Nhà báo muốn bảo vệ mình - trước hết phải có cái Tâm trong sáng

Thứ sáu, 03/04/2015 08:17 AM - 0 Trả lời

Nhà báo muốn bảo vệ mình - trước hết phải có cái Tâm trong sáng

(NB&CL) Để vững vàng trong cuộc hành trình nghiệp báo vinh quang đầy chông gai và hiểm nguy đòi hỏi mỗi nhà báo chúng ta trước hết phải có đạo đức nghề nghiệp, cái tâm trong sáng để tự bảo vệ mình. Đó là góc nhìn của nhà báo Trần Duy Ngoãn- Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An- khi bàn về vấn đề đạo đức báo chí cũng như bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp.
 
 
Báo Công luận 
Ông Trần Duy Ngoãn-Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An 
 
Lương tâm của mỗi nhà báo là quan trọng hàng đầu
 
Trước hết, chúng ta cần phải nhận thức một cách sâu sắc rằng: trong xã hội làm nghề gì cũng phải có đạo đức, cũng phải có lương tâm. Đối với nghề báo cao quý của chúng ta, vấn đề đạo đức, lương tâm của mỗi nhà báo là quan trọng hàng đầu. Một nhà báo có đạo đức, có cái tâm sẽ đứng vững trước mọi biến cố của thời cuộc, trước sự cám dỗ của tiền tài và danh vọng. Vì vậy, đạo đức của người làm báo chính là phần nền móng của ngôi nhà chung trong làng báo cách mạng chúng ta. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, dĩ nhiên giới báo chí chúng ta cần rất nhiều đến sự năng động, nhạy bén linh hoạt trong việc tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin. Và trong bối cảnh thông tin mới đang đòi hỏi nhà báo phải không ngừng học tập để nâng cao kiến thức văn hoá, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, mài sắc ý chí và bản lĩnh nghề nghiệp. Song xét cho cùng, tất cả những vấn đề trên đều trở nên vô nghĩa, nếu người làm báo thiếu một cái tâm trong sáng, Những yêu cầu nói trên giống như một thứ chất liệu giúp cho ngôi nhà của làng báo chúng ta được nâng lên về chiều cao và độ bền của kết cấu. Tuy nhiên sẽ thật sự nguy hiểm, nếu phần móng đạo đức của người làm báo không được đề cao một cách sát thực, biện chứng.
 
Quá trình hoạt động thực tiễn với nghề báo, chúng ta đã và đang đề cập trên nhiều góc cạnh khác nhau, những điều mà các đồng nghiệp học tập trao đổi với nhau để tìm phương châm hành động biết “tự bảo vệ mình trong tác nghiệp” như thế nào cho có hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực tế trong tác nghiệp báo chí, thật là khó hiểu và không thể chấp nhận được, khi hiện nay vẫn có những người tuy không phải là nhiều họ chọn nghề báo, chỉ vì: làm báo thì sẽ không ai dám “đụng” đến mình, còn mình thì có quyền “đụng” vào mọi người, mọi việc. Đây là một kiểu suy nghĩ, kiểu nhìn phiến diện, lệch lạc, mơ hồ cần loại bỏ. Nhưng qua đó, ít nhiều cũng đã cho thấy đâu đó vẫn còn những người đến với nghề báo, lựa chọn nghề báo không phải vì mục đích trong sáng, mà với suy nghĩ, động cơ thực dụng và rất nguy hiểm. 
 
Nhà báo phải biết tôn trọng luật pháp, độc giả và tôn trọng chính mình… 
 
Trên thực tế, bên cạnh những nhà báo trung thực, chân chính, tâm huyết, trăn trở với nghề, tác phẩm của họ được để đời, được công chúng yêu mến, thì vẫn còn lác đác một số ít nhà báo thường dùng mác, dùng tấm thẻ nhà báo như một thứ “quyền lực” để hăm doạ, ép người này, người kia. Có những cá nhân, đơn vị phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, phải hứng chịu hậu quả do sự cố tình làm sai lệch của nhà báo… thử hỏi, khi lợi ích của một tập thể hoặc người khác đã bị xâm hại một cách ngang trái qua ngòi bút của nhà báo thì tính mệnh họ có tự bảo vệ được mình không? Điều này cho thấy càng cần, rất cần cái tâm trong sáng của nhà báo. Đặc biệt, trong sự nghiệp đổi mới báo chí vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” để tồn tại và phát triển báo chí chúng ta cũng phải tự chỉnh đốn mình. Từng cơ quan báo chí cần xây dựng đội ngũ nhà báo có tính chuyên nghiệp cao, phẩm chất tốt. Mỗi nhà báo, hội viên thường ngày tác nghiệp phải lấy 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo để rọi vào xem mình đã làm được những điều nào, chưa làm tốt điều nào. Nội bộ cơ quan báo phải đấu tranh kiên quyết loại bỏ những người mang danh nhà báo mà tiêu cực, nhũng nhiễu DN, cơ quan, đơn vị, kèn cựa với đồng nghiệp… Phải xây dựng cho mình một cái tâm trong sáng, để vượt qua những cám dỗ tầm thường. Phải biết tôn trọng luật pháp, tôn trọng độc giả, tôn trọng đồng nghiệp và tôn trọng chính mình. Không thể sử dụng ngòi bút như một thứ công cụ để thoả mãn những nhu cầu thấp hèn của cá nhân. Mà cách rèn luyện đạo đức bản thân tốt nhất của nhà báo là không làm những gì phi đạo đức, phi lương tâm. Tôn trọng sự thật, vì nhà báo phản ánh sự thật là thước đo tay nghề phẩm chất, đạo đức, lương tâm của mỗi nhà báo, có như thế mới làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. 
 
NGỌC LÀNH (Ghi)
 
CHÚNG TÔI TỰ GIỚI THIỆU
HỘI NHÀ BÁO TỈNH QUẢNG NINH 
 
Trụ sở:Cột 3, P. Hồng Hải, TP. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 033-3821.941 / Fax: 033- 3834.196
Hội viên: Gần 300 người
Phương châm hoạt động: Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh hướng tới nâng cao toàn diện                                                         chất lượng và hiệu quả hoạt động trong thời kỳ mới
 
DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ BÁO
TỈNH QỦANG NINH
Nhiệm kỳ VI (2009- 2014)
 
1. Nhà báo Trần Mạnh Hùng- Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam- Chủ tịch Hội, Giám đốc- Tổng Biên tập Đài PT- TH Quảng Ninh
2. Nhà báo Ngô Tiến Cảnh- Phó Chủ tịch (Đã mất)
3. Nhà báo Nguyễn Việt Thành- Phó Chủ tịch Thường trực
4. Nhà báo Nguyễn Tiến Mạnh- Phó Chủ tịch, Tổng Biên tập Báo Quảng Ninh
5. Nhà báo Nguyễn Văn Thành- Uỷ viên, Chánh Văn phòng UBND TP. Uông Bí
6. Nhà báo Bùi Mai Anh- Uỷ viên, Thư ký Chi hội Đài PT- TH Quảng Ninh
7. Nhà báo Hoàng Chí Dũng- Uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Quảng Ninh
8. Nhà báo Lên Ngọc Hân- Uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Quảng Ninh
9. Nhà báo Đỗ Trọng Phao- Uỷ viên
10. Nhà báo Phạm Ngọc Thành- Uỷ viên, Tổng Biên tập Báo Hạ Long
11. Nhà báo Ngô Mai Phong- Uỷ viên- Trưởng Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại Quảng Ninh.
 

Tin khác

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

(CLO) Ngày 27/3, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng, phương pháp, tư duy dựng sản phẩm Longform bằng Canva và Sway cho các học viên là biên tập, phóng viên của các cơ quan báo chí trên địa bàn.

Công tác hội
Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ; 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La, ngày 23/3, Báo Sơn La tổ chức giải thể thao Phan Xi Păng Báo Đảng các tỉnh khu vực Trung du - Miền núi phía Tây Bắc lần thứ XVI, năm 2024.

Công tác hội
Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, Diễn đàn Báo chí Toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận, mổ xẻ và đưa ra giải pháp về các vấn đề bức thiết nhất của báo chí Việt Nam.

Công tác hội
Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

(NB&CL) Hội Báo Toàn quốc 2024 - một trong những sự kiện quy mô của giới báo chí trong năm 2024 - đã thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người làm báo và công chúng báo chí cả nước, là điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại của Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Công tác hội
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

(CLO) Theo nhà báo Dương Danh Hữu: “Chính quyền địa phương cần có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú. Thông tin cần được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm”.

Công tác hội