Nền giáo dục Việt Nam: “Nóng” vấn đề “đạt chuẩn”

Thứ năm, 10/05/2018 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giáo dục là loại hình đặc biệt. Do đó, việc tuyển dụng, lựa chọn ứng viên hiệu trưởng hay giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp không thể chỉ dựa vào tiêu chuẩn quy định trong Luật mà còn phải soi chiếu về chuẩn tư cách, tâm huyết với nền giáo dục và đạo đức nghề nghiệp với học sinh, mới là cách nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng “chuẩn” giáo dục như mong muốn.

“Chuẩn” quy định hay “chuẩn” tư cách
 
Việc GS Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng Đại học Hoa Sen khiến ông quyết định quay trở lại Mỹ dạy học diễn ra không lâu sau sự việc cô giáo Nguyễn Thị Kim Tuyến chỉ có bằng kế toán nhưng vẫn “đường hoàng” làm giám đốc chuyên môn trung tâm MST English cũng như trực tiếp giảng dạy học viên trong suốt thời gian dài khiến dư luận bức xúc về chất lượng tuyển dụng và đào tạo của nền giáo dục trong nước.


Đối với trường hợp của GS Trương Nguyện Thành, ông là nhà khoa học giỏi về học thuật, có tên tuổi trong lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời đã được công nhận GS cao cấp khi mới 40 tuổi và nhận nhiều giải thưởng của Hội đồng Khoa học quốc gia Mỹ. 

Không chỉ rất tâm huyết với giáo dục, liên tục đi lại giữa Mỹ - Việt Nam trong nhiều năm qua để tham gia công tác đào tạo, giáo dục với thế hệ trẻ, từ năm 2016, GS Thành về Việt Nam làm Phó hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen và được các thành viên HĐQT tín nhiệm bầu GS Thành làm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2017-2022.

Báo Công luận
GS Trương Nguyện Thành. (Ảnh: TL) 

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giáo dục Đại học hiện hành (ban hành từ năm 2012), trường hợp GS Trương Nguyện Thành không đủ “chuẩn” để làm hiệu trưởng vì quy định “trớ trêu” phải đạt đủ tiêu chuẩn 5 năm kinh nghiệm quản lý Khoa/Phòng của một cơ sở giáo dục ở Việt Nam. 

Quyết định đã này của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT TP.HCM và UBND TP Hồ Chí Minh đã khiến dư luận bức xúc khi nhất quyết “loại” một người đủ tư cách và tâm huyết với nền giáo dục và tiếp tục là minh chứng cho việc chảy máu chất xám, sự bất lực trong chính sách thu hút nhân tài phục vụ đất nước.

Trong khi quy định khá ngặt nghèo dành cho các ứng viên hiệu trưởng Đại học, quy định công nhận giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp hiện nay lại khá thuận lợi, thậm chí là buông lỏng. Trường hợp tiêu biểu nhất là trung tâm ngoại ngữ MST English, giám đốc trung tâm Nguyễn Thị Kim Tuyến chỉ có bằng kế toán, không được đào tạo, thậm chí cũng chưa đưa ra được bằng cấp chuyên môn về ngoại ngữ nhưng vẫn trở thành người đứng đầu trung tâm và đứng lớp dạy học viên trong thời gian dài mà không hề bị thanh tra quản lý. 

Chỉ đến khi cô Tuyến có hành vi vi phạm tiêu chuẩn của một giáo viên như thẳng thừng xưng “tao”, “mày” và mắng chửi học viên thậm tệ bị đưa lên mạng thì sự việc mới được các cơ quan chức năng phát hiện.

Theo lời bao biện của cô Tuyến, đành rằng những lời nói này không diễn ra trong trường học mà tại một trung tâm Anh ngữ và cô tự nhận mình không phải giáo viên, khẳng định hoạt động đào tạo của trung tâm MST English thực chất là dịch vụ mua bán kiến thức. Nhưng xét cho cùng thì đó cũng là nơi dạy học, cô Tuyến vẫn đứng lớp đào tạo tri thức con người. Và ở đó, các học viên gọi là “cô Tuyến”.

 Đã đến lúc thay đổi Luật và tư duy người làm giáo dục

Từ hai câu chuyện buồn của ngành giáo dục, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, đã đến lúc việc lựa chọn người đứng đầu của các tổ chức giáo dục cần có sự thay đổi phù hợp với thực tế và xu hướng của thế giới.

“Đặc thù công việc quản lý của hiệu trưởng trường đại học là quản lý và tạo môi trường làm việc mang tính học thuật cho các nhà khoa học là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Vì vậy, kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học là một trong các điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện duy nhất hay điều kiện đủ”, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh. 

Do vậy, không nên vì việc không đủ thời gian “tiêu chuẩn 5 năm kinh nghiệm quản lý” mà bỏ qua các tiêu chí quan trọng hàng đầu khác, như: "Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý" quy định trong Luật Giáo dục Đại học. Đối với trường hợp của GS Thành, cách xử lý có phần cứng nhắc.

Qua hơn 5 năm thực hiện, một số điều của Luật Giáo dục đại học đã không còn phù hợp với thực tiễn và xu thế giáo dục hiện đại. Từ đầu năm 2017, Chính phủ đã trình lên Quốc hội đề xuất sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, trong đó có quy định về tiêu chuẩn hiệu trưởng các trường đại học.
 

Báo Công luận
Giải thể và xử phạt 20 triệu đồng với trung tâm tiếng Anh MST, cá nhân bà Nguyễn Thị Kim Tuyến bị phạt 5 triệu đồng. (Ảnh:TL)
 
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 34/2017/QH14 ngày 8 tháng 6 năm 2017, trong đó có điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, đưa vào kế hoạch sửa đổi bổ sung Luật này.

"Cùng với một số nội dung khác, nội dung về tiêu chuẩn hiệu trưởng trường đại học đang được Ban soạn thảo đưa vào Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học theo hướng mở rộng diện ứng viên hiệu trưởng và nâng quyền tự chủ cho các trường trong việc này cao hơn so với Luật hiện hành", bà Phụng cho biết.
 
Thêm vào đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần siết chặt quy định mở các trung tâm ngoại ngữ, tránh việc mở tràn lan; đồng thời các cơ quan chức năng cần rà soát kỹ và xử lý nghiêm, thậm chí rút giấy phép các trung tâm không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đứng lớp, chất lượng giáo dục theo đúng quy định. 

Điển hình, việc ra quyết định giải thể và xử phạt 20 triệu đồng với trung tâm tiếng Anh MST, cá nhân bà Nguyễn Thị Kim Tuyến bị phạt 5 triệu đồng của Thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội nhận được sự đồng thuận cao của công chúng.

Thiết nghĩ, đối với người đứng đầu trường đại học và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp nói chung thì sự tâm huyết với nền giáo dục; phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp mẫu mực; lối sống lành mạnh, văn minh, chuẩn mực; ứng xử thân thiện với sinh viên, học viên cần được xem là mộ trong những tiêu chí đánh giá hàng đầu.



H.Lâm
 

Tin khác

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục