Nghệ sĩ im lặng vì bị “bắt nạt” – khi nào Hội Điện ảnh lên tiếng?

Thứ hai, 09/10/2017 21:17 PM - 0 Trả lời

Những năm gần đây, phim Việt đã có sự chuyển mình nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng. Nếu như màn ảnh rộng liên tục cho ra mắt những bộ phim hay, được quảng bá rầm rộ, thì màn ảnh nhỏ cũng chứng kiến cuộc “đổ bộ” của phim truyền hình. Hàng ngàn tập phim truyện được sản xuất mỗi năm, phủ sóng các kênh từ địa phương đến trung ương.

Đây cũng là cơ hội để các nhà làm phim được phát huy sáng tạo và tài năng, đồng thời nâng cao thu nhập bằng chính chuyên môn của mình. Tuy nhiên, đằng sau nỗ lực không ngừng nghỉ để đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, họ còn phải đối mặt với những câu chuyện hậu trường dở khóc dở cười ít ai biết. Trong đó, nguy cơ bị chậm trễ, thậm chí “ăn chặn” tiền cát sê là một thực tế đã tồn tại âm ỉ lâu nay trong giới làm phim. Không ít trường hợp chất xám bỏ ra, tiền không đòi được, nghệ sĩ thì chẳng biết kêu ai. Trò chuyện với đạo diễn Dũng Nghệ về vấn đề này. 

Từ sự… xuống dốc của truyền hình, phim truyền hình.

+Nhìn tận gốc vấn đề, anh có thể phân tích tại sao gần đây lại xảy nhiều chuyện lùm xùm liên quan đến việc nhà sản xuất chậm thanh toán, thậm chí chiếm dụng catse của người làm phim như vậy?

Hiện tượng này bắt nguồn từ sự xuống dốc của truyền hình nói chung, và phim truyền hình nói riêng ở thị trường miền nam. Doanh thu quảng cáo sụt giảm khiến nhiều nhà sản xuất rơi vào thua lỗ. Đáng chú ý, tình trạng “chây ỳ” thanh toán catse thường rơi vào những Công ty có tiềm lực kinh tế yếu, nên họ tìm mọi cách chiếm dụng sức lao động của anh em nghệ sĩ để lấy vốn xoay vòng.

Báo Công luận
Đạo diễn và diễn viên trong  loạt phim " Hồ sơ lửa"


+ Chuyện thật như đùa vậy mà lại có thể xảy ra. Anh và các anh em nghệ sĩ phản ứng trước sự việc đó như thế nào? 

Anh em nghệ sĩ đương nhiên rất bức xúc, vì điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mọi người. Nhìn chúng tôi có vẻ "hào nhoáng" vậy thôi, chứ phần lớn là rất khó khăn về kinh tế. Làm xong phim, chờ  nhà sản xuất trả được hết tiền có khi mất cả năm. Lấy được tiền chưa kịp trang trải cuộc sống thì chủ nợ họ đã xuất hiện rồi. Nhiều anh em không có show phải vay nóng sống qua ngày. Rồi có những người vì khó khăn suốt ngày phải sống chui, sống lủi, trốn tránh giang hồ nhìn tội lắm ...

Im lặng không đấu tranh… vì rất nhiều điều ngại.
+Thật sự có những góc thật buồn và là nỗi nhức nhối của các nhà làm phim, nỗi khổ “sinh nghề tử nghiệp” của các nghệ sỹ. Chả lẽ, cứ để kệ, các bạn có đấu tranh, để đòi hỏi quyền lợi của mình không? 

Phần lớn đều im lặng vì nhiều lẽ bởi họ tin tưởng vào nhà sản xuất, và khi nhắc đến chuyện tiền bạc đều rất ngại, vì đó là vấn đề hết sức nhạy cảm. Làm căng quá thì mất tình cảm, mất quan hệ. Số khác thì sợ đụng chạm, yếm thế, nên cũng đành im lặng. Rất ít người dám đấu tranh thẳng thắn để đòi hỏi quyền lợi của  mình. Nắm bắt được tâm lý đó nên cũng có khá nhiều nhà sản xuất họ cố tình chây ì và chiếm dụng vốn của người lao động. Ai đòi căng quá, thì mới được trả.

