Ngành Du lịch: Cần được tái cơ cấu bằng tư duy mới!

Thứ năm, 28/12/2017 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những kết quả ấn tượng vừa đạt được của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2017 càng khiến quyết tâm tái cơ cấu ngành du lịch, phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trở thành nhu cầu bức thiết. Tuy nhiên, tái cơ cấu như thế nào để đạt được hiệu quả lại là bài toán không dễ có ngay đáp án khả thi, cho dù đây là vấn đề đã được ngành du lịch nhiều lần đưa ra bàn luận.

Phải bắt đầu từ 6 nhóm vấn đề “nóng”

Ngày 22/12, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội thảo “Những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành Du lịch”. Phát biểu tại Hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhận định: Năm 2017 đã khép lại một năm đầy cảm xúc với những dấu ấn chưa từng có trong lịch sử của ngành du lịch. Đầu năm 2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TƯ về phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Quốc hội thông qua Luật Du lịch năm 2017 vào tháng 6/2017; Ước tính năm 2017, Du lịch Việt Nam thu hút khoảng 13 triệu lượt khách quốc tế, bình quân hơn 1 triệu lượt khách/tháng, tăng khoảng 30% so với 2016…

Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Du lịch cũng nhìn nhận thẳng thắn, ngành du lịch mới đạt được những thành tựu ban đầu, vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng và kỳ vọng của xã hội. Năng lực cạnh tranh vẫn còn yếu so với các nước trong khu vực. Vì thế, cơ cấu lại ngành du lịch Việt Nam theo hướng hiện đại, phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa du lịch Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế quốc dân trở thành một đòi hỏi bức thiết.

Báo Công luận
 
Phát biểu tại hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh: “Qua tiếp thu ý kiến góp ý của các chuyên gia du lịch, có 6 nhóm vấn đề cơ bản đặt ra trong tái cấu trúc hệ thống phát triển của ngành du lịch Việt Nam”. Thứ nhất là cần cơ cấu lại nguồn lực, vốn đầu tư phát triển du lịch, trong đó bao gồm cả nguồn lực về tài chính, nhân lực du lịch, cơ chế chính sách và tài nguyên, tiềm năng. Thứ hai là điều chỉnh phát triển sản phẩm du lịch theo hướng cần tập trung dòng sản phẩm nào để tạo lợi thế cạnh tranh và giá trị khác biệt. Thứ ba là định hướng thị trường du lịch theo hướng thị trường nào cần gắn với sản phẩm du lịch như thế nào? Thứ tư là cơ cấu lại về tổ chức, quản lý ngành du lịch đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Thứ năm là cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch như thế nào để đáp ứng yêu cầu mới. “Hiện nay, 90% doanh nghiệp du lịch Việt Nam là vừa và nhỏ, chưa có đến 10% doanh nghiệp tầm trung, chứ chưa nói đến nhà đầu tư lớn, tập đoàn lớn và các nhà đầu tư chiến lược” – ông Tuấn cho hay. Thứ sáu là vấn đề cơ cấu lại nguồn nhân lực du lịch. Hiện nay, nhân lực du lịch Việt Nam vừa thiếu vừa yếu, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trên cả ba phương diện: quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề. 

Báo Công luận
 

Phải có lộ trình rõ ràng và triển khai đồng bộ

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến tâm huyết về cơ cấu lại ngành du lịch nước nhà. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel cho rằng: Tái cơ cấu ngành du lịch phải triển khai đồng bộ tại tất cả các ngành liên quan, như giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, hải quan… Tái cơ cấu ngành phải có lộ trình rõ ràng trong đó xác định nhiệm vụ, công tác ưu tiên để tập trung thực hiện.

Trước hết, cần xác định đúng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của địa phương để thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp, đây là đầu ra trong chuỗi giá trị du lịch mang lại nguồn thu trực tiếp cho ngành. Sản phẩm phải mới, có nét đặc trưng riêng và có những phân khúc riêng hướng đến từng nhóm đối tượng khách khác nhau, trong đó tập trung hướng đến những đối tượng khách ở các thị trường có khả năng chi tiêu cao như châu Âu.

