Nhà báo đang bị tổn thương!

Thứ năm, 14/06/2018 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Không có một bảng xếp hạng về thu nhập nào xướng tên nhà báo, nhưng trong Top nghề nguy hiểm, nghề áp lực, nghề báo thậm chí được xếp cạnh nghề trích nọc độc rắn, thợ mỏ, thợ điện cao thế… Việc nhà báo bị hành hung, bị đe dọa giờ đây đã chẳng còn là chuyện gì quá lạ lẫm. Nhưng điều đáng nói là khi bị hành hung, bị đe dọa, các nhà báo đau về thể xác một phần nhưng nỗi đau lớn nhất là bị tổn thương vì cảm thấy mình không được bảo vệ đúng nghĩa…

Ít ai chưa từng bị đe dọa, khủng bố tinh thần…

Nam Trung Bộ vốn là địa bàn của lâm tặc, cát tặc lộng hành, là một trong những địa bàn đầy rẫy “nguy cơ” đối với người làm báo.

Ở Ninh Thuận – Bình Thuận, nhà báo Phương Nam (Báo Pháp Luật TP.HCM) đã gắn bó gần như cả đời làm báo. Phương Nam được đồng nghiệp đánh giá là một cây bút lão luyện, một cộng sự tin cậy, chí tình. Đặc biệt, anh vốn xuất thân là công an. Nhà báo Phương Nam cũng là “nòng cốt” của báo chí phía Nam trong việc phanh phui vụ phá rừng Tánh Linh (suốt hai năm 1995-1997); phanh phui băng nhóm giang hồ của anh em, cha con nhà Hai Chi - Nguyễn Thanh Gương ở Hàm Tân, Bình Thuận vụ “Đồi Hoa Mai”, đưa một băng nhóm tội phạm thuộc hàng lớn nhất Nam Trung Bộ ở thời điểm 2005…

Gần đây nhất, năm 2012, khi đang dắt xe ra khỏi một quán ăn ở TP. Phan Thiết, nhà báo Phương Nam đã bị hai thanh niên đi xe máy lao đến dùng súng điện bắn thẳng vào đầu anh khiến anh ngã xuống đường, hai thanh niên nói trên lao vào đánh Phương Nam bất tỉnh. Trước đó, anh vừa viết loạt bài về nạn bảo kê các vũ trường tại TP. Phan Thiết.

Sự hung bạo, liều lĩnh của các đối tượng sai phạm không chỉ dừng lại ở đó.

Theo Trung Kiên, phóng viên Báo điện tử Dân trí, khi làm các tin bài về pháp luật, bạn đọc, điều tra, đối tượng bị phanh phui, phê phán sai phạm khi xin bỏ qua không được thì quay qua đe dọa. Trung Kiên từng bị gọi điện, nhắn tin khủng bố, thậm chí có đối tượng xã hội theo tìm về tới tận nhà…

Một phóng viên pháp luật - điều tra tại TP.HCM (xin được không nêu tên) còn trải qua liên hoàn những vụ khủng bố, tấn công. “Có nhiều đêm, chúng gọi điện, bật ghi âm một bộ phim có một bà già nói giọng miền Bắc đang van xin, la hét, rồi giọng phụ nữ trẻ, giọng trẻ con khóc thét… khiến mình bật dậy, gọi điện cho gia đình, vợ con, lúc vợ mình chỉ mới sinh con vài tháng. Có lần, chúng đi theo giả giật đồ, đạp xe khiến mình té ngã, phải nhập viện…”, anh kể.

Hay gần đây nhất, Lê Phong của Báo Người lao động sau hàng loạt bài phóng sự điều tra đã bị tông xe một cách đáng ngờ; Đàm Đệ của Vietnamnet bị một phụ nữ "săn tìm” sau khi đăng tải nhiều câu chuyện hậu trường liên quan tới chị này - người vừa ra khỏi phòng tạm giam của cơ quan công an…

Báo Công luận
Cần hành lang pháp lý vững mạnh để bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp. 

Tự thân vận động?

Các cơ quan chức năng thống kê, 5 năm trở lại đây có 50 vụ đe dọa, hành hung nhà báo. Và đáng buồn là rất nhiều vụ việc không được đưa ra ánh sáng và dần đi vào im lặng.