+ Người ngoài nhìn vào hiểu cái khó của những người đam mê nghệ thuật, tạm gác tiền bạc sang một bên. Song cái quyền lợi tối thiểu nhiều khi cũng phải giữ. Các anh có từng nghe tư vấn rằng thì anh em nghệ sĩ phải làm gì, phải có những nguyên tắc gì để bảo vệ được quyền lợi dù tối thiểu nhất có thể của mình không?Anh có muốn khuyên các nghệ sỹ không?

“Ở đâu có áp bức thì ở đó phải có đấu tranh". Với suy nghĩ của tôi, mọi người phải mạnh dạn lên tiếng, dám đối đầu với những nhà sản xuất không có lương tâm. Ai cũng cần phải nắm được luật, để bảo vệ quyền lợi của mình. Quan trọng nữa, anh em nghệ sĩ cũng phải đoàn kết, biết bảo vệ và hỗ trợ lẫn nhau thì mới không có tình trạng lợi dụng và chiếm dụng công sức của nghệ sỹ mới giảm được.

 

Báo Công luận
Đạo diễn Dũng Nghệ (người đứng giữa) bức xúc vì bì "quỵt tiền catse" khi trao đổi với phóng viên.


Các Hội nghề nghiệp hiện nay không đáp ứng được thực tiễn của thời đại.
+ Những chuyện liên quan đến quyền lợi của những người làm điện ảnh và truyền hình, hiện đã có các hội nghề nghiệp như "Hội Điện Ảnh Việt Nam".  Chẳng lẽ tổ chức cũng như rất nhiều phương tiện truyền thông khác không đủ sức để can thiệp mất công bằng đó sao?

Tôi thì thấy vai trò của các hội nghề nghiệp hiện nay không đáp ứng được thực tiễn của thời đại. Những hoạt động của hội nghiêng về khuyến khích, hỗ trợ một phần về mặt chuyên môn thôi. Khi xảy ra sự cố nếu làm đơn thì hội viên  cũng sẽ được hội "lên tiếng dùm" , nhưng tiếng nói đó không đủ sức mạnh về mặt pháp lý cho nên thường không hiệu quả. Hoặc vấn đề cũng không được đeo đuổi một cách triệt để thành ra các chuyện lại dễ dàng trôi qua…

 

Báo Công luận
 Công ty TNHH Sản xuất và thương mại tổng hợp, không có chức năng và nghiệp vụ sản xuất phim truyện, nhưng vẫn ký hợp đồng sản xuất và cung cấp phim cho các kênh truyền hình (SCTV, TodayTV, Bình Dương, Hà Nội 1, Đồng Tháp…). Sau đó, Việt My thuê Hãng Sena Film tổ chức sản xuất phim Hồ sơ lửa (gồm 3 phần: Mật danh D9, Người ba mặt, Tử thi lên tiếng với tổng cộng 128 tập) để cung cấp phim cho các kênh truyền hình này phát sóng

 
 Cần có quy chuẩn nghề nghiệp cho những người làm phim 
+ Điện ảnh Việt, phim truyền hình Việt nhiều năm gần đây có thêm nhiều gương mặt mới, sự góp sức mới, có điều có nhiều những người không chuyên sâu về lĩnh vực này cũng tham gia. Có phải vì thế mà thấy tình trạng nhà nhà làm phim, người người “tay ngang” làm Đạo diễn như vậy?

Nhiều người tham gia quả thực rất tốt cho điện ảnh và truyền hình. Song đây cũng chính là một lỗ hổng rất lớn trong khâu quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất phim. Chủ trương xã hội hoá, đã tạo ra một cơ chế rất thuận lợi cho nền công nghiệp điện ảnh truyền hình. Nhưng lại không có những điều luật riêng mang tính đặc thù. Ở Việt Nam dễ nhất là thấy cứ có tiền, là ai cũng có thể mở hãng phim, và nhảy luôn lên làm Đạo diễn được, không có một quy chuẩn nghề nghiệp nào cả. Theo tôi được biết: Ở nước ngoài, rất khác, bạn có thể tự do làm phim thể nghiệm, phim độc lập mang tính cá nhân. Nhưng nếu muốn trở thành một nhà làm phim chuyên nghiệp, muốn kiếm tiền trong nền công nghiệp này, thì phải có giấy phép hành nghề. Nghĩa là bạn phải đáp ứng được những tiêu chí nhất định do chính "Hiệp Hội Nghề Nghiệp" quy định…

 

+ Vậy nếu hỏi anh, anh có muốn đưa ra kiến nghị gì không? 