Hiện nay, thị trường khách quốc tế thiếu cân đối chủ yếu là thị trường Đông Bắc Á (55%) và Đông Nam Á chiếm 16%, riêng khách Trung Quốc đã chiếm hơn 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam, trong khi đó những thị trường xa, chi tiêu cao chiếm tỷ trọng thấp. Do đó, du lịch Việt Nam phải có sản phẩm du lịch có khả năng tái cơ cấu lại tỷ trọng cơ cấu trong thị trường khách theo hướng tăng dần tỷ trọng khách các thị trường xa, chi tiêu cao để giảm rủi ro của việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc…

Báo Công luận
 
Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch, thì cho rằng để tăng trưởng khách du lịch nhanh và bền vững, nên tiến hành cả những biện pháp ngắn hạn và dài hạn. Để tránh trường hợp xuất hiện thị trường chi phối (vượt quá 25% thị phần du lịch Việt Nam), chúng ta không nên hạn chế phát triển thị trường nào nhưng cũng cần thúc đẩy để những thị trường khách chi tiêu cao, lưu trú dài ngày phát triển nhanh. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tập trung xúc tiến quảng bá tại các thị trường ưu tiên phát triển; ổn định chính sách miễn visa cho các nước Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga trong 5 năm và cần tăng lên 30 ngày thay vì 15 ngày như hiện nay; mở rộng chính sách miễn visa, ưu tiên thực hiện trước mắt cho các nước: Canada, Australia và New Zealand; đồng thời mở rộng danh sách được cấp visa điện tử cho các nước: Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ và Ấn Độ… Ngoài ra, Chính phủ cần có ưu tiên mục tiêu đạt mức tăng trưởng đóng góp của ngành du lịch hơn 12% mà không quá coi trọng mục tiêu tăng trưởng số lượng khách đạt 30%. Chúng ta cũng cần bảo đảm Quỹ phát triển xúc tiến du lịch mỗi năm hơn 200 tỷ đồng để hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch thực sự ấn tượng, hiệu quả.

Báo Công luận
 
Trước đó, trong cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ VHTT&DL, Tổng cục Du lịch và một số chuyên gia, đại diện DN du lịch lớn về một số nội dung của đề án tái cơ cấu ngành du lịch ngày 30/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh để phát triển bền vững, tái cơ cấu ngành du lịch phải được triển khai với tư duy mới, thật thiết thực. Đó là giải quyết căn bản từng vấn đề, bất cập từ xúc tiến, quảng bá, giao thông hàng không, thủ tục xuất nhập cảnh đến quản lý điểm đến, bảo đảm môi trường du lịch an toàn, vệ sinh thực phẩm. Tái cơ cấu phải xuất phát từ sản phẩm du lịch, tiếp đến là thị trường, nhân lực, đầu tư hạ tầng, quản lý các điểm đến… “Tinh thần là Trung ương làm chính sách, thanh tra kiểm tra, triển khai cụ thể là các địa phương. Đề án cần xác định thời gian, lộ trình cụ thể cũng như các khu vực du lịch trọng điểm. Trong phát triển sản phẩm du lịch cần xác định rõ ai sẽ làm. Nguồn lực đầu tư từ ngân sách, từ DN được huy động, sử dụng ra sao”, Phó Thủ tướng gợi ý và đề nghị Tổng cục Du lịch cần khẩn trương tiếp thu ý kiến của chuyên gia, DN, hoàn thiện đề án với tinh thần “chi tiết nhất có thể, tránh chung chung”. Đặc biệt phải có danh sách một số việc cần làm triệt để, căn bản nhằm giải quyết những “điểm nóng” đang gây bức xúc cho du khách, DN làm du lịch.❏

Hà Trang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn