(CLO) Vụ việc công dân tố cáo ông Vương Đức Lâm Chủ tịch UBND thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước gian dối trong kê khai lý lịch và bằng cấp đã được Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Bình Phước vào cuộc, xác minh và thừa nhận: Ông Lâm có bằng tốt nghiệp cấp 3 giả trong hồ sơ nhưng...không sử dụng nên không vi phạm. Còn về năm sinh, dù ông Lâm khai có tới 3 ngày sinh khác nhau nhưng theo cơ quan chức năng, việc này...không vi phạm. Trong khi đó, người tố cáo tiếp tục đưa ra bằng chứng giấy khai sinh “gốc” mà ông Lâm cung cấp cho cấp ủy cũng là...giấy giả!
[caption id="attachment_98869" align="aligncenter" width="1334"]
Dù có tới 3 ngày sinh khác nhau nhưng các cơ quan chức năng vẫn khẳng định ông Vương Đức Lâm không vi phạm[/caption]
Có bằng cấp 3 giả trong hồ sơ cán bộ nhưng “không rõ ai bỏ vào”?
Theo đơn thư tố cáo, ông Vương Đức Lâm, Chủ tịch UBND thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước không có bằng tốt nghiệp cấp 3 tại Trường THPT Quỳnh Côi (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) nhưng đã dùng bằng giả trong hồ sơ cán bộ, đồng thời kê khai lý lịch sai sự thật trình độ văn hóa 10/10. Trong lý lịch đảng viên của ông Lâm ghi ngày sinh là 20-8-1957 nhưng bằng tốt nghiệp đại học lại đề 20-8-1959 và từ năm 2012 đến nay, lý lịch lại được sửa ngày sinh thành 20-8-1960. Đơn thư cho rằng, kết quả giải quyết của Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Bình Phước chưa khách quan. Cụ thể:
Ngày 31-12-2015, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước đã có thông báo số 09-TB/UBKTTU do ông Phạm Phước Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy ký trả lời đơn của công dân. Theo đó, qua xác minh, đồng chí Lâm đang theo học lớp 10 tại trường cấp 3 Quỳnh Côi do điều kiện gia đình phải nghỉ học. Năm 1989 đồng chí sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 2 đi học Trường Trung cấp kinh tế Bình Dương và năm 1999 dùng bằng tốt nghiệp trung cấp theo học Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh theo đúng qui định. Thông tin tố cáo đồng chí Lâm sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 giả để học đại học là chưa có cơ sở. Về nội dung khai báo lý lịch không trung thực, theo UBKT tỉnh ủy Bình Phước, đồng chí Lâm đã khai năm sinh của mình không thống nhất trong hồ sơ đảng viên và hồ sơ cán bộ (có hai năm sinh 1957 và 1959). Tuy nhiên, việc cải chính năm sinh (20-8-1960) trong hồ sơ đảng viên vào năm 2012 thực hiện đúng trình tự, thủ tục qui định tại Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 5-1-2012 của Ban Bí thư. Từ ngày 12-3-2012, đồng chí Lâm có đơn kèm theo giấy khai sinh bản gốc đề nghị cải chính năm sinh.
[caption id="attachment_98866" align="aligncenter" width="480"]
Bằng tốt nghiệp phổ thông giả của ông Lâm được "ai đó bỏ vào"[/caption]
Ngày 30-6-2015, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình Đào Kim Phượng đã có văn bản số 159/2015/SGDĐT-KTXM xác nhận: “Không thấy tên ông Vương Đức Lâm, sinh ngày 20-8-1959 lưu trong danh sách đỗ tốt nghiệp THPT năm 1977”.
Theo đơn thư trình bày, ông Lâm giải trình với cơ quan chức năng rằng bằng tốt nghiệp trong hồ sơ cán bộ nhưng “không biết do ai bỏ vào”. Lý do này không thuyết phục bởi không thể có chuyện “ai đó bỏ vào”. Bằng tốt nghiệp giả thì đã rõ nhưng ai làm ra, ai sử dụng, công tác quản lý hồ sơ cán bộ như thế nào mà để xảy ra tình trạng đó là một nội dung quan trọng cần được làm rõ nhưng cơ quan Ủy ban kiểm tra đã cố tình bỏ qua. Mặt khác, một tình tiết nữa cần làm rõ là trong lý lịch cán bộ, đảng viên, ông Lâm nhiều lần khai trình độ văn hóa 10/10 thì rõ ràng việc kê khai lý lịch này là gian dối, có liên quan tới việc tồn tại bằng tốt nghiệp cấp 3 giả trong hồ sơ cán bộ.
Nghi ngờ giấy khai sinh giả
[caption id="attachment_98867" align="aligncenter" width="800"]
văn bản số 159/2015/SGDĐT-KTXM xác nhận: “Không thấy tên ông Vương Đức Lâm, sinh ngày 20-8-1959 lưu trong danh sách đỗ tốt nghiệp THPT năm 1977”.[/caption]
Thông báo của Ủỷ ban kiểm tra tỉnh ủy Bình Phước ghi rõ: “Trong hồ sơ đảng viên và hồ sơ cán bộ, đồng chí Lâm khai không thống nhất về năm sinh. Nội dung này đơn tố cáo đúng một phần”. Trong khi đó, tại biên bản cuộc làm việc ngày 19-2-2015 với Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Bình Phước, công dân đã cung cấp thông tin và đề nghị làm rõ việc đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cung cấp thông tin: Giấy khai sinh gốc ông Lâm đề nghị cải chính năm sinh không do Ủy ban Hành chính xã cấp năm 1960 vì thời điểm đó cấp huyện mới có thẩm quyền cấp giấy khai sinh.
Người có đơn tố cáo cho rằng, thông tin này là có cơ sở. Bởi vì, nếu thời điểm năm 1960, Ủy ban hành chính cấp xã không có thẩm quyền cấp giấy khai sinh thì rõ ràng giấy khai sinh “bản gốc” mà ông Lâm gửi cấp ủy Đảng để đề nghị cải chính năm sinh, trên cơ sở đó kéo dài thời gian công tác 3 năm có thể là giấy khai sinh “giả”. Mặt khác, theo đơn phản ánh và tài liệu cho thấy, bằng tốt nghiệp trung cấp, đại học của ông Lâm còn có dấu hiệu bị tẩy xóa năm sinh, nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhận ra, song cơ quan chức năng đã không làm rõ nội dung này cũng như đề nghị làm rõ giấy khai sinh gốc là thật hay giả?
[su_box box_color="#f5f9ca" title_color="#2c2829"] Theo Qui định số 181-QĐ/TW ngày 30-3-2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng thì đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
Điểm c, Điều 10: Thực hiện không đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình về công tác cán bộ; không chấp hành quy định về công tác cán bộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nhận xét, đánh giá cán bộ không có căn cứ, thiếu trung thực, không khách quan.
Điểm đ, Điều 21. Vi phạm về quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp: Kê khai không đúng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.[/su_box]
Công Minh