Ngân hàng số: Cánh cửa rộng để phát triển

Chủ nhật, 10/06/2018 07:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc sống số đã được hình thành rõ nét tại Việt Nam và đây là mảnh đất rất rộng lớn cho các ngân hàng khai thác dịch vụ. Trong bối cảnh có sự dịch chuyển mạnh mẽ cho cuộc sống số, mọi người dành nhiều thời gian trên các phương tiện kỹ thuật số, tương tác trên đó, thậm chí nhiều người còn “sống” ở trên đó.

Một câu hỏi lớn đang được các ngân hàng đặt ra là nên làm gì và sẽ phát triển như thế nào? Dường như các ngân hàng vẫn chưa rõ sẽ đẩy mạnh ngân hàng số, cụ thể như mobile banking theo cách nào, tiếp tục phát triển Internet banking ra làm sao trong khi xu hướng người tiêu dùng dịch chuyển rất mạnh từ máy tính bàn sang điện thoại di động… đó là những câu hỏi rất thiết thực. 

Thách thức nhưng cũng là tiềm năng lớn của ngân hàng số là người tiêu dùng gần như đã có một cuộc sống số. Cuộc sống số đã được hình thành rất rõ nét tại Việt Nam, nhưng ngân hàng sẽ làm gì là chưa đủ rõ, mặc dù đã bắt đầu có nhiều hoạt động thú vị, như đẩy mạnh digital marketing, mobile banking, thanh toán di động, và cả ngân hàng thuần kỹ thuật số (digital only). Nhưng thay vì tìm cách số hoá các dịch vụ hiện có, sẽ tốt hơn nếu xác định được ngân hàng sẽ đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống số của người tiêu dùng. Việt Nam hiện có hơn 40 công ty fintech, trong đó phần lớn tập trung vào mảng thanh toán. 

Lĩnh vực fintech tại Việt Nam chưa có khung pháp lý đầy đủ, hệ sinh thái chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, công ty fintech, quỹ đầu tư, hạ tầng tài chính, viễn thông. Lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng, trong đó yếu tố công nghệ là tâm điểm. Một mặt, là một loại hình dịch vụ về cơ bản có thể được “số hoá”, thông qua việc áp dụng công nghệ một cách sáng tạo, ngân hàng có thể giảm thiểu chi phí, cải thiện chất lượng và thời gian cung cấp dịch vụ, đồng thời mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội. 

Báo Công luận
 Ảnh minh hoạ - nguồn internet

Mặt khác, khách hàng luôn mong muốn nhận được các dịch vụ ngân hàng thật an toàn và thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi. Những yếu tố này đang đặt các ngân hàng vào một cuộc chạy đua công nghệ và điều đó mang đến lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và rộng hơn là sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng nói chung. Hành vi của khách hàng sẽ thúc đẩy các ngân hàng tận dụng thế mạnh của công nghệ. Một yếu tố then chốt để công nghệ có thể mang lại những ưu thế, đó là khả năng liên kết thông suốt giữa các sản phẩm và dịch vụ, qua đó mang đến cho khách hàng nhiều tính năng ưu việt và những trải nghiệm ngân hàng vượt trội. 

Có thể khẳng định, hợp tác giữa ngân hàng với cơ quan công nghệ số là một nét chủ đạo trong phát triển của dịch vụ tài chính ngân hàng trong thời đại số. Tuy nhiên, hợp tác thế nào cũng là một vấn đề. Mặc dù hiện các ngân hàng đã triển khai ngân hàng số khá nhiều và khác nhau, nhưng ít ngân hàng có được hình dung rõ nét về chiến lược tổng thể, đồng bộ, đầy đủ và hài hòa về phát triển ngân hàng số. Ví dụ việc tiếp thị dịch vụ số với những khách hàng ở độ tuổi dưới 40 tuổi, đối tượng khách hàng tương tác trên kênh trực tuyến rất nhiều, hiện các ngân hàng có làm, nhưng chưa thực sự nổi bật và hiệu quả. Cách làm của các ngân hàng trong tiếp thị dịch vụ ngân hàng số qua mạng xã hội chưa đem lại kết quả thật tốt. Mặc dù vậy, hướng đi này là đúng, vấn đề là phải làm như thế nào cho hiệu quả. 

Đây là khía cạnh quan trọng khi ngân hàng tính chuyện hoạt động qua các kênh digital hay hình thức digital. Ngân hàng phải đẩy mạnh khai thác dữ liệu. Hiện công nghệ Big Data hay Data đang là mốt. Khai thác dữ liệu của khách hàng, phân tích dữ liệu của khách hàng để hiểu hơn về họ là một câu chuyện rất hiển nhiên và ngân hàng nên làm vậy. Khi khách hàng ăn, ngủ với công nghệ số thì dữ liệu của khách hàng sẽ được sinh ra nhiều hơn. 

Tuy nhiên, trong việc khai thác dữ liệu khách hàng để mang lại hiệu quả kinh doanh, hoặc triển khai sản phẩm dịch vụ sát hơn với nhu cầu của họ, ngân hàng vẫn đang khá chật vật và chưa có những thành công lớn. Về nguyên tắc, các yêu cầu về an ninh mạng cho các tổ chức tài chính như ngân hàng cần chặt chẽ, nhận diện các rủi ro và có biện pháp để quản lý hiệu quả các rủi ro. Thêm nữa, quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý đối với rủi ro và tổn thất do fintech có thể gây ra cần được hoạch định rõ ràng. Ngân hàng có nhiều đất để cung cấp dịch vụ trong cuộc sống số của người tiêu dùng, có thể hợp tác với nhiều đơn vị FinTech, công ty thanh toán điện tử, mua sắm, cho vay… đem lại dịch vụ tốt hơn nữa cho người tiêu dùng. 

Thậm chí, ngân hàng còn có thể nghĩ xa hơn nữa, rằng cuộc sống số của người tiêu dùng có thể có nhiều điều khác mà ngân hàng có thể gia tăng được giá trị… Ngân hàng Việt Nam nên mở cửa đón chào fintech cùng sự mới mẻ năng động của xu hướng này để tăng cao tính phát triển bền vững. Ngân hàng và fintech nên bổ sung, kết hợp và hợp tác với tinh thần đôi bên cùng có lợi. Để làm được việc này, hội đồng quản trị và ban điều hành ngân hàng cần hiểu rõ hướng đi và hoạch định tương lai của ngân hàng mình một cách rõ ràng. Mỗi ngân hàng cần có chiến lược riêng để tận dụng những lợi thế này, dựa trên việc xem xét các thế mạnh mang tính cạnh tranh, thị trường và phân khúc mục tiêu mà họ hướng đến, qua đó, áp dụng các công nghệ phù hợp. 

Một vấn đề rất quan trọng khác trong việc thúc đẩy fintech phát triển tại Việt Nam là việc cần trang bị đầy đủ kiến thức về sự phát triển và thay đổi của thị trường, công nghệ thông tin. Đây là bước đi đầu tiên để Việt Nam có thể theo kịp khu vực và thế giới. Nếu làm được điều này, cơ hội thành công là rất lớn, bởi xu hướng người tiêu dùng có cuộc sống số đang tiếp tục tăng lên./.

Bảo Anh

Tin khác

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm