Nghi vấn tự ý in bức họa nổi tiếng Bồ Đề Đạt Ma trên sách “4 giảng luận về thiền”?

Thứ sáu, 06/04/2018 07:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Gần đây, giới sưu tầm tranh tại TP.HCM bàn tán râm ran câu chuyện bức tranh Bồ Đề Đạt Ma khá nổi tiếng của một họa sĩ thiền bị nhà xuất bản tự ý lấy in trên tác phẩm sách “4 giảng luận về thiền” nhưng chưa hề xin ý kiến tác giả?

 

Báo Công luận

Nghi vấn tự ý in bức họa nổi tiếng Bồ đề đạt ma trên sách “4 giảng luận về thiền” .

Cụ thể, sách “4 giảng luận về thiền” do Công ty CP Văn hóa Văn Lang liên kết cùng Nhà Xuất bản Hồng Đức xuất bản vào tháng 3 năm 2017, phần dịch do dịch giả Tiến Thành thực hiện. Theo đó, trên sách này có in hình bức họa Bồ Đề Đạt Ma với thần sắc rất độc đáo. Theo như giới sưu tầm tranh, đây là bức họa khá nổi tiếng của họa sĩ Phượng Hồng – người chuyên vẽ tranh về Phật giáo và Thiền ở Việt Nam.

Tuy nhiên sẽ chẳng có gì để lùm xùm, bàn tán nếu không có chuyện đồn đoán về thông tin Nhà xuất bản đã tự ý lấy tác phẩm Bồ Đề Đạt Ma nổi tiếng của họa sỹ Phượng Hồng để in lên sách của mình, trong khi Phượng Hồng không hề hay biết gì về việc này?

Để tìm hiểu về sự thật của câu chuyện có hay không việc nhà xuất bản tự ý lấy ảnh để minh họa trên tác phẩm sách của mình mà tác giả bức tranh không hề hay biết, chiều ngày 5/4 phóng viên (PV) đã trực tiếp liên hệ các bên liên quan để tìm hiểu sự việc.

Liên lạc với phía Nhà Xuất bản Hồng Đức qua điện thoại để trao đổi về nội dung có thông tin nghi vấn Nhà xuất bản tự ý lấy bức họa Bồ Đề Đạt Ma được cho là của họa sĩ Phượng Hồng để in trên sách “4 giảng luận về thiền”.

 Trả lời vấn đề này, bà Mai bộ phận kế toán, đại diện Nhà Xuất bản Hồng Đức, nơi đã xuất bản cuốn sách “4 Giảng luận về thiền” cho biết: “về cuốn sách này trên hồ sơ giấy tờ của nhà xuất bản thì đã có cam kết bản quyền từ bên Công ty CP Văn hóa Văn Lang rồi. Còn nếu bên nào sai thì bên đó phải chịu trách nhiệm”.

Tuy nhiên ngay sau cuộc trao đổi qua điện thoại với Nhà Xuất bản Hồng Đức, phóng viên cũng đã nhận cuộc gọi từ Công ty CP Văn Hóa Văn Lang. Theo đó, bà Kiều Lan đại diện Phòng xuất bản của Công ty CP Văn Hóa Văn Lang trần tình với PV: “thực tế bức hình Bồ Đề Đạt Ma in trên sách “4 giảng luận về thiền” là do mấy em bộ phận thiết kế khi tìm hình trên mạng đã không để ý về phần nguồn nên cứ lấy về làm chứ không phải cố ý vi phạm nên anh thông cảm, bên em cũng nhận lỗi về phần này”. 

Khẳng định thêm với PV, bà Lan nói “vì không biết tác giả bức tranh đó là ai, chứ nếu biết là đã làm công tác liên lạc với họa sĩ để xin phép rồi chứ không có cố tình vi phạm bản quyền của tác giả đâu”.

Nói về hướng xử lý nếu thực sự bức tranh Bồ Đề Đạt Ma in trên sách “4 giảng luận về thiền” là của họa sĩ Phượng Hồng, bà Lan chia sẽ: “những gì thuộc về vấn đề bản quyền thì bên công ty sẽ thực thi để trả phí tác quyền, bởi đây là chuyện các đơn vị đều làm như vậy”.  

Sau khi tìm hiểu, nắm bắt nội dung sơ bộ về sự việc trên cho thấy, dường như câu chuyện mà giới sưu tầm tranh bàn tán, đồn đoán về việc Nhà xuất bản tự ý lấy bức họa nổi tiếng Bồ Đề Đạt Ma của một họa sĩ tên tuổi để in trên sách “4 giảng luận về thiền” mà chưa hề xin ý kiến tác giả là câu chuyện có thật. 

Nhưng phần còn lại, câu hỏi đặt ra đó là liệu rằng bức họa Bồ Đề Đạt Ma in trên sách có phải thực sự là của họa sĩ Phượng Hồng- đúng như lời bàn tán của giới sưu tầm tranh?

Đi tìm câu trả lời, thông qua các mối quan hệ, được biết họa sĩ Phượng Hồng mới từ thành phố biển Nha Trang vào Sài Gòn, ngay lập tức PV đã liên lạc và trực tiếp trao đổi với họa sĩ Phượng Hồng về nội dung trên.