Hiện tại có nhiều điều cần nói song chúng ta tập trung vào một việc trước, sau đó lần lượt làm các việc khác. Hiện cần lắm một "Hiệp Hội Nghề Nghiệp" đúng nghĩa - Nơi có đủ uy tín và tư cách pháp nhân, để đưa ra những “luật chơi” đảm bảo cho  anh em có thể cạnh tranh một cách công bằng. Nơi hạn chế tối đa những kẻ tay ngang, phá giá thị trường… Hay nói nặng nề như chúng tôi thường nói chuyện với nhau: “Những kẻ làm vấy bẩn thanh danh của nghề bằng những cuộc mua bán đổi chác tình tiền  hay các thứ phi nghệ thuật… phải bị tẩy chay. Nếu chúng ta làm được việc Rút giấy phép hành nghề… và có một hậu phương vững, nơi có thể cất lên tiếng nói bảo vệ quyền lợi của những người lao động trong cuộc chiến đòi tiền catse với các nhà sản xuất đang ngày một khốc liệt... thì có lẽ  có cơ hội hơn cho những người đam mê với nghề tạo ra nhiều những sản phẩm nghệ thuật có giá trị.

Báo Công luận
 Sản xuất phim là một hành trình gian nan về cả công sức lẫn tiền bạc, nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro. Đó là lý do mà thời gian qua hàng loạt nhà sản xuất phá sản. Sena Film, dù chỉ làm gia công phim cũng không tránh khỏi rủi ro này.


+Sau rất nhiều cái nhìn thẳng và có phần rất không vui vẻ, mất đi sự hào hứng đam mê với nghề nay, anh có bị mất lửa chút nào không? 

Nói thế nào nhỉ? Phim ảnh là tình yêu là cuộc sống của tôi hay rất nhiều người đam mê nghề một cách thực sự. Cuộc sống hay nghệ thuật không có con đường nào dễ và chỉ toàn màu hồng. Chính vì vậy mà tôi không bao giờ để mất lửa đam mê, dù gặp muôn vàn khó khăn, hay nói đúng hơn, tôi luôn muốn giữ cho mình tình yêu và sự đam mê này để có nhiều động lưc đi sâu vào con đường mình chọn. Nhưng thú thật, càng làm nhiều về mặt cảm giác đôi khi tôi càng thấy có gì đó như đổ vỡ, hụt hẫng và cay đắng khi phải gặp và làm việc với những “kẻ bất lương” trong nghệ thuật này.... 

Xin cảm ơn anh !
                                                                                                                                                                                                                                        
                                                                                                                                                                                                                                                            Đắc Nguyên (thực hiện)

 




Tin khác

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

(CLO) Ngày 18/4/2024, Hội nông dân huyện Hoa lư đã tổ chức Hội thi chèo thuyền khéo tại lễ Hội hoa lư năm 2024. Hội thi có sự tham gia của đội thi xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải.

Đời sống văn hóa
Trưng bày chuyên đề 'Kinh đô Hoa Lư - Theo dòng lịch sử'

Trưng bày chuyên đề 'Kinh đô Hoa Lư - Theo dòng lịch sử'

(CLO) Bảo tàng Ninh Bình đã tổ chức trưng bày hình ảnh và hiện vật phục vụ Lễ hội Hoa Lư năm 2024 với chuyên đề "Kinh đô Hoa Lư-Theo dòng lịch sử" trong 3 ngày (17-19/4/2024).

Đời sống văn hóa
Quần thể Danh thắng Tràng An góp mặt trên 'bảo tàng số' Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An góp mặt trên 'bảo tàng số' Google Arts & Culture

(CLO) Triển lãm trực tuyến về Quần thể danh thắng Tràng An trên Google Arts & Culture chính thức ra mắt ngày 18/4, với sự hỗ trợ của Google Arts & Culture và UNESCO World Heritage.

Đời sống văn hóa
Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

(CLO) Cùng với lễ giỗ tổ tại Đất tổ - Đền Hùng Phú Thọ, người dân vùng đất Tây nguyên cũng hướng về và thành kính tổ chức lễ Giỗ tổ tại quần thể di tích Đền Hùng trên núi Phượng Hoàng trấn linh, đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đời sống văn hóa