từ lợi nhuận chưa phân phối và 1,03% từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, tổng cộng đạt 31,25% so với tổng số cổ phần phổ thông hiện tại. Đa số các cổ đông ở các ngân hàng đều muốn nhận trả bằng tiền mặt. Bởi trả tiền mặt đồng nghĩa cổ đông có thể sử dụng nguồn tài chính đó đầu tư lĩnh vực khác. 

Mặt khác về bản chất khi chia cổ tức bằng cổ phiếu không giúp tài sản nhà đầu tư tăng lên. Bởi dù nhà đầu tư có nhiều cổ phiếu hơn, nhưng giá của mỗi cổ phiếu đã bị pha loãng khi tách cổ phiếu nên tài sản nhà đầu tư vẫn hoàn toàn giữ nguyên, không tăng không giảm. 

Mục tiêu lợi nhuận của NH tăng mạnh Tuần cuối tháng 3 này, thêm hai ngân hàng thương mại tiến hành đại hội đồng cổ đông thường niên 2018. Sang tháng 4, hầu hết các thành viên sẽ tổ chức đại hội xong. Ngày 28/3, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tổ chức đại hội. Ngày 29/3, Ngân hàng Quân đội (MB) cũng triển khai. Cả hai đều dự kiến có chỉ tiêu lợi nhuận tăng trưởng khá cao năm nay. 

Trước đó, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) cũng đã lần lượt đại hội. Cả hai đều đặt chỉ tiêu lợi nhuận tăng trưởng mạnh, cũng như gắn với những con số tuyệt đối chưa từng có trong khối ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, từ 10.000 đến gần 11.000 tỷ đồng. Năm 2018, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2018 ở mức 10.800 tỉ đồng, tăng 33% so với con số thực hiện được năm 2017. 

Với mục tiêu lợi nhuận trên, VPBank cũng lập phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2018. Vốn điều lệ của VPBank hiện ở mức 15.706 tỉ đồng và sẽ thực hiện một số đợt tăng vốn điều lệ với mục tiêu tăng thêm khoảng 12.000 tỉ đồng vào năm nay. Đồng thời, VPBank cũng dự kiến chi trả cổ tức từ lợi nhuận năm 2017 bằng cổ phiếu và tăng vốn từ nguồn vốn dự trữ bổ sung vốn điệu lệ với tỉ lệ trên 31% cho cổ phiếu phổ thông. 

Đầu tháng 3, NH TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là NH thương mại đầu tiên mở đầu cho mùa ĐHCĐ của ngành NH trong năm nay, đã thông qua mục tiêu hoạt động năm 2018. Theo đó, kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Techcombank là 10.000 tỉ đồng, sau khi đã cán mốc lợi nhuận hơn 8.000 tỉ đồng vào năm ngoái. Dự kiến trong năm nay, Tecombank sẽ tiếp tục kế hoạch niêm yết cổ phần tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. 

Đến thời điểm này bước đầu định hình một số thành viên như VPBank, Techcombank, MB, HDBank, ACB… đều cơ bản xác định tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên 30%, thậm chí trên 40% và trên 60%. "Ghế nóng" nhiều ngân hàng tiếp tục biến động Tại Ngân hàng (NH) TMCP Liên Việt (LienVietPostBank), đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2018 dự kiến diễn ra vào ngày 28-3 tới sẽ bầu thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018-2022. 

Đáng lưu ý, trong tờ trình thông qua việc bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ tới không có tên ông Nguyễn Đức Hưởng, đang là Chủ tịch HĐQT của LienVietPostBank. Dự kiến mùa ĐHCĐ năm nay, LienVietPostBank sẽ bầu 8 thành viên HĐQT và 3 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ tới, trong đó thành viên Dương Hoài Liên ứng cử chức danh Thành viên HĐQT và hiện không nắm giữ chức vụ tại NH này. 

Câu hỏi được cổ đông của LienVietPostBank quan tâm là ai sẽ ngồi "ghế nóng" thay ông Hưởng tại NH này trong nhiệm kỳ sắp tới? Trong khi đó, NH TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) cũng vừa công bố biên bản tổng hợp ý kiến đề cử, ứng cử nhân sự dự kiến bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018-2023. 

Theo biên bản này, đã có 3 đề cử của 3 nhóm cổ đông cho các chức danh trong HĐQT nhiệm kỳ mới. Nhân sự cấp cao của nhiều NH thương mại đã có sự biến động trong thời gian gần đây. 

Chỉ trong những tháng đầu năm 2018, các NH TMCP Nam Á, An Bình, Kiên Long đều lần lượt công bố thay tổng giám đốc. NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), dự kiến ĐHCĐ tổ chức vào ngày 19/3 tới đã xin ý kiến cổ đông với nhiều nội dung như bàn phương án phân phối lợi nhuận, kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ…/.

Hoàng Phi

Tin khác

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản
Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản