"Nâng cao chất lượng dạy, học tiếng Anh không thể chậm trễ hơn nữa.."

Thứ hai, 22/07/2019 08:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là phát biểu và cũng là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội

Chất lượng phụ thuộc vào điều kiện vùng miền

Điểm số tiếng Anh hệ 10 năm được đánh giá cao hơn hệ 7 năm (Ảnh TL)

Điểm số tiếng Anh hệ 10 năm được đánh giá cao hơn hệ 7 năm (Ảnh TL)

Đứng trước tình trạng 2 môn Lịch sử và Tiếng Anh có số điểm trung bình thấp nhất trong kỳ thi năm nay, mở đầu tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, ngoại ngữ và công nghệ thông tin là hai công cụ, nếu làm tốt sẽ thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển. Thời gian qua, dù ngành giáo dục đã có nỗ lực để cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ song kết quả vẫn chưa như mong muốn. “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là việc vừa trước mắt, vừa lâu dài nhưng không thể chậm trễ hơn nữa”- Bộ trưởng nêu rõ.

Báo cáo tại Tọa đàm, ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, hằng năm Bộ đều phân tích kết quả thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia trong đó có môn tiếng Anh, để đánh giá chất lượng giáo dục và có những điều chỉnh việc dạy - học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phù hợp.

Phân tích phổ điểm thi THPT quốc gia môn tiếng Anh từ 2017 - 2019 cho thấy, điểm trung bình của học sinh cả nước trong 3 năm đều dưới 5.0; mức điểm đạt nhiều nhất chỉ 3.0 đến 3.4. Kết quả thi này có sự phân hoá theo vùng miền. Trong khi những địa phương khó khăn thuộc vùng núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Hà Giang, Sơn La, Hậu Giang… nhiều năm xếp cuối về điểm trung bình trong cả nước; thì những thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng… lại đứng đầu. Điểm trung bình của TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu đều từ 5 - 6, cao hơn mức chung của cả nước. Tỷ lệ điểm dưới trung bình, điểm từ 8 trở lên cũng có sự phân hoá theo địa phương.

Nhìn chung, kết quả thi THPT quốc gia môn tiếng Anh của học sinh cả nước năm 2019 đã có chuyển biến tích cực nhưng chủ yếu vẫn ở các tỉnh/thành phố lớn, khu vực khó khăn như miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long gần như không thay đổi. Kết quả thi tiếng Anh sẽ tiếp tục được phân tích sâu hơn để từ đó Ban đề án Ngoại ngữ quốc gia xây dựng chiến lược bồi dưỡng giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục môn học này", ông Hồng cho biết thêm.

Nhìn nhận phổ điểm thi THPT quốc gia từ góc độ hệ đào tạo, ông Đặng Hiệp Giang, chuyên viên môn tiếng Anh -Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện nay vẫn đang tồn tại hai hệ chương trình đào tạo ngoại ngữ ở bậc phổ thông, chương trình hệ 7 năm (từ lớp 6) và 10 năm (từ lớp 3) và hệ 10 năm chủ yếu được triển khai ở những tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Qua thống kê và đánh giá, học sinh hệ 10 năm có chất lượng tốt hơn học sinh hệ 7 năm.

Như vậy, vấn đề khác biệt hệ đào tạo là một nguyên nhân dẫn tới chất lượng học sinh không đồng đều, kết quả thi không đồng đều. Vấn đề đặt ra là phải triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm rộng khắp hơn”, ông Giang nêu ý kiến.

Tuy nhiên, theo ông Giang, để triển khai được rộng khắp hệ 10 năm, cần một đội ngũ giáo viên có chất lượng, trong khi thực tế chất lượng giáo viên hiện nay rất không đồng đều. Những tỉnh khó khăn, trình độ giáo viên còn hạn chế thì hiện nay đang có xu hướng là giáo viên dạy tiếng Anh giỏi ở các vùng khó khăn, sau một thời gian công tác sẽ chuyển về những những thành phố lớn, có điều kiện tốt hơn.

Cùng quan điểm với ông Giang về việc cần sớm triển khai rộng rãi chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm, bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia thông tin thêm, theo khảo sát, điểm trung bình thi THPT quốc gia của học sinh học hệ 10 năm cao hơn học sinh hệ 7 năm xấp xỉ 2 điểm. Bà Hữu cũng cho biết, ngoài việc xây dựng và chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đang xây dựng chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non. Trẻ em càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ càng tốt.

