(CLO) “Nếu đi một ngày đàng học một sàng khôn thì không biết suốt những năm qua tôi đã tích lũy cho mình bao nhiêu sàng, chỉ biết rằng tôi bây giờ đã chín chắn, trưởng thành hơn từ những chuyến công tác như vậy"- nhà báo Ánh Nguyệt, Phòng Dân tộc, Đài Phát thanh – Truyền hình Cao Bằng, chia sẻ.
Biết ngôn ngữ để chiếm được niềm tin của nhân vật
Gặp và trò chuyện với Ánh Nguyệt thấy chị tự tin, năng động, xông xáo, nhiệt huyết, không ai nghĩ rằng trước đây chị là một người nhút nhát, tự ti, khép kín. Sau khi trở thành cô sinh viên trường báo, chị dần thay đổi mà chính chị cũng không ngờ tới. Chị nói nhiều hơn, cởi mở hơn, giao tiếp nhiều hơn với những người xa lạ. Chị có cái nhìn đa chiều hơn với mọi sự việc, cảm thông hơn với những câu chuyện mình tìm hiểu được. Khi tác nghiệp, chị quên mất mình đang đứng giữa hội trường rộng lớn, chỉ còn sự say sưa cho đến khi công việc hoàn thành. "Dù biết công việc của một nữ phóng viên đã vô cùng vất vả, lại còn là phóng viên vùng cao, thế nhưng nếu lựa chọn lại, tôi vẫn sẽ chọn nghề báo" - Ánh Nguyệt hào hứng bắt đầu câu chuyện nghề nghiệp.
Quê hương Ánh Nguyệt là một vùng đất giàu truyền thống và đậm đà bản sắc dân tộc và chị đã luôn ý thức được việc chọn mảng văn hóa để khai thác. Tìm hiểu và viết về những nghi lễ của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô…Mỗi chuyến đi đều đem lại cho chị cảm giác hào hứng và mong chờ. Chị ấn tượng với những câu hát then của đồng bào Tày Nùng, ngạc nhiên với quy mô của lễ cấp sắc 12 đèn của đồng bào Dao, ấn tượng với văn hóa và sự đoàn kết của cộng đồng người Mông và đặc biệt thích thú những nét văn hóa còn nguyên sơ, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của các nghi lễ người Lô Lô lưu giữ…Mỗi trải nghiệm về văn hóa các dân tộc chị lại tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu, hay ho. Chị bảo, cuộc sống của chị như một bức tranh mà mỗi ngày, mỗi chuyến đi đều là mỗi mảng màu vô cùng rực rỡ.
Là phóng viên tác nghiệp vùng cao, Ánh Nguyệt phải hòa mình vào với đồng bào, đem sự nhiệt thành, thân thiện đến với bà con. Một điều khá quan trọng nữa đó là ngôn ngữ, bởi một số vùng người dân không nói được tiếng Việt, muốn giao tiếp được phải có cán bộ địa phương đi theo làm phiên dịch. Chị đã từng chứng kiến sự tiếp đón hoàn toàn khác hẳn nhau khi đến bản làng người Mông ở xã Đức Xuân, huyện Hòa An. Lần đầu tiên chị đến cùng đồng nghiệp người Tày, nhóm phải nhờ cán bộ xã dẫn đường và trao đổi. Người dân đã tiếp nhóm bằng thái độ hờ hững, thậm chí không mời vào nhà uống nước, xin phép ghi hình họ từ chối, chuyến đi của nhóm coi như thất bại. Lần thứ 2 quay trở lại vùng đất đó cùng với một đồng nghiệp người dân tộc Mông, lần này mọi thứ hoàn toàn khác.
Ánh Nguyệt chia sẻ: "Không biết đồng nghiệp của tôi đã nói những gì bằng tiếng Mông, thế nhưng thái độ của những người dân mới chỉ cách đó vài tháng còn tỏ ra nghi ngờ chị thì nay khác hẳn 360 độ. Thế mới thấy cùng tiếng nói quan trọng đến thế nào, chỉ cần cùng ngôn ngữ thôi họ đã thân quen như đón bà con xa trở về. Chuyến đi đó chúng tôi không chỉ hoàn thành công việc, mà một bác cao tuổi còn cao hứng đem khèn và sáo Mông ra hát say sưa. Cho dù nghe không hiểu gì nhưng chị cũng cảm nhận được sự gần gũi và cởi mở của những con người nơi đây".
Đi để ý thức hơn về công việc của mình
Dù là vùng đất đậm đà bản sắc, nhưng quê hương chị – mảnh đất biên cương phên dậu của Tổ quốc còn rất nhiều khó khăn, đời sống đồng bào vùng cao còn nhiều thiếu thốn. Chị nhớ như in chuyến ghi hình của một học sinh tiểu học tại huyện Bảo Lâm – huyện xa xôi nhất của tỉnh, để đến nhà em phải trèo đèo, vượt suối, đi qua 2 vạt núi cao, đường đi vô cùng hiểm trở với đá tai mèo nhọt hoắt, có những đoạn phải bò 4 chân tay để đi. Sau khi vượt lưng chừng đỉnh núi thứ nhất, các nhà tài trợ bỏ cuộc, dừng nghỉ lưng chừng núi.
Chị và cả ekip thống nhất lại và tiếp tục hành trình đến gia đình em dù lúc đó ai cũng thấm mệt và nghĩ đoạn đường phía trước còn một đỉnh núi phải vượt qua mà ái ngại. Lúc đó chị cũng không biết động lực từ đâu, chỉ động viên cả nhóm cố gắng, bởi các em học sinh vùng cao ngày ngày đi trên con đường này để đến trường được, chẳng lẽ chúng ta lại không một lần đến được gia đình các em hay sao? Sau những chuyến leo núi như vậy, hoàn thành chuyến đi cũng là lúc mọi người rã rời, chân tay đau nhức đến tận 3 hôm sau leo cầu thang bắp chân vẫn nhức nhối.
Nhưng những chuyến leo núi luôn làm chị thấy hứng thú, vì càng những chỗ khó đến nơi thì người dân nơi đó lại càng nhiệt tình và mến khách. Khi chị đến, dù là người xa lạ nhưng đồng bào sẵn sàng thịt con gà mái duy nhất trong chuồng để tiếp đón, sẵn sàng dành những miếng thịt treo gác bếp ngon nhất dành Tết để tiếp đón nhóm phóng viên, dù có từ chối cùng không được. Nói như vậy để thấy rằng, người vùng cao luôn chân thật và mến khách. Suốt 8 năm gắn bó với nghề, chị không thể nào kể hết những chuyến leo núi của mình, có lẽ chị là một trong số không nhiều phóng viên trẻ tác nghiệp ở những địa bàn vùng núi như vậy. Chị leo núi cho tới giờ không còn cảm giác đau nhức bắp chân nữa bởi đôi chân đã quen với sự rèn luyện.
Chuyến leo núi ấn tượng nhất với chị là cùng nhóm thực hiện chương trình và các cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Lũng Nặm, huyện Hà Quảng đến thăm tổ công tác Kép Thất. Nơi đây không có điện, không có nước, không có sóng điện thoại, chỉ có những người lính biên phòng. Trên quãng hành trình nhóm phóng viên đi, những người lính phải tranh thủ gùi những can nước được hứng ở mỏ nước trong rừng mang theo để sinh hoạt. Nhóm leo chừng 5km, rừng núi càng rậm rạp hơn, có biển báo bằng bê tông với hàng chữ khu vực biên giới. Trên con đường mòn xuyên qua núi, vừa đi vừa phát cây để tìm lối đi, các cán bộ chiến sĩ biên phòng trêu đùa để nhóm quên đi mệt mỏi bằng những câu chuyện về “tắm gió”, săn thú rừng…
Đi bộ xuyên rừng chừng 10km, tổ công tác biên phòng là một lán nhỏ dựng bằng cây rừng, phủ bạt và phủ lá cây hiện ra trước mặt. Phía xa xa gần đỉnh núi là cột mốc đánh dấu chủ quyền biên cương. Lắng nghe câu chuyện cười của các đồng chí biên phòng mà cả đoàn ứa nước mắt vì thương.
Đúng là vì nhiệm vụ, vì từng tấc đất quê hương mà các chiến sĩ phải thay phiên nhau ra giữa rừng, nơi thiếu thốn mọi thứ để hằng ngày bám trụ. Nơi đây, những gốc ngô, khóm gừng bộ đội biên phòng trồng trên núi cao thăm thẳm này chính là những “cột mốc” nơi rừng xanh. Từ giây phút đó, Ánh Nguyệt cảm nhận sâu sắc và sự thiêng liêng của hai tiếng “Chủ quyền”, khâm phục hơn những đóng góp thầm lặng của những người lính biên phòng nơi phên dậu Tổ quốc, và thêm ý thức được trách nhiệm trên vai người làm báo của vùng cao Cao Bằng.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.