Báo chí góp phần định hướng thông tin, vấn đề được thảo luận, chia sẻ trên mạng xã hội

Thứ bảy, 19/01/2019 07:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đang được đưa ra lấy ý kiến. Để Bộ quy tắc sớm đưa vào thực tiễn và được thực hiện có hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong xã hội thì báo chí và truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Mạng xã hội ngày một phát triển kèm theo đó là những tác động ngày càng to lớn đối với xã hội, trong đó có báo chí. Nhưng, mạng xã hội không phải là nguồn thông tin chính thống, nó có tính hai mặt, chưa có gì bảo đảm cho tính chính xác của nó dẫn đến việc môi trường mạng đã trở thành một không gian truyền bá những thông tin xấu độc, cùng với đó những tin tức giả, những phát ngôn gây thù ghét đang trở nên tràn lan, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, nền tảng văn hóa và đạo đức dân tộc, gây chia rẽ, thù hằn dân tộc, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT), tại Việt Nam, Bộ TTTT đã cấp giấy phép hoạt động cho 436 mạng xã hội, như:Facebook, Youtube,FB Mesenger, Zalo,Google+,Mocha… Đây cũng là những mạng có số lượng người sử dụng đông nhất.

Trong đó, theo báo cáo năm 2018 của We are Social, Facebook hiện có khoảng 55 triệu thành viên, chiếm 57% dân số. Việt Nam xếp thứ 7/10 quốc gia có số người sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của mạng xã hội đồng thời nâng cao ý thức, các giá trị, chuẩn mực đạo đức của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường Internet lành mạnh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hỗ trợ công tác quản lý nhà nước đối với mạng xã hội. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được xây dựng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về xây dựng bộ quy tắc ứng xử nói chung, bộ quy tắc ứng xử trên tuyền thông nói riêng, không phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp và nhà sử dụng trong và ngoài nước.

Bộ quy tắc đưa ra bốn quy tắc chung bao gồm: Tôn trọng, Trách nhiệm, Lành mạnh và An toàn. Ngoài các quy tắc chung này, còn có các quy tắc riêng đối với các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ phải tuân thủ theo các mức độ: nên hoặc không nên, phải hoặc không được.

Hiện nay Bộ quy tắc đang được đưa ra lấy ý kiến. Để Bộ quy tắc sớm được đưa vào thực tiễn và  thực hiện một cách có hiệu quả để tạo sự đồng thuận trong xã hội thì báo chí và truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Giáo dục và định hướng tư tưởng chính trị vững vàng cho quần chúng nhân dân

Với 849 cơ quan báo chí, tạp chí in, trong đó có 86 báo Trung ương, 99 báo địa phương, 664 tạp chí và 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, năm đơn vị hoạt động truyền hình với tổng số kênh phát thanh, truyền hình trong nước được cấp phép là 281 kênh; 195 cơ quan báo chí điện tử đã được cấp phép, trong đó có 171 cơ quan báo chí, đài, tạp chí thực hiện loại hình báo chí điện tử; 178 giấy phép được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp cho các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình để khai thác thế mạnh của loại hình thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin trong tình hình mới, nhất là khi thông tin trên mạng xã hội ngày càng có ảnh hưởng đến xã hội.

Báo Công luận

Phóng viên báo chí tác nghiệp tại Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam (Ảnh: Internet) 

Báo chí là công cụ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội và diễn đàn nhân dân… do đó, những sự việc được đăng tải trên các cơ quan báo chí đã trở thành công cụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính quyền các cấp cũng như các ban , bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tư Trung ương đến địa phương; đồng thời khắc phục những yếu kém và sai phạm, đưa kinh tế đất nước phát triển, giúp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương thông qua báo chí. Hơn nữa báo chí là diễn đàn để nhân dân nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình, là kênh đối ngoại giữa nhân dân và chính quyền, góp phần tháo gỡ khó khăn, tồn tại đưa chính sách vào cuộc sống, đáp ứng quyền lợi chính đáng của nhân dân, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và của tập thể.

Báo Công luận

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo- Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ  trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định vai trò của báo chí trong buổi lấy ý kiến xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Trong bối cảnh công nghệ 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ, sự phát triển mạng xã hội và các dịch vụ cung cấp đã và đang tạo ra nhiều kênh thông tin trái chiều trong đó có không ít các luận điệu của các thế lực thù địch xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước gây mất ổn định chính trị, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Chính bởi thế, việc đấu tranh về tư tưởng; phản bác các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch trên mạng xã hội trở thành một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt và càng phát huy vai trò không thể thiếu của các cơ quan báo chí và truyền thông. Thực hiện vai trò của mình các cơ quan báo chí và truyền thông đã đi đầu trong việc phát đi thông tin thể hiện quan điểm chính thức của Đảng, Nhà nước, tuyên bố phản bác các thông tin trên mạng xã hội về vụ việc; đồng thời xây dựng tuyến tin, bài, phóng sự liên tục phản ánh đầy đủ, toàn diện về nội dung, bản chất của vụ việc một cách khách quan với những thông tin từ nhiều phía. Báo chí có trách nhiệm chọn lọc những thông tin đúng đắn, công bố rộng rãi tới công chúng, tới nhân dân nhằm ngăn chặn những tin tức suy diễn sai lệch lan tràn rộng rãi trên mạng xã hội, định hướng tư tưởng đúng đắn và bản lĩnh chính trị vững vàng cho nhân dân.

Nơi tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa” thông tin trên mạng xã hội.

Đó là khi những thông tin trên mạng xã hội được nhà báo tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng rồi đăng tải trên báo chí sẽ làm cho thông tin đó, vấn đề đó được “chính thống hóa” và đương nhiên nó sẽ có được mức độ tin cậy cao hơn. Những người đưa thông tin lên mạng phải nhận thức và thấy rõ: Trung thực là đạo đức, hành vi đúng đắn là thước đo nhân cách của chủ thể hành vi trong cộng đồng, và chỉ có như vậy họ mới tồn tại lành mạnh, bền vững trong xã hội. Đối với những thông tin trên mạng, báo chí cần kịp thời biểu dương, cổ vũ những thông tin đúng; phê phán, lên án những thông tin sai và giải tỏa bằng những thông tin chính xác của mình.

Trong quá trình tương tác qua lại với mạng xã hội, báo chí còn thực hiện việc định hướng, điều chỉnh thông tin trên mạng xã hội. Thông tin từ mạng xã hội lại mang tính cá nhân, chưa được kiểm chứng và nhìn chung là được lan truyền theo kiểu “một đồn mười, mười đồn trăm”. Chỉ khi báo chí tiếp nhận, xử lý, kiểm chứng và tổ chức lại thông tin thì thông tin từ mạng xã hội mới trở nên đáng tin cậy. Và như vậy, công chúng một mặt tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội như một nguồn nhanh nhạy, đa chiều, thoải mái trong tiếp nhận thì cũng đồng thời dựa vào báo chí để kiểm chứng độ chính xác của thông tin. Kiểm chứng, điều chỉnh thông tin trên mạng xã hội một cách thường xuyên, báo chí tác động vào dư luận xã hội, hình thành dư luận xã hội đúng đắn, kịp thời.

bao chi

Báo chí có một vai trò vô vùng quan trọng là kiểm chứng và điều chỉnh thông tin (Ảnh: Internet) 

Nếu các nhà báo, các cơ quan báo chí nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vụ việc, vấn đề đang được xã hội quan tâm, giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề, sự thật vụ việc thì chắc chắn nó sẽ được các thành viên mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận, từ đó sẽ tạo ra được làn sóng thông tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội. Vì thế, báo chí góp phần định hướng thông tin, vấn đề được thảo luận, chia sẻ trên mạng xã hội.

Thông qua báo chí, công tác truyền thông, phổ biến Bộ quy tắc được quan tâm, tăng cường. Báo chí và cơ quan truyền thông phải bài bản, dài hơi bằng nhiều kênh, tránh khô cứng và phải gắn với những tình huống sinh động trong thực tiễn.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (Trưởng khoa PTTH Học viện báo chí và TT) thì trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về ứng xử trên mạng xã hội lấy đội ngũ làm công tác báo chí và truyền thông là đối tượng trọng tâm, có ý nghĩa then chốt. Bởi lực lượng này là những người có nghiệp vụ truyền thông, lại thường xuyên sử dụng mạng xã hội trong công việc, giao tiếp hàng ngày nên nếu báo chí truyền thông ứng xử đúng, có văn hóa thì sẽ là “cánh chim báo bão” lan tỏa hành động rất nhanh, ngược lại sẽ tác động rất xấu đến dư luận.

Giám sát xã hội- phương pháp thúc đẩy hiệu quả của Bộ Quy tắc

Thực tế cho thấy, xã hội càng phát triển, dân trí ngày càng cao thì dân chủ được mở rộng  và do đó sẽ hạn chế lạm dụng quyền lực thông qua cơ chế giám sát xã hội. Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện đúng mục đích và hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể, theo chương trình kế hoạch đã đặt ra.

Báo chí truyền thông thể hiện sự giám sát đối với việc thực thi Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và sử dụng mạng xã hội” bằng cách phát hiện và cảnh báo kịp thời những nguy cơ, những khó khăn phức tạp khi Bộ quy tắc được đưa vào thực hành.

Báo Công luận

Đã diễn ra sự việc nhà cung cấp mạng xã hội vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam (Ảnh: Internet) 

Sự giám sát này trước hết nhằm vào các cơ quan, tổ chức quyền lực của Nhà nước, các cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy công quyền, trong hệ thống kinh tế. Nó vừa phát hiện, vừa răn đe, ngăn chặn những biểu hiện sai trái trên mạng xã hội, vừa ngăn chặn cho chúng mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong xã hội. Những người làm báo cần phải hiểu rõ chức năng quan trọng này của báo chí để vận dụng một cách hợp lý, hiệu quả trong việc tham gia thúc đẩy hiệu quả của Bộ quy tắc ứng xử qua hoạt động báo chí của mình.

Trong tọa đàm góp ý kiến xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho người sử dụng và nhà cung cấp mạng xã hội, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo đã nhận định "Mặt trái của mạng xã hội luôn tồn tại, không thể loại bỏ được mà chỉ có thể hạn chế nhờ vào thái độ ứng xử của những người sử dụng và các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội" và không có chế tài xử lý mà là chuẩn mực xã hội, mang tính chất khuyến cáo không phải do cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Do đó cơ quan báo chí truyền thông với số lượng lớn như hiện nay sẽ tuyên truyền, phổ biến để Bộ quy tắc sớm được hoàn thiện và đi vào từng ngõ ngách nhận thức của nhà cung cấp và người sử dụng.Với vai trò quan trọng của mình và số lượng thông tin về mạng xã hội đồ sộ và phong phú nên các cơ quan báo chí và truyền thông nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của nhân dân, góp phần đẩy mạnh việc thực thi có hiệu quả Bộ Quy tắc..

Nguyệt Hồ

Tin khác

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo
Tạo môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động

Tạo môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động

(CLO) Chiều 17/4, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động”. Hội thảo đóng góp nhiều ý kiến, trong đó có việc đổi mới trong xây dựng văn hóa, tinh thần cho người lao động, từ đó tránh xa tín dụng đen và tệ nạn xã hội.

Nghề báo