Mùa lễ hội năm 2018: Quản lý tốt hơn, giảm bớt tiêu cực

Thứ bảy, 21/04/2018 07:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 20/4/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội Xuân Mậu Tuất năm 2018.

Báo Công luận
 Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: D.T.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTT&DL đã tổ chức hội nghị báo cáo kết quả công tác và tổ chức lễ hội Xuân Mậu Tuất 2018, với các nội dung: kết quả đạt được, những hạn chế và giải pháp khắc phục.

Đánh giá chung, công tác tham mưu, xây dựng và ban hành văn bản đã đáp ứng kịp thời công tác quản lý và tổ chức lễ hội; nội dung các văn bản đã điều chỉnh các vấn đề hạn chế từ mùa lễ hội năm 2017 như: Công tác an ninh trật tự; các hành vi phản cảm; đổi tiền lẻ, đặt tiền lễ, tiền giọt dầu không đúng quy định; khấn thuê, chèo kéo khách, rút quẻ thẻ… tăng cường công tác thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội.

Việc thanh tra và xử lý vi phạm cũng được quan tâm, cụ thể: Thanh tra Bộ VHTT&DL đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018 đảm bảo cho các lễ hội được diễn ra an toàn, lành mạnh, văn minh; giám sát, nhắc nhở và yêu cầu địa phương, Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội chấn chỉnh các biểu hiện phản cảm, vi phạm nếp sống văn minh trong lễ hội.

Tại hội nghị, ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTT&DL cho biết, công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn toàn quốc trong thời gian qua có dấu hiệu chuyển biến. Những hạn chế, tồn tại trong các lễ hội ở nhiều năm trước đã giảm đi rất nhiều. Có thể thấy, công tác tổ chức, quản lý, tuyên truyền của chúng ta đến với các lễ hội, di tích bắt đầu thấm dần. Và hệ thống chính trị các địa phương đã vào cuộc khá đồng bộ và quyết liệt.

Mặc dù các hạn chế vẫn còn tồn tại như: đổi tiền lẻ không đúng quy định, vệ sinh môi trường, chen lấn xô đẩy, nâng giá, ép giá.. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông thì không thể tuyệt đối hóa trong hoạt động lễ hội. Tồn tại những hạn chế trong lễ hội là điều không thể tránh khỏi. Trong năm nay, những hạn chế đó đã giảm đi rất nhiều.

Báo Công luận
 Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, chủ  trì hội nghị sơ kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội Xuân Mậu Tuất năm 2018.

Tại hội nghị, hai vấn đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất, đó là lễ hội chọi trâu ở một số địa phương như: xã Hải Lựu (Vĩnh Phúc), Đồ Sơn (Hải Phòng), xã Phù Ninh (Phú Thọ); và vấn đề đốt vàng mã tại nhiều khu di tích, đền, phủ, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí, dễ dẫn đến nguy cơ hỏa hoạn.

Trong thời gian vừa qua, công tác tổ chức, quản lý lễ hội chọi trâu còn tồn đọng rất nhiều hạn chế nghiêm trọng ở một số địa phương như: Hải Lựu, Phù Ninh. Theo thông báo của bộ VHTT&DL thì công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua cho thấy, ở những lễ hội chọi trâu của các địa phương này, công tác giữ gìn an ninh trật tự còn yếu kém, chưa có phương án đối phó với những tình huống nguy hiểm đến từ trâu chọi, mất vệ sinh môi trường, khâu tổ chức lễ hội còn lộn xộn.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, Trịnh Thị Thủy đã yêu cầu các địa phương này cần phải có những đề án cụ thể về việc điều chỉnh quy mô, quy trình tổ chức phù hợp, với lịch sử, văn hóa truyền thống của lễ hội; giảm số lượng trâu chọi; không tổ chức vòng loại, chỉ tổ chức 1 vòng thi chọi trâu duy nhất vào ngày chính hội; không bán vé thu tiền vào lễ hội. Bộ sẽ tổ chức các cuộc hội thảo để thẩm định các đề án tổ chức lễ hội chọi trâu của những địa phương này.

Về vấn đề đốt vàng mã, trong thời gian tới, Bộ VHTT&DL cũng sẽ tổ chức hội thảo có sự tham gia của các ban ngành, nhà khoa học để đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.

Dương Thành



Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa