Nhà báo Lâm Hồng Long và tâm nguyện trước khi mất...

Thứ năm, 12/07/2018 15:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bà Phạm Thị Tính (sinh năm 1940, phu nhân của Nhà báo Lâm Hồng Long) run run đưa tờ đơn, kèm toàn bộ hồ sơ liên quan, rồi rướn người hỏi nhỏ: Kỳ này được không chú?

Tôi nhìn tờ giấy A4 có in đậm dòng chữ 'Đơn Khẩn Cấp" với nội dung xin hợp thức hóa căn nhà số 43Bis An Bình, phường 6, quận 5 mà vợ chồng con cái bà Phạm Thị Tính sinh sống suốt hơn 40 năm nay. Ngoài đơn, bà còn kèm theo công văn số 5327/SXD-QLN&CS ký ngày 10/5/2018 của sở Xây dựng với phần kết luận "Sở Xây dựng đề nghị Bà tiếp tục chờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện, tiêu chí xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước để áp dụng thống nhất, đồng bộ trong việc xác định cơ chế giá bán nhà”.

Báo Công luận
 Bà Phạm Thị Tính chia sẻ với tác giả 

Nhìn ánh mắt vừa hi vọng vừa tuyệt vọng của bà, quả thực tôi không biết phải trả lời như thế nào để bà an tâm. Theo những gì bà tường trình trong đơn, con đường chờ đợi được hợp thức hóa căn nhà thừa kế (cho tặng từ người thân) của mình vẫn còn mỏi mòn, diệu vợi. Và thực tế, chồng Bà - ông Lâm Hồng Long - nhà báo duy nhất được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên đã phải bỏ cuộc giữa chừng vì chứng ung thư phổi từ năm 1997. Sau khi chồng mất, bà Tính, công nhân nhà máy dệt 8/3, chỉ còn lương hưu. Mỗi sáng, bà rảo một vòng các bệnh viện gần nhà đi lượm ve chai, tối đổ ra vỉa hè trước nhà phân loại, chất vào kho để dành… bán. Bây giờ, bà đang ở tuổi xưa nay hiếm, nghề đi bộ lượm rác không còn làm được nữa, việc đi đứng phải ngồi xe lăn và vẫn mỏi mòn chờ đợi...   

Nguồn gốc căn nhà nêu trên được bà Tính liệt kê cẩn thận: Năm 1971, ông Quách Thọ Tư xây dựng. Năm 1976, ông Tư chết, ông Quách Năm (con trai) và vợ là Lâm Nhơn Mỹ (con dâu), đứng khai di sản thừa kế. Ngày 20/5/1976, vợ chồng ông Quách Năm - Lâm Nhơn Mỹ làm giấy tay cho ông Lâm Hồng Long (cháu ruột của bà Lâm Nhơn Mỹ) sở hữu lầu một (diện tích 4mx22m), được UBND phường xác nhận đã kê khai và đăng ký nhà ngày 29/12/1977. Ngày 1/11/1978, bà Lâm Nhơn Mỹ tiếp tục làm giấy cho toàn bộ căn nhà trên cho vợ chồng ông Lâm Hồng Long. Năm 1980, ông Lâm Hồng Long lần lượt gửi đơn lên UBND phường 13, phòng nhà đất, Quận ủy quận 5, Sở nhà đất và phòng quản lý công trình công cộng TPHCM và xin hợp thức hóa căn nhà số 43 bis nêu trên. 

Năm 1997, ông Lâm Hồng Long qua đời, di chúc lại cho vợ và 3 con căn nhà này. Năm 1999, bà Tính lập tờ kê khai nhà đất ra UBND phường 13 theo quy định. Năm 2000, phòng quản lý đô thị quận 5 căn cứ điều 7, quyết định 38/2000/QĐ-UBĐT ngày 16/6/2000 từ chối cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Năm 2002, bà Tính tiếp tục làm đơn xin hợp thức căn nhà của mình, kèm xác nhận không có tranh chấp của UBND phường… Năm 2010, sở Xây dựng dựng đề xuất bán nhà trên theo 2 cơ chế giá: một nửa theo giá thị trường, một nửa theo Nghị định 61. Không có tiền mua theo giá thị trường, bà lại làm đơn và lại chờ…

Báo Công luận
 Bác Hồ bắt nhịp Bài ca kết đoàn là một trong những bức ảnh của nhà báo Lâm Hồng Long được nhiều cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước sử dụng nhiều nhất. (Hình do gia đình cung cấp)  

Năm 1965, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyên gia, giúp Thông tấn Xã Lào xây dựng cơ quan nhiếp ảnh, ông Lâm Hồng Long trở về nước và được giao nhiệm vụ phóng viên ảnh ban Thời sự - Chính trị - Ngoại giao (Thông tấn xã Việt Nam) chuyên chụp ảnh Bác Hồ và lãnh đạo đảng và nhà nước trong công tác đối nội và ngoại giao. Nhiều bức ảnh báo chí của ông trở thành tài liệu quý giá như “Bác Hồ bắt nhịp Bài ca kết đoàn”, “Máy bay B52 cháy trên bầu trời Hà Nội”, “Bác Hồ gặp dũng sĩ thiếu nhi miền Nam”, “Bác Hồ với phóng viên báo chí..” Thời khắc lịch sử gần nhất, được nhà báo - Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long ghi lại, được TTXVN phát đi, in trên nhiều báo trong nước và quốc tế đoạt nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế, trở thành biểu tượng cho sự nhân hậu và lòng kiên cường của người mẹ việt Nam chính là bức ảnh “Mẹ con ngày gặp mặt”, “bắt đúng” khoảnh khắc xúc động người tử tù Lê Văn Thức (1941) gặp lại mẹ - bà Trần Thị Bính (sinh năm 1910) tại căn cứ Rạch Dừa (Vũng Tàu), khi chuyến tàu đầu tiên chở 36 tử tù từ trại giam Côn Đảo quay về đất liền ngày 6/5/1975.

Báo Công luận
Nhà báo Lâm Hồng Long - trong phòng làm việc của bác Hồ

Với quá trình hoạt động báo chí từ năm 1955 đến ngày nhắm mắt (1997), nhà báo Lâm Hồng Long được nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất (1986), được nhà nước công nhận là đối tượng người có công với cách mạng (2/1996), là nhà báo duy nhất được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh ngay đợt 1 (9/1996), nhưng cho đến bây giờ, điều mà ông mong mỏi nhất khi còn sống vẫn chưa thực hiện được.

Cả cuộc đời nhà báo Lâm Hồng Long đeo đuổi sự nghiệp báo chí cách mạng, có nhiều đóng góp được nhà nước ghi nhận. Vì vậy, tâm nguyện của ông và gia đình rất mong được các cấp các ngành quan tâm, giải quyết.  

Nguyễn Thiện

Tin khác

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

(CLO) Từ 25/3/2019, Đồng Nai sẽ đồng loạt tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên mức cao so với năm 2018, trong đó nhiều khu vực có hệ số giá đất được điều chỉnh tăng hơn gấp đôi.

Địa phương
Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

(CLO) Ngày 26/3, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 18 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng quý I-2019; đồng thời bầu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.

Địa phương
Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

(CLO) Ngày 26/3, UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về sự việc tại chùa Ba Vàng.

Địa phương
Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

(CLO) Cơ quan công an TP. Huế đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng lên mạng xã hội Facebook viết status không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ gây ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Cảnh sát Giao thông.

Địa phương
Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

(CLO) Một cá thể rùa biển quý hiếm có trọng lượng khoảng 60 kg vừa được thả về môi trường tự nhiên tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Địa phương