Tuy nhiên, cũng với lo lắng về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, bà Hữu cho rằng, rất cần có vai trò xã hội hóa, cần sự hỗ trợ của các trung tâm ngoại ngữ trong đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa.

Học sinh đều học thêm ngoại ngữ

Là địa phương có điểm trung bình tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia cao nhất cả nước trong 3 năm gần đây, đồng thời luôn đứng đầu về tỷ lệ thí sinh có điểm từ tiếng Anh từ 8 trở lên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh cho biết, chất lượng tiếng Anh của học sinh thành phố tốt nhờ khá nhiều từ các trung tâm ngoại ngữ.

Cả thành phố có 700 trung tâm ngoại ngữ, hầu hết học sinh TP. Hồ Chí Minh học thêm ngoại ngữ ở bên ngoài trường học, chỉ có một số học sinh vùng ven đô thị có điều kiện kinh tế khó khăn mới không tham gia học thêm ngoại ngữ” - Ông Hiếu thông tin.

Ông Hiếu cũng cho biết, hiện nay, rất nhiều trung tâm ngoại ngữ đã vào trường học tham gia giảng dạy, nhu cầu giáo viên bản ngữ của thành phố hiện rất lớn và Sở GD&ĐT sẵn sàng hỗ trợ để có chính sách đưa giáo viên bản ngữ vào dạy ở các trường phổ thông.

Để nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thông, TP. Hồ Chí Minh có chính sách riêng về đào tạo đội ngũ giáo viên. “Khảo sát chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế của thành phố vào năm 2012 cho thấy chỉ có khoảng 5% giáo viên đạt yêu cầu. Để khắc phục, Thành phố đã dùng ngân sách nhà nước để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế và đến nay đã có 70% giáo viên đạt chuẩn” - Ông Hiếu nói.

Đại diện đơn vị đào tạo tiếng Anh có số lượng học viên theo học lớn nhất Việt Nam hiện nay, bà Lê Quang Thục Quỳnh, Tổng giám đốc Anh văn Hội Việt Mỹ cho rằng, để đào tạo tiếng Anh có chất lượng nguồn lực giáo viên cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Quản lý chất lượng đào tạo cần thống nhất và nghiêm ngặt, kỹ năng và phương pháp giảng dạy cần được cập nhật thường xuyên, giáo trình giảng dạy cần theo chuẩn quốc tế. Ngoài ra cũng cẩn đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tạo học liệu mở.

Từ nhìn nhận vai trò của các trung tâm ngoại ngữ, bà Quỳnh đề xuất, cần phát huy sự hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và hệ thống trường công, từ đó thấy rõ nét hơn vai trò của xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện để phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ có chất lượng. 

Đánh giá nội dung, phương pháp, học liệu tiếng Anh thời gian qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, cần có nguồn lực xã hội hóa từ các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và khai thác tốt nguồn lực này vào các trường phổ thông, trong đó gồm hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Chất lượng dạy và học tiếng Anh phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên, lâu nay chuẩn hóa giáo viên vẫn theo nguyên tắc nặng bằng cấp, nhẹ thực hành. Phải từng bước hoàn hiện quy trình chuẩn hóa. Giáo viên cần tăng cường giao lưu với giáo viên nước ngoài, nâng cao kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Lương Minh 

Tin khác

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục
Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

(CLO) Trong báo cáo của Ủy ban Văn hoa, Giáo dục của Quốc hội đã chỉ ra, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học nói chung, đào tạo trình độ tiến sĩ nói riêng còn thấp.

Giáo dục
Yên Bái: Tạm đình chỉ cô giáo dùng thước kẻ tác động lên đầu học sinh

Yên Bái: Tạm đình chỉ cô giáo dùng thước kẻ tác động lên đầu học sinh

(CLO) Ngày 22/4, Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái xác nhận, đã tạm đình chỉ công tác cô giáo trên địa bàn huyện do đã dùng thước kẻ tác động nhẹ lên đầu 1 học sinh.

Giáo dục
Nữ sinh bị bạn học đánh tới tấp, nhiều học sinh đứng nhìn

Nữ sinh bị bạn học đánh tới tấp, nhiều học sinh đứng nhìn

(CLO) Trên mạng xã hội vừa xuất hiện một đoạn video clip về việc hai nữ sinh cấp 2 đánh nhau trên sân trường. Xung quanh có rất nhiều học sinh đứng xem nhưng không ai vào can ngăn.

Giáo dục