Đơn cử như vụ việc phóng viên Thành Luân (Báo Người Cao tuổi) phải ngược xuôi TP.HCM – Đà Nẵng để tố cáo một chủ doanh nghiệp mỹ phẩm tại Đà Nẵng. Thành Luân khi điều tra về vụ sản xuất kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu sai phép, đã bị chủ doanh nghiệp lên mạng bôi nhọ, vu khống. Đã sang năm thứ 2, hồ sơ vụ án của phóng viên Luân vẫn “nằm im” tại cơ quan công an.

Nhiều phóng viên, nhà báo không thể trông chờ nhiều vào các cơ quan thực thi pháp luật, đã phải linh hoạt trong cách bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.

“Trong những lần đi làm bị đe dọa, khủng bố, vây ráp, thường thì Kiên tự xử lý được. Chẳng hạn khi viết về cướp đêm, Kiên sẽ nhờ một “đại ca” đã ở ẩn đi cùng hỗ trợ…”, Trung Kiên của Dân trí nói. 

Cũng theo Kiên, trước khi làm bài pháp luật, điều tra, phóng viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn tin, lường trước các tình huống… để có thể xử lý mọi sự cố hợp lý, đúng pháp luật: Trong tình huống xấu nhất, mình có thoát được không?; Khi bị tội phạm vây ráp, phải nói gì, phải làm gì để có đường lui, bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng?... “Tất cả các đề tài pháp luật, điều tra, phóng viên cần phải báo cáo cơ quan. Kể cả khi tác nghiệp, tình huống thay đổi đột xuất, cũng phải cố nhắn tin, gọi cho lãnh đạo… báo cáo”, Kiên nói thêm.

Hữu Danh, một cây viết pháp luật, điều tra kinh qua nhiều tờ báo (Lao động, Dân Việt, Nông thôn mới), chuyện bị đe dọa, khủng bố xảy ra như “cơm bữa”. Anh cũng từng xử lý sự cố trên theo kiểu được xem là quá liều lĩnh: “Có lần bị nhắn tin, gọi điện đe dọa, mình đã lần theo và tìm tới tận nhà đối tượng để chia sẻ về sự đúng đắn của việc mình đang làm…”

Từ những trường hợp trên, có thể thấy dù các vệt bài pháp luật – điều tra luôn là một trong những “trọng pháo” của báo chí, tạo nên sức hấp dẫn cho tờ báo. Tuy vậy, nhà báo điều tra vẫn rất chênh vênh, thậm chí cô độc.

Còn nhớ, năm 2002, trong vụ án Năm Cam, VKSND TP.HCM trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án mạng Metropolis, VKS thành phố lại yêu cầu “xem xét trách nhiệm hình sự” với nhà báo Hữu Phú (Báo Thanh Niên), ở đây là dấu hiệu của tội danh “không tố giác tội phạm”. 

Cụ thể, trong quá trình điều tra, nhà báo Hữu Phú đã tiếp xúc với vợ chồng A Lý, một đang là bị can của vụ án, một đang bỏ trốn bị truy nã và về đăng tải trên báo. Rất may, cơ quan CSĐT sau đó đã hoan nghênh nhà báo Hữu Phú có tinh thần dũng cảm, phóng sự điều tra của anh là một cách tố giác tội phạm…

Chuyện nhà báo Hữu Phú suýt phải chịu án hình sự, hay những trăn trở về tội danh của Hoàng Khương năm 2012 (tham gia đưa hối lộ, đăng bài phản ánh trên Báo Tuổi trẻ), chuyện nhiều vụ việc nhà báo bị khủng bố, đe dọa, hành hung nhưng chưa được xử lý rốt ráo… đã khiến nhiều người nhớ về câu nói của nhà báo Nguyễn Đình Xê (Báo Người Lao Động): Khi bị hành hung, các nhà báo đau về thể xác một phần nhưng nỗi đau lớn nhất là bị tổn thương vì cảm thấy mình không được bảo vệ đúng nghĩa…

Kiên Giang

Tin khác

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

(CLO) Ngày 23/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu 'Hành trình chinh phục bầu trời'

Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu "Hành trình chinh phục bầu trời"

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Hành trình chinh phục bầu trời”. Chương trình nhằm chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày truyền thống của Đoàn Bay 919 thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (1/5/1959 - 1/5/2024).

Nghề báo