Nghề báo - Nghề cao quý!

Thứ tư, 13/06/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Không hiểu sao, 21/6, ngày Hội nghề năm nay, tôi lại muốn dùng câu này để mở đầu cho bài viết của mình. Nghề báo - Nghề cao quý hay như chữ dùng của nhà văn Vũ Bằng: Nghề báo là một nghề “nghiêm trang cao quý”. Hiển nhiên rồi, nó cao quý như bao nghề cao quý khác, còn nghiêm trang vì nó chỉ biết nói lên sự thật.

1. Không hiểu sao, 21/6, ngày Hội nghề năm nay, tôi lại muốn dùng câu này để mở đầu cho bài viết của mình. Nghề báo - Nghề cao quý hay như chữ dùng của nhà văn Vũ Bằng: Nghề báo là một nghề “nghiêm trang cao quý”. Hiển nhiên rồi, nó cao quý như bao nghề cao quý khác, còn nghiêm trang vì nó chỉ biết nói lên sự thật.

Sức mạnh của báo chí nằm ở khả năng tác động vào dư luận xã hội. Hiệu ứng đám đông chỉ trở thành sức mạnh thật sự của báo chí khi nhà báo có tâm và đủ hiểu biết để phân biệt đúng - sai, tốt - xấu, dở - hay (căn cứ quy phạm pháp luật và các giá trị đạo đức, các chuẩn mực xã hội) trong chọn lựa đề tài, góc tiếp cận, trong thái độ khách quan và trách nhiệm xã hội khi phản ánh hiện thực, trong việc nhân danh lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia, dân tộc để khơi nguồn và định hướng dư luận.

Trong thời báo chí hiện đại, tin nóng, tin nhanh, tin độc... không phủ nhận là sự đòi hỏi “sống, chết” của từng tòa soạn. Tuy nhiên, cách xử lý thông tin của mỗi tờ báo sẽ khẳng định đẳng cấp của mình. Cũng chính những người làm báo sẽ tự phân loại mình. Đứng trước nỗi buồn đau, bất hạnh, mất mát của người khác, việc đưa hay không đưa, đưa tin như thế nào là một cách để độc giả nhận ra được nhân cách cùng cái tâm của chính người cầm bút. Mang tới cho độc giả những gì họ cần là nguyên tắc nghề nghiệp mà mỗi người làm báo phải nằm lòng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tác nghiệp bằng mọi giá, giẫm đạp lên những quy chuẩn đạo đức về tình người. Mỗi nhà báo, bên cạnh cái đầu “lạnh” vẫn phải giữ được một trái tim “nóng” để biết chia sẻ, cảm thông, biết dừng lại trước những nỗi đau của nhân vật.

Báo Công luận
 

2. Nghề báo có vinh quang không? Xin trả lời là có. Nghề báo có được xã hội trân trọng không? Cũng xin trả lời là có, với điều kiện: Chúng ta làm báo như thế nào? Nếu không góp phần mang lại một chút tiến bộ nào đấy, dù là nhỏ bé, thì việc chúng ta làm, suy cho cùng cũng chả mang lại một chút ý nghĩa nào. Làm bất cứ nghề nghiệp gì thì điều quan trọng đầu tiên mà người ta cần có, đó là đạo đức nghề nghiệp. Đối với người cầm bút, việc cân nhắc trước sau đối với bất kỳ một thông tin gì là cần thiết; nó thể hiện trách nhiệm với thông tin, là biểu hiện đạo đức của người làm báo. Bởi thông tin đó khi đưa ra, rất có thể sẽ có tác động đến toàn xã hội, nếu thiếu cân nhắc!

Một bậc thầy lão luyện trong nghề từng bảo tôi rằng: “Đẳng cấp của một nhà báo không phải là viết nhiều hay viết ít mà chính ở trách nhiệm với xã hội... Khi một đối tượng nào đó đang đứng bên bờ vực thẳm, nếu mình đưa chân đạp nhẹ thôi thì có thể họ sẽ rơi xuống vực và không còn lối thoát. Điều này dễ dàng đến mức một đứa trẻ con cũng làm được. Nhưng nếu nhìn thấy sự bế tắc của họ mà nhà báo bằng đôi tay bao dung và ngòi bút sắc bén của mình, kéo họ thoát khỏi hố sâu và cứu rỗi được họ thì mới xứng tầm của một nhà báo có tâm…”. “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo”, đi hết những con chữ ấy không dễ. Kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố “trách nhiệm xã hội” và “nghĩa vụ công dân” để thấy nhà báo là người tiên phong nhưng không phải là đứng trên người khác. Báo chí tạo ra cơ hội cho người dân đối thoại với cơ quan quản lý, nhưng nếu tự cho mình quyền lực đối lập với các tổ chức, cá nhân mà mình khai thác thông tin thì chỉ khiến cho mối quan hệ này nảy sinh một “hệ miễn dịch tiêu cực”, tức là định kiến: “Cứ nhà báo là vòi vĩnh, và cách giải quyết duy nhất chỉ là tiền”. Thói quen đó, sự dễ dãi và bao gồm cái ác tiềm ẩn khi cố khai thác những điều như vậy, đang tự mình trở thành những phiến đá lớn chồng chất ngày một đe dọa phủ lấp những giá trị của một nền truyền thông tử tế.

Báo Công luận
 

3. Không có vinh quang và hạnh phúc nào bằng khi chúng ta làm được một việc tốt, có ý nghĩa thông qua các bài báo của mình. Nó quan trọng hơn nhiều các giải thưởng báo chí mà ta gặt hái được. Mang đến niềm tin cho một cuộc đời bất hạnh, tìm được công lý cho một người oan khuất, tạo ra một sự thay đổi có ích trong một lĩnh vực nào đó hay đơn thuần chỉ là gợi nên một cảm xúc thẩm mỹ và nhân văn, giúp con người bớt u ám và thêm một chút lạc quan về cuộc sống... đó là sứ mệnh cao cả nhất của các bài báo. Chính xác, công bằng và khách quan, suy cho cùng, cũng từ lương tâm của người làm báo. Tâm sáng thì được độc giả tin yêu và lòng tin cùng sự hợp tác của bạn đọc sẽ gia cường sức mạnh cho báo chí. Thời nào làm báo cũng khó khăn, giữ được 3 chữ “trung”: trung trinh với sự thật, trung thực với độc giả và trung thành với nghề nghiệp mới là điều đáng quý!

Tôi đã từng nghe rất nhiều đồng nghiệp, trong lúc hoang mang về những điều nọ, kia trong làng báo, mà buột ra hỏi nhau rằng: Nghề báo - ta có yêu nó không? Để rồi lại tự trả lời: Có những lúc yêu quý và tự hào vô cùng, có những lúc thất vọng, chán nản đến tận cùng, vẫn thấy nghề báo là một lựa chọn xứng đáng để dấn thân. Một nghề mà ta vừa cần đam mê, trân trọng, vừa phải tự răn mình rằng nó cũng là một nghề bình thường, không được phép cao quý hơn bất kỳ nghề nghiệp nào khác đồng thời phải thực hiện nó với tất cả sự nghiêm túc và cẩn trọng nhất.    

                Lan Anh

Tin khác

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo