Nhanh hơn, quyết liệt hơn trong “thời điểm vàng”

Thứ sáu, 08/05/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khi người đứng đầu Chính phủ suốt hơn một tháng qua liên tục nhấn mạnh: “Hành động nhanh, hành động ngay để đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau đại dịch”, không bỏ lỡ “thời điểm vàng” thì đâu đó, vẫn hiện hữu sự chần chừ, do dự, thậm chí vô cảm, thờ ơ xem đó là chuyện “chẳng có gì để vội”.

1.Nhưng thực sự, đến thời điểm này, không phải “chẳng có gì để vội” mà là “rất nhiều thứ cần phải vội”, “rất vội” nếu nhìn vào diễn biến đời sống kinh tế - xã hội trong nước và thế giới những ngày này. “Thận trọng là rất tốt, nhưng nếu thận trọng quá chúng ta sẽ bỏ lỡ mất cơ hội” - câu nói ấy “áp” vào thời điểm này, thực sự chuẩn xác.

Không còn là chống chọi, gắng gượng duy trì nữa, đã xuất hiện quốc gia đầu tiên trên thế giới “sụp đổ” bởi Covid-19. Quốc gia ấy là Argentina. Ngày 4/5 vừa qua, đất nước châu Mỹ La tinh đã phải tuyên bố với thế giới rằng họ đã không thể  trả nợ, rằng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với nền kinh tế và xã hội, họ đã quyết định hoãn trả khoản nợ công tổng trị giá 10 tỷ USD năm 2021.

Thủ tướng yêu cầu chung sức đồng lòng trên mặt trận sản xuất kinh doanh và phòng ngừa dịch bệnh.

Thủ tướng yêu cầu chung sức đồng lòng trên mặt trận sản xuất kinh doanh và phòng ngừa dịch bệnh.

Điều đáng quan ngại là Argentina chỉ là quốc gia đầu tiên chứ không phải là quốc gia duy nhất. Nghiên cứu của công ty chứng khoán Soochow Securities, cho thấy  sau Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil có nguy cơ cao nhất, tiếp theo là Italy và Hy Lạp trong khu vực đồng euro.

Đó là những nước “có nguy cơ vỡ nợ” cao nhất, còn “nguy cơ suy thoái” thì dường như đang không chừa một quốc gia nào. Báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được đưa ra ngày 14/4 khẳng định nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3,0% vào năm 2020 và đây sẽ là mức suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930.

Tại Việt Nam, Covid-19 cũng đã là cú tát cực mạnh làm chao đảo, suy sụp hầu hết các ngành nghề. Trong 4 tháng đầu năm nay, những lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2019 là: Kinh doanh bất động sản; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Hoạt động dịch vụ khác; Dịch vụ việc làm; du lịch; Giáo dục và đào và Vận tải kho bãi. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, có 41.755 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 5,6% so với cùng kỳ 2019). Trung bình mỗi tháng có 10.438 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Như một hệ lụy nhãn tiền, kết quả Điều tra lao động việc làm quý I/2020 cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 75.4% dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động. Tính đến giữa tháng 4 năm 2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thậm chí, các dự báo cũng cho thấy, khi dịch Covid-19 còn chưa chấm dứt thì tình thế khó khăn vẫn có thể sẽ còn tiếp diễn và nếu không nhanh chóng có những giải pháp thực sự cấp bách, quyết liệt thì không ai có thể đoán định sự tồi tệ ấy sẽ còn đi đến đâu.

2. Điều rất lạ lùng là bất chấp việc những con số thực sự rất đáng quan ngại ấy liên tục được truyền tải trên các phương tiện truyền thông, bất chấp việc nhiều tháng qua cả hệ thống chính trị luôn trong trạng thái “rất nóng” trước những hệ lụy ngày càng dầy lên bởi Covid-19, thì nhiều người lại mặc nhiên cho rằng đó chẳng qua là sự “nói vống, nói quá”, rằng tình hình chưa đến mức “sôi sùng sục” đến vậy, rằng quan trọng nhất là phải an toàn, phải tập trung toàn lực chống dịch, chờ hết dịch thì làm gì mới có thể làm được.

Thậm chí, nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều ngày 5/5 vừa qua, “đâu đó vẫn còn tình trạng vô cảm thờ ơ với công việc, với bức xúc của người dân. Sự trì trệ vẫn còn, sợ trách nhiệm vẫn còn”.

William Arthur Ward từng nói “Cơ hội giống như bình minh. Nếu bạn chờ quá lâu, bạn sẽ bỏ lỡ nó”. Việc phục hồi kinh tế cũng là một cơ hội và theo các chuyên gia, chính thời điểm này, chứ không phải là khi dịch chính thức qua đi, mới là “thời điểm vàng” để chúng ta tiến hành vực dậy, phục hồi nền kinh tế. Thậm chí, “thời điểm vàng” ở đây không chỉ có ý nghĩa là “cơ hội”, mà còn là “yêu cầu cấp thiết” của nền kinh tế.

Bỏ lỡ cơ hội này, kinh tế Việt Nam sẽ càng khó khăn hơn để phục hồi sau Covid-19. Càng do dự, càng chậm trễ, năm nay tăng trưởng quá thấp, sẽ ảnh hưởng cho cả giai đoạn phát triển sau này, khủng hoảng sẽ ngày càng rõ nét, an sinh, ổn định xã hội sẽ ngày càng bị đe dọa nặng nề hơn và khi đó, “bệnh nặng sẽ càng khó chữa”.

Thời điểm vàng vực dậy nền kinh tế.

Thời điểm vàng vực dậy nền kinh tế.

Thế nên, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2020 ngày 5/5, phải tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, đồng thời thực hiện nới lỏng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các đô thị lớn, các khu du lịch…

Khó khăn gấp đôi thì phải cố gắng gấp ba, Thủ tướng yêu cầu chung sức đồng lòng trên mặt trận sản xuất kinh doanh và phòng ngừa dịch bệnh. Quyết tâm vượt khó khăn trên mặt trận kinh tế xã hội, trọng tâm là phục hồi ngay sản xuất kinh doanh, làm sao tăng trưởng đạt được mục tiêu cần thiết, không thể và không được để tăng trưởng quá thấp. Tiến tới, khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thúc đẩy nền kinh tế bật dậy, phát triển mạnh sau dịch.

3. Tất nhiên, từ mục tiêu đến hiện thực bao giờ cũng là khoảng cách. Nhưng như Dale Carnegie từng nói: “Người tiến xa nhất thường là người sẵn sàng hành động và chấp nhận thách thức”, để dịch chuyển Việt Nam ra xa nhóm nguy cơ suy thoái bởi dịch Covid-19, phải “hành động ngay, hành động nhanh, hành động quyết liệt” và tuyệt đối “không bỏ lỡ thời điểm vàng”.

Cũng tất nhiên, hành động như thế nào trong “điều kiện bình thường mới” khi vẫn còn có dịch, “sống chung với virus Corona”, vừa duy trì kinh tế, vừa phòng chống dịch và trong bối cảnh suy thoái chung ở tầm toàn cầu là bài toán không dễ giải. Có an toàn mới sản xuất kinh doanh được và đảo ngược, sản xuất kinh doanh có an toàn mới đảm bảo cuộc sống tiếp tục “ở mức bình thường mới” tiến tới bình thường dần trở lại nhịp vốn có. Vì lẽ đó, trước mắt, tăng tốc phát triển kinh tế ở lĩnh vực có hệ số an toàn cao, trên cơ sở phương án phòng dịch, nhất là phản công, dập dịch nhanh nếu phát hiện.

Về bài toán “làm thế nào để chớp thời cơ vàng”, nhiều chuyên gia cho rằng kịch bản phục hồi kinh tế cần tính toán đến lộ trình mở các ngành khác nhau vào thời điểm phù hợp. GS TS Tô Trung Thành cho rằng Chính phủ nên lựa chọn đúng khu vực để tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho hồi phục kinh tế. Cụ thể, đó nên là khu vực tư nhân bởi, khu vực tư nhân gồm phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị cá thể, hộ kinh doanh gia đình...  vừa đóng góp lớn nhất đến GDP (40%) trong khi đó quy mô lại rất nhỏ, linh hoạt hơn để thích ứng với những cú sốc, thêm vào đó lại ít tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp thuộc khu vực FDI nên giảm thiểu được sự lệ thuộc vào tình hình dịch bệnh, kinh tế chung toàn cầu.

Lĩnh vực ngành nghề nào cần ưu tiên phục hồi trong thời điểm này cũng là vấn đề đáng bàn. Thủ tướng nêu rõ 5 mũi đột phá để tăng trưởng, phát triển, vượt qua khó khăn giai đoạn này, đó là thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa. Đồng tình với điều này, theo nhiều chuyên gia, những ngành chủ yếu dựa vào cầu trong nước, tham gia không sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như nông nghiệp, xây dựng, bán buôn bán lẻ, thông tin truyền thông... nên được mở cửa trước và tạo các điều kiện về cơ chế, tài chính, môi trường thể chế để giúp hồi phục nhanh chóng.

Tất cả những khuyến nghị ấy của các chuyên gia đều đã, đang được Chính phủ và các bộ ngành liên quan lắng nghe. Các kịch bản và giải pháp phục hồi nền kinh tế đang được gấp rút xây dựng. Ngày 5/5, Chính phủ đã bàn dự thảo nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng cũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan khẩn trương cập nhật kịch bản tăng trưởng, điều chỉnh chỉ tiêu tăng GDP, các chỉ tiêu liên quan, trên cơ sở đó, Bộ Tài chính điều chỉnh kế hoạch thu ngân sách, bội chi và nợ công. Vài ngày tới, theo kế hoạch, Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị với cộng đồng doanh nghiệp.

Hàng loạt động thái đã, đang được nối tiếp tiến hành với tâm thế quyết liệt và nhanh chóng hết mức có thể. Các Bộ trưởng, lãnh đạo các địa phương, như chỉ đạo của Thủ tướng, sẽ phải “xắn tay áo vào cuộc”, nêu cao tinh thần trách nhiệm, “đi trước một bước trước những trăn trở lo lắng khó khăn của đất nước”, “thống nhất trong xử lý công việc vì đất nước” thì hoàn toàn có quyền hy vọng một lần nữa Việt Nam chúng ta sẽ chiến thắng trên mặt trận lớn thứ hai sau khi đã giành phần thắng trên mặt trận chống dịch.o

Hồng Hà

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn