Năm 2019 được coi là năm bản lề cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam (Ảnh TL)
Trong đó, CPTPP trước mắt sẽ cho Việt Nam cơ hội ngay lập tức tiếp cận sâu rộng vào các thị trường như Canada, Peru và Mexico. Còn với EU cùng nhu cầu đồ gỗ hàng năm lên tới 80-90 tỷ USD sẽ là thị trường lớn khi lượng đồ gỗ Việt Nam thâm nhập được thị trường này vì hiện nay kim ngạch xuất khẩu của chúng ta chưa tới 800 triệu USD.
Không thể phủ nhận thế mạnh của Việt Nam trong sản xuất đồ gỗ khi gần như là nơi có chi phí sản xuất thấp nhất thế giới nên luôn đạt mức tăng trưởng 2 con số mỗi năm trong cả thập kỷ qua. Tuy nhiên, thách thức lớn khi hàng Việt nói chung và đồ gỗ nói riêng tiếp cận các thị trường phát triển như EU, Mỹ, Nhật; đây là những có những thị trường có yêu cầu rất cao. Đó là lý do vì sao sản phẩm gỗ từ Việt Nam phải tuân thủ rất nhiều đòi hỏi về nguồn nguyên liệu hợp pháp, nhất là mới đây chúng ta đã ký cam kết Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản với EU.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu Việt Nam không quản lý được nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp thì sẽ tới lúc không bán đồ gỗ cho ai được nữa. Những kiểu kinh doanh, làm ăn không rõ ràng như trước đây sẽ gặp nhiều khó khăn. Chỉ một vài doanh nghiệp không đáp ứng được nhập khẩu hoặc không đáp ứng được Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản với EU thì sẽ gây ra ảnh rất lớn cho toàn ngành.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), bước vào năm 2019, cơ hội sẽ đến nhiều hơn với ngành gỗ tuy nhiên bên cạnh đó cũng là thách thức. Riêng CPTPP có lợi thế hơn TPP ở chỗ, sau khi 11 quốc gia này ký kết, lập tức thuế về 0%, điều này rất có lợi cho sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên các quốc gia trong CPTPP rất hùng mạnh về lâm nghiệp, quản lý rừng rất tốt, rất bài bản nên ngành sản xuất và chế biến gỗ cũng sẽ gặp tác động ngược khi vào với các thị trường này.
Ngọc Hà