Tuy nhiên trao đổi về vấn đề này, họa sĩ Phượng Hồng dường như không bất ngờ mà ngược lại ông nói: “mình đã biết tin này từ năm trước rồi, có nghe mấy người bạn cũng là họa sĩ có nói về bức tranh Đạt Ma của mình được in trên sách 4 giảng luận về thiền gì đó. Sau này tôi cũng có dịp trực tiếp thấy cuốn sách này rồi. Đúng là bức Bồ Đề Đạt Ma in trên sách “4 giảng luận về thiền” là của mình rồi. Nhưng mà như thế này, thôi người ta phổ biến được thì nó cũng tốt thôi bởi nó mang tính chất tôn giáo cho nên cũng chẳng vấn đề gì. Lâu nay tranh của mình cứ bị người ta lấy in lịch, in sách đồ tùm lum không à, kể cả trước đó cũng có cuốn sách “thiền luận” của Suzuki cũng lấy bức Bồ Đề Đạt Ma này in lên sách đó chứ”.

Báo Công luận

Họa sĩ Phượng Hồng chia sẻ, lâu nay tranh của mình cứ bị người ta lấy in lịch, in sách, đồ. Ảnh: CK.

Thông tin thêm về bức Bồ Đề Đạt Ma, họa sĩ Phượng Hồng chia sẻ, “tranh này đã được tham gia triển lãm rất nhiều nơi trong nước về đề tài Phật giáo, đặc biệt tại Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Thái Lan năm 2004, bức Bồ Đề Đạt Ma này cùng nhiều bức tranh khác của mình đã góp phần tham gia triển lãm giới thiệu tranh phật giáo đến đông đảo giới phật tử nhiều nước trên thế giới tới dự”.

Nói về bức họa, họa sĩ Phượng Hồng cho biết ông đặt tên cho nó là “Bích Quán”, có nghĩa là sự quán chiếu viên mãn tròn đầy của bậc viên thông chức đắc cảnh giới thiền định của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma. Được biết, trước đây bức họa còn có tên khác là “Trừng Tâm” nhưng sau này Phượng Hồng quyết định đổi tên là “Bích Quán” để cho phù hợp hơn với ý nghĩa thực tại của bức tranh.

Báo Công luận

Họa sĩ Phượng Hồng cùng Thi sĩ Trụ Vũ (ảnh trái) bên bức tranh Bồ Đề Đạt Ma đã được in trên sách “4 giảng luận về thiền”. 


Như vậy sau cuộc trao đổi trên, người viết đã xác định đích thực bức Bồ Đề Đạt Ma in trên sách “4 giảng luận về thiền” là của họa sĩ Phượng Hồng và câu chuyện nhà xuất bản tự ý lấy bức họa trên để in trên tác phẩm sách “4 giảng luận về thiền” nhưng chưa hề xin ý kiến tác giả là hoàn toàn có thật và được xác nhận từ các bên liên quan!

Từ câu chuyện này thiết nghĩ, việc lên mạng tìm và lấy ảnh về để phục vụ cho các mục đích khác nhau trong đó có việc minh họa cho tác phẩm xuất bản nhằm mục đích thương mại thực sự là một thói quen xấu. Đặc biệt nó không chỉ dừng lại như cách giải thích đó chỉ là sự cố chứ không cố ý, mà thực sự đây còn là câu chuyện vi phạm luật!

Chưa biết kết quả của sự việc trên sẽ diễn biến theo chiều hướng nào, nhưng với thông tin có được cho thấy, việc quá dễ dãi trong khâu kiểm duyệt bản quyền mỗi khi xuất bản tác phẩm nào đó sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. 

Liên quan đến sự việc trên, liên lạc với PV trong chiều tối cùng ngày, họa sĩ Phượng Hồng cho biết phía đơn vị công ty CP Văn hóa Văn Lang đã có người gọi điện cho ông và có trao đổi về sự cố trên, theo đó vị đại diện này hứa hẹn sẽ có cuộc gặp ông vào ngày hôm sau để trao đổi cụ thể về chuyện bản quyền bức tranh Bồ Đề Đạt Ma đã được in trên sách “4 giảng luận về thiền”.

 

Chính Kỳ

Tin khác

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

(CLO) Ngày 18/4/2024, Hội nông dân huyện Hoa lư đã tổ chức Hội thi chèo thuyền khéo tại lễ Hội hoa lư năm 2024. Hội thi có sự tham gia của đội thi xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải.

Đời sống văn hóa
Trưng bày chuyên đề 'Kinh đô Hoa Lư - Theo dòng lịch sử'

Trưng bày chuyên đề 'Kinh đô Hoa Lư - Theo dòng lịch sử'

(CLO) Bảo tàng Ninh Bình đã tổ chức trưng bày hình ảnh và hiện vật phục vụ Lễ hội Hoa Lư năm 2024 với chuyên đề "Kinh đô Hoa Lư-Theo dòng lịch sử" trong 3 ngày (17-19/4/2024).

Đời sống văn hóa
Quần thể Danh thắng Tràng An góp mặt trên 'bảo tàng số' Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An góp mặt trên 'bảo tàng số' Google Arts & Culture

(CLO) Triển lãm trực tuyến về Quần thể danh thắng Tràng An trên Google Arts & Culture chính thức ra mắt ngày 18/4, với sự hỗ trợ của Google Arts & Culture và UNESCO World Heritage.

Đời sống văn hóa
Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

(CLO) Cùng với lễ giỗ tổ tại Đất tổ - Đền Hùng Phú Thọ, người dân vùng đất Tây nguyên cũng hướng về và thành kính tổ chức lễ Giỗ tổ tại quần thể di tích Đền Hùng trên núi Phượng Hoàng trấn linh, đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đời sống văn hóa