Ngôn ngữ lập trình Pascal trong giáo trình giảng dạy khối THPT nên bỏ ?

Thứ sáu, 10/05/2019 15:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngôn ngữ lập trình Pascal đã được thế giới khai tử từ lâu nhưng đến nay Việt Nam vẫn đưa vào giáo trình giảng dạy khối THPT. Theo đó, nhiều phụ huynh, học sinh lẫn giáo viên đều rất băn khoăn về việc lựa chọn này.

509cb9e6c2c13GT ngon ngu lap trinh Pascal

Phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ ngành công nghệ thông tin Phạm Thị Ngân, Tổ trưởng Tổ bộ môn, Bộ môn Toán – Tin học, Học viện Cảnh sát nhân dân xung quanh vấn đề trên.

Là một giảng viên có thâm niên về giảng dạy tin học, tiến sĩ có đánh giá như thế nào về tính hữu ích và hạn chế của bộ môn ngôn ngữ lập trình pascal đang được giảng dạy tại các trường THPT?

Ngôn ngữ lập trình (NNLT) Pascal đã và đang được giảng dạy tại các trường THPT trong nhiều năm qua. Việc sử dụng NNLT Pascal đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trong chương trình Tin học bậc THPT như cung cấp kiến thức cơ bản về thuật toán, cấu trúc dữ liệu, vận dụng kiến thức để giải được một số bài toán đơn giản trên máy tính bằng lập trình.

Qua đó, không thể phủ nhận những ưu điểm của bộ môn này đối với ngành tin học. Pascal là ngôn ngữ phổ biến, được đưa vào lĩnh vực giảng dạy và học thuật bởi những điểm sau: Pascal là ngôn ngữ định kiểu dữ liệu mạnh mẽ (strong typed language). Nó có thể giúp con người kiểm tra lỗi một cách rộng rãi. Cung cấp một số loại dữ liệu như mảng (array), bản ghi (record), file và tập hợp (set). Cung cấp một loạt cấu trúc lập trình. Ngoài ra còn hỗ trợ lập trình cấu trúc thông qua các chức năng và thủ tục. Hỗ trợ lập trình hướng đối tượng (OOP - object oriented programming)…

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, thì cũng không thể kể đến những nhược điểm nhất định mà bộ môn ngôn ngữ lập trình Pascal này đang gặp phải. Đó là bản thân bộ môn ngôn ngữ lập trình Pascal thiếu sự linh hoạt; Có một số từ khóa dư thừa hoặc không có nhiều tác dụng; Khai báo biến phải đặt ở đầu chương trình (trong khi đó, nhiều ngôn ngữ khác hỗ trợ khai báo ở bất kỳ chỗ nào trong chương trình); Không phân biệt ký tự hoa - thường nên khó đặt tên biến (khi trường hợp phải dùng 2 biến cho hai vị trí khác nhau nhưng lại sử dụng chung một tên); Hệ thống thư viện hàm được thiết kế còn khá ít; Kiểu liệt kê còn chưa ổn, kiểu bản ghi cũng đã lỗi thời - vì bây giờ toàn dùng Database, hệ thống hàm làm việc với hệ thống tập tin cũng kém hiệu quả… Theo đó, Pascal yêu cầu khá phức tạp về hệ thống lệnh; Không dùng Non-print Character, Regular Expression. Do vậy, khó ứng dụng viết chương trình hiệu quả cao.

Bên cạnh đó còn chưa kể về môi trường như Pascal không thống nhất về Compiler và cũng có khá ít IDE (Chỉ có Free Pascal, Borland Pascal, Dev-Pas, V-pas… thường thấy là trên nền console không hiệu quả); Không chạy đa nền tảng, chỉ chạy trên nền Console của DOS hay UNIX.

Theo đó ngôn ngữ lập trình Pascal bị hầu hết các nước trên Thế giới “khai tử” và thay thế bằng một số ngôn ngữ lập trình khác cũng là điều dễ hiểu. Bởi bản thân Pascal đã có khá nhiều chức năng đã lỗi thời, không linh hoạt đáp ứng được những ứng dụng.  

