BOT giao thông trong nỗi sợ… minh bạch!?

Thứ năm, 14/03/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Vụ cướp 2,2 tỷ đồng tại trạm thu phí Dầu Giây (cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) sáng 7/2/2019 gây chấn động không hẳn vì sự táo tợn của nhóm cướp, mà đã găm vào dư luận hàng loạt câu hỏi: Doanh thu thật của các trạm BOT là bao nhiêu? Có gian lận, tiêu cực, lợi ích nhóm hay không?

Khi báo chí lên tiếng về tình trạng “không kiểm soát được việc thu phí BOT”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập tức chỉ đạo Bộ GTVT kiểm tra và làm rõ; thực hiện nghiêm việc triển khai hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng - điều sẽ giúp minh bạch hóa doanh thu BOT, nhưng tới nay vẫn tậm tịt.

Thu phí tự động không dừng - Không rắn, không hết tiêu cực tại các BOT - Ảnh minh họa PLVN

Thu phí tự động không dừng - Không rắn, không hết tiêu cực tại các BOT - Ảnh minh họa PLVN

1. Từ tháng 7/2017, Chính phủ đã giao Bộ GTVT thực hiện triển khai thu phí sử dụng dịch vụ 3 đường bộ tự động tại các dự án BOT và phải hoàn thành trước 31/12/2019. Sau đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB) đã vạch ra lộ trình triển khai, tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ.

Theo ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng TCĐB, hệ thống thu phí tự động không dừng tại các BOT được chia ra thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 áp dụng đối với QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (44 trạm). Giai đoạn 2 áp dụng với các trạm còn lại trên toàn quốc (33 trạm).

Hiện 26 trạm trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên đã lắp đặt xong thu phí tự động không dừng. Các trạm trên tuyến quốc lộ và cao tốc còn lại đang được triển khai và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019 theo chỉ đạo của Thủ tướng, gồm 33 trạm (10 trạm trên QL1 và 23 trạm thuộc các tuyến quốc lộ, cao tốc khác).

Như vậy, lộ trình Chính phủ đặt ra đến hết năm 2018 tất cả trạm thu phí sử dụng đường bộ trên QL1 và đường Hồ Chí Minh sẽ thu phí không dừng; hết năm 2019, áp dụng cho tất cả các trạm thu phí còn lại. Tuy nhiên, thực tế triển khai thu phí tự động không dừng không đạt được một nửa mục tiêu, khiến báo chí, dư luận và người dân đặt nghi vấn về sự minh bạch.

Đặc biệt, sau vụ việc Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh bị khởi tố vì dùng phần mềm giấu doanh thu thu phí trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đã làm niềm tin của người dân đối với các nhà đầu tư BOT giao thông lung lay dữ dội.

Tại BOT Ninh Lộc (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), người dân và tài xế thậm chí đã phải tự nguyện tổ chức đếm xe thủ công, để kiếm tìm sự minh bạch.

Người dân đeo Căn cước công dân và đếm xe thủ công tại trạm BOT Ninh Lộc - Khánh Hòa.

Người dân đeo Căn cước công dân và đếm xe thủ công tại trạm BOT Ninh Lộc - Khánh Hòa.

2. Chia sẻ trên báo chí, đại diện TCĐB cho rằng, việc triển khai thực hiện thu phí tự động không dừng trên các trạm BOT chậm trễ có hai lý do chính. Thứ nhất là do năng lực của nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng chưa đáp ứng được yêu cầu. Thứ hai là do một số nhà đầu tư dự án BOT ngại sự minh bạch nên lần lữa thực hiện.

Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng KHCN - Môi trường và Hợp tác quốc tế (thuộc TCĐB) cho hay, hiện dự án triển khai thu phí tự động không dừng chậm do gặp một số vướng mắc như năng lực tài chính, nhân sự của nhà cung cấp dịch vụ thu phí chưa đáp ứng yêu cầu. “Sự phối hợp của nhà đầu tư trong triển khai thu phí không dừng chưa tốt. Nhiều nhà đầu tư BOT bằng nhiều cách, gián tiếp cản trở triển khai thu phí không dừng. Điều này do một số nhà đầu tư BOT ngại minh bạch, một số lại lo không kiểm soát được nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động, giấu doanh thu”, ông Toàn nói.

Theo báo Giao thông, hiện việc theo dõi, kiểm tra doanh thu của hầu hết các trạm thu phí mới chỉ thông qua báo cáo doanh thu theo tháng, quý, 6 tháng, 1 năm của nhà đầu tư và thanh kiểm tra hằng năm. Điều này có nghĩa việc xác nhận doanh thu của TCĐB chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện, chưa có số liệu đối chiếu, chỉ dựa trên số liệu báo cáo của nhà đầu tư.

Thêm nữa, sự liêm chính trong thanh kiểm tra của TCĐB hiện cũng bị đặt dấu hỏi.

Ngay ở vụ việc cướp Trạm thu phí Dầu Giây, TCĐB đã vào kiểm tra, rà soát suốt gần 20 ngày, sau đó tuyên bố chứng từ thu phí tại trạm Dầu Giây được lưu đầy đủ, công tác thu phí từ các khâu phát hành vé thẻ, thu phí, đối soát, nộp tiền,… đảm bảo theo quy trình thu phí được duyệt.

Tuy nhiên, kết luận của TCĐB cũng lại khẳng định: “Tổng Công ty đầu tư Đường cao tốc Việt Nam phải báo cáo giải trình việc không sao lưu đầy đủ dữ liệu video; Thực hiện ngay việc công khai thông tin trên biển báo điện tử gắn tại khu vực nhà điều hành theo quy định; Khắc phục ngay lỗi không đồng bộ thời gian của các video làn, video cabin và video toàn cảnh;…” khiến báo chí, dư luận cười ra nước mắt.

Thu phí thủ công tại BOT Cai Lậy - Tiền Giang - Ảnh - Hoài Thanh

Thu phí thủ công tại BOT Cai Lậy - Tiền Giang - Ảnh - Hoài Thanh

3. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chia sẻ: Doanh nghiệp vận tải nông sản, thủy sản cho biết: Từ ĐBSCL về đến TP.HCM, cứ 10km lại gặp một trạm BOT; Phí BOT gấp 10 lần phí xăng dầu. Như vậy, rõ ràng chi phí cho BOT và tác động đến người tiêu dùng, người nghèo và tác động lớn đến năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế. Do vậy, ông muốn kiến nghị Quốc hội về việc cần phải giám sát các dự án BOT về việc chỉ định thầu, việc quy định chi phí và yêu cầu chi phí với người dân…

“Tôi lấy ví dụ, đường 5 trước đây chúng ta vay của Ngân hàng Thế giới, xây dựng hoàn toàn không có chi phí vì người dân có đóng phí xăng dầu, phí đường bộ. Thế nhưng một người dân ở đường 5, buổi sáng đưa con đi học, buổi chiều đón con, sang bên kia đường ăn một bát phở cũng phải trả phí BOT, như vậy họ bức xúc là có cơ sở của họ. Tôi cho rằng, đây không chỉ là vấn đề về kinh tế, vấn đề về năng lực cạnh tranh, cạnh tranh quốc tế mà còn là vấn đề xã hội và chúng ta cần phải nhận thức đúng và phải giải quyết sớm”, TS Lê Đăng Doanh nói.

Cũng theo vị chuyên gia, thực tế trước đây chúng ta không kiểm soát được chi phí, không kiểm soát được hợp đồng thế nào, nhà thầu có đủ tư cách hay không và nhiều ý kiến còn cho rằng đây là “mảnh đất màu mỡ” cho nhóm lợi ích. Thậm chí có hiện tượng “tay không bắt giặc”, tức nhà đầu tư thực sự không làm gì cả, trúng thầu dự án là đem bán ngay lại quyền thực hiện dự án, ôm về một khoản chênh lệch giá rất lớn. TTCP đã phát hiện và đưa ra tính toán là chi phí đã đội giá lên hàng ngàn tỷ đồng. Đó là các chi phí của nhóm lợi ích và tham nhũng.

Lúc này, sự quyết liệt của Thủ tướng trong việc bắt buộc triển khai hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng sẽ giúp minh bạch về số tiền thu phí được. Từ đó, công luận chờ đợi Chính phủ và các bộ, ngành sẽ thanh tra, rà soát quá trình chọn thầu, phê duyệt vị trí đặt trạm, suất đầu tư,… để tiến tới loại bỏ hoàn toàn những bất cập đang tồn tại.

Và hơn hết, minh bạch sẽ là sự khẳng định đanh thép nhất về tính đúng đắn của chủ trương kêu gọi đầu tư BOT giao thông, hài hòa lợi ích giữa nhà nước - nhà đầu tư - người sử dụng dịch vụ.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn