Vượt qua tác động tiêu cực của dịch Covid-19:

“Nâng cao sức đề kháng” cho doanh nghiệp bằng cách nào?

Thứ năm, 26/03/2020 14:01 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dịch bệnh Covid-19 gây ra thách thức không nhỏ với nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nhưng đây cũng là cơ hội để tự bản thân mỗi doanh nghiệp đề ra những chiến lược sản xuất, kinh doanh mới để trụ vững trong giai đoạn này, cũng như có thể sớm phục hồi, tăng trưởng sản xuất khi hết dịch.

Hỗ trợ nhưng không phải bao cấp

Để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 11 về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh ứng phó dịch Covid-19. Trong đó có hai gói hỗ trợ quan trọng, đó là gói tín dụng 250.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ tài khóa 30.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ngay sau yêu cầu mang tính bắt buộc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các gói hỗ trợ “giải cứu” doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước ngay lập tức đưa ra dự thảo thông tư hướng dẫn cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, hay giữ nguyên nhóm nợ đã được cộng đồng doanh nghiệp hết sức quan tâm.

Lòng tin chính là động lực, là vaccine giúp ngăn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng. Ảnh minh họa.

Lòng tin chính là động lực, là vaccine giúp ngăn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, nhiều bộ, ngành khác cũng đã có phương án chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, trước thực tế thiếu nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử... Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh “lệnh” cho các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm kiếm, cung cấp danh sách các nhà phân phối, sản xuất xuất khẩu nguyên phụ liệu và hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối với nhà cung cấp nước ngoài. Bộ này cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính rà soát các loại thuế, phí, giảm giá BOT, phí cầu đường, phí lưu giữ phương tiện, thuế nhiên liệu bay... với các doanh nghiệp vận tải, để tháo nút thắt cho thương mại biên giới với Trung Quốc. Các hãng tàu, hãng vận tải cũng được đề nghị giảm giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, phí dịch vụ tại cảng cho các doanh nghiệp sản xuất, logistic.

Trong khi đó, các địa phương cũng chủ động đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện để DN ổn định, phát triển, điển hình như tỉnh Quảng Ninh, đã thực hiện các giải pháp kích cầu: tặng vé tham quan Vịnh Hạ Long cho du khách; họp bàn với các DN để thống nhất giải pháp kích cầu; xây dựng điều chỉnh kịch bản tăng trưởng của ngành du lịch và một số ngành nghề kinh doanh khác; tạo điều kiện thông thương hàng hóa xuất, nhập khẩu, nhất là những mặt hàng nông sản của địa phương…

Theo ông Nguyễn Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, khi Chính phủ khẳng định quan điểm “tung các gói hỗ trợ không phải là bao cấp cho sự yếu kém” phần nào đã xác định hỗ trợ doanh nghiệp bằng nhiều cách, dưới nhiều hình thức, là nhiệm vụ cấp bách cần được các bộ, ngành phối hợp thực hiện nhanh chóng.

Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ có vận hành đúng với thực tiễn diễn ra hay không, có “trị” được đúng “bệnh” mà doanh nghiệp cần chữa hay không lại là vấn đề đáng phải bàn. Trên thực tế, đầu ra cho doanh nghiệp sẽ bế tắc nếu tổng cầu thị trường vẫn èo uột, người dân tiếp tục thắt chặt chi tiêu. Hàng triệu lao động sẽ tiếp tục thất nghiệp nếu các dự án trọng điểm, đầu tư công vẫn chậm giải ngân vốn như Thủ tướng đã từng nghiêm khắc phê bình từ cuối năm ngoái cho đến tận phiên họp cách đây ít ngày. 

Nhiều chuyên gia nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh, Việt Nam cần khơi thông nguồn vốn đầu tư công cho các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm. Ước tính nếu tháo gỡ được các rào cản về quy trình, thủ tục pháp lý thì hơn 600.000 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân sẽ không chỉ là “cứu cánh” cho tăng trưởng GDP mà còn tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các dự án như sân bay Long Thành, cải tạo nâng cấp sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, đường cao tốc Bắc – Nam, Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ nếu được đẩy nhanh tiến độ sẽ tạo cú hích mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để làm được điều đó, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ và Quốc hội để tháo gỡ các rào cản về pháp lý và cơ chế, chính sách.

Cũng chính vì vậy, một số chuyên gia kiến nghị, bên cạnh Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, cần có một Ban Chỉ đạo giải cứu nền kinh tế vượt qua dịch bao gồm đại diện của cả Chính phủ và Quốc hội để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý cho hoạt động đầu tư công. Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA và có các biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn FDI một cách thiết thực và hiệu quả hơn cũng là một trong các khuyến nghị được các chuyên gia kinh tế đưa ra.

Là chủ thể bị tác động trực diện nhất trong gần 3 tháng dịch Covid-19 hoành hành, hơn ai hết, việc các doanh nghiệp ngóng chờ những chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều doanh nghiệp đã chủ động, tích cực không chỉ để “tự cứu” mình bằng nhiều giải pháp như: bảo đảm an toàn cho nhân viên; bố trí cho một số nhân viên làm việc tại nhà; cắt giảm chi phí marketing; chủ động tìm kiếm nguồn nguyên, nhiên liệu thay thế; tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là những thị trường mới... thì vẫn còn không ít doanh nghiệp, thay vì tự thân vượt khó, chia sẻ với cộng đồng, chung tay cùng Nhà nước ngăn chặn dịch bệnh thì kêu khổ với tâm thế “trông chờ” vào sự “giải cứu” của Nhà nước. Trong khi Nhà nước “gồng mình” hội nhập bằng không chỉ những “khôn khéo” khi đàm phán các FTA mà cả những “chấp nhận thua thiệt trong giới hạn nào đó” để đưa nền kinh tế hội nhập với quốc tế, đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới, thì không ít doanh nghiệp, doanh nhân vẫn bình thản đứng ngoài cuộc với lý do họ gặp nhiều khó khăn, còn nhiều hạn chế.

Thay đổi chiến lược để “tự cứu mình”

Dịch bệnh đã có những tác động tiêu cực của dịch đối với nền kinh tế là rõ ràng, trong ngắn hạn và cả trong trung hạn. Nhưng không thể phủ nhận đây sẽ là một cơ hội tốt để chúng ta đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực nhằm tái cơ cấu nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, hay một nguồn cung cấp cho sản phẩm đầu ra, cho nguyên liệu đầu vào hay thiết bị, máy móc cần thiết cho quá trình sản xuất. 

Theo ông Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp không phải Chính phủ bơm ra bao nhiêu tiền cứu họ, mà cởi bỏ được nút thắt, điểm nghẽn nào trong cơ cấu kinh tế, quản lý doanh nghiệp. Miễn, giảm thuế hay cơ cấu lại nợ vay cho doanh nghiệp là cần thiết, nhưng chỉ có ý nghĩa tức thời, không thể giải tỏa hết khó khăn. 

Theo ông Thiên, bất kỳ sự hỗ trợ nào cũng chỉ là trợ lực bên ngoài, doanh nghiệp phải có lòng tin vượt qua và vượt lên khó khăn và nhiệm vụ của Chính phủ lúc này là chống dịch hiệu quả để gây dựng lại lòng tin đó.

Do đó, bên cạnh việc đề xuất các phương án hỗ trợ bản thân doanh nghiệp cũng phải đối mặt và tìm cách thích ứng. Cụ thể, doanh nghiệp cần có phương án chuyển đổi, tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu thay thế cũng như tiếp cận đa dạng hóa các thị trường tiêu thụ mới, giảm sự lệ thuộc vào các đầu mối kinh doanh truyền thống. Thực tế là hầu hết doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khả năng đối phó với rủi ro rất kém, do đó phải đẩy mạnh liên kết, hợp tác trở thành khách hàng, thị trường của nhau hoặc chia sẻ nguồn, nguyên liệu mới có thể cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Bên cạnh việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ và bộ, ngành, doanh nghiệp cần bình tĩnh xác định lại chiến lược phát triển dài hạn bởi các hỗ trợ từ Nhà nước chỉ mang tính thời điểm và dịch bệnh chỉ là một trong trong những rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Theo đó, doanh nghiệp cần đánh giá đúng nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất và các nguồn lực có thể khai thác được để tiếp cận các thị trường mới; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn. Khi doanh nghiệp chủ động, linh hoạt trong việc thích ứng với rủi ro thì mức độ thiệt hại sẽ thấp hơn và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước mới phát huy được hiệu quả. Ví như ông chủ Tập đoàn đá quý DOJI, buộc lòng phải cho một nửa công nhân sản xuất tạm nghỉ, song ông vẫn khẳng định: “Người dân và doanh nghiệp hoàn toàn tin tưởng ở Chính phủ, rằng chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Niềm tin này trong bối cảnh hiện nay đã giúp tránh tình trạng hoảng loạn, tình trạng đóng băng không xảy ra”.

Dĩ nhiên, các doanh nghiệp vẫn cần xây dựng các kịch bản dự phòng, các tình huống rủi ro có thể xảy ra. Song thực tế cho thấy, với những người có sức đề kháng tốt, dịch bệnh không thể đánh gục. Niềm tin, sự lạc quan và tinh thần tương trợ lẫn nhau là một trong những loại vitamin giúp doanh nghiệp “nâng cao sức đề kháng” của mình.

Ngọc Thành

Tin khác

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
FPT Retail (FRT) mục tiêu doanh thu 37.300 tỷ đồng, động lực tăng trưởng từ Long Châu và chuỗi tiêm chủng vaccine

FPT Retail (FRT) mục tiêu doanh thu 37.300 tỷ đồng, động lực tăng trưởng từ Long Châu và chuỗi tiêm chủng vaccine

(CLO) CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT - FPT Retail (Mã FRT) vừa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Đặt mục tiêu doanh thu 37.300 tỷ đồng, lãi trước thuế 125 tỷ đồng. Động lực tăng trưởng đến từ chuỗi Long Châu và tiêm chủng vaccine.

Thị trường - Doanh nghiệp