Tại sao trước kia Pascal được ca ngợi như một “ngôn ngữ vỡ lòng” cho chương trình học đại cương tin học mà đến nay nhiều nước trên Thế giới lại dễ dàng bỏ qua bộ môn này.Ý kiến của tiến sỹ về vấn đề này?

Pascal là một ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc thuộc dạng mệnh lệnh do Niklaus Wirth phát triển vào những năm 1970 dựa trên cơ sở của ALGOL cho mục đích giáo dục. Ngôn ngữ lập trình Pascal dễ học, Pascal tạo ra các chương trình rõ ràng, hiệu quả và đáng tin cậy, đồng thời có thể biên dịch ngôn ngữ Pascal trên một loạt các nền tảng máy tính khác nhau... Do những ưu điểm của mình, Pascal đáp ứng được những yêu cầu cơ bản cho những người mới bắt đầu học lập trình, làm quen với các kiểu cấu trúc dữ liệu đơn giản, sử dụng các cấu trúc lập trình cơ bản như rẽ nhánh, lặp, khối lệnh... (quy mô nhỏ, ứng dụng cơ bản, cấu hình máy tính thấp...)

Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều nước trên Thế giới, Ngôn ngữ lập trình Pascal đang được thay thế bởi một số ngôn ngữ lập trình khác trong chương trình giảng dạy tin học đại cương. Có thể lý giải bởi một số nguyên nhân sau:

Hiện nay, nhiều Ngôn ngữ lập trình khác (ra đời sau Pascal) có thể được lựa chọn để giảng dạy mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản cho người mới bắt đầu lập trình như C/C++, Python, Scratch… Những ngôn ngữ này khắc phục được các nhược điểm của Pascal, cùng với sự phát triển về cấu hình phần cứng của máy tính, các NNLT mới cho phép người lập trình có thể mở rộng và phát triển hơn nữa về khả năng tư duy lập trình và xây dựng các ứng dụng nâng cao hơn, quy mô lớn hơn.

Có thể nói đây cũng là xu hướng tất yếu của thời đại hội nhập với sự bùng nổ thông tin, việc tìm kiếm tài liệu, thông tin trở nên dễ dàng và hỗ trợ đắc lực cho việc tự nghiên cứu, tìm tòi và phát triển tư duy lập trình của người học. Xu hướng trực quan hóa, thiên về ứng dụng đồ họa (đây lại là điểm yếu của Pascal) khiến cho việc sử dụng Pascal không còn phù hợp nữa và việc thay thế Pascal là việc trước sau gì cũng diễn ra.

Theo tiến sỹ bộ môn này còn giúp ích gì về phát triển tư duy cho học sinh?

Có thể thấy Pascal vẫn có những ưu điểm nhất định và vẫn có thể cung cấp kiến thức cơ bản giúp cho những người học lập trình cơ bản. Tuy nhiên, mức độ vận dụng cũng như phát triển mở rộng còn hạn chế. Do vậy, việc có phát triển tư duy cho học sinh cũng ở mức nhất định. Pascal sẽ giúp học sinh nhận biết tính hệ thống, lập trình trong tin học một cách dễ dàng nhưng việc vận dụng và phát triển mở rộng lập trình đó thì rất khó.

Vậy theo tiến sỹ môn học này trong giáo trình THPT tại Việt Nam có cần thiết ?

Theo quan điểm của riêng cá nhân tôi, tôi thấy việc giảng dạy chương trình tin học đại cương ở bậc THPT nên cân nhắc việc lựa chọn một ngôn ngữ lập trình mới thay cho Pascal để giúp bồi dưỡng và phát triển tư duy lập trình cũng như tư duy ứng dụng cho học sinh, sinh viên hiện nay

Đồng thời, ngành giáo dục Việt Nam nên có kế hoạch để bắt kịp những xu thế hiện đại trên Thế giới, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam có cơ hội và điều kiện học hỏi, nắm bắt những tiến bộ khoa học của nhân loại để đưa đất nước phát triển.

Trân trọng cảm ơn bà !

Lương Minh

Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục