Nhật Bản là đối tác quan trọng của Việt Nam sau 45 năm đặt quan hệ ngoại giao

Thứ hai, 25/02/2019 15:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay, 25/2, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) tổ chức hội thảo “Đối thoại kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”. Theo VCCI, hiện Nhật Bản là đối tác quan trọng của Việt Nam sau 45 năm đặt quan hệ ngoại giao.

Các đại biểu tham gia Hội thảo (Ảnh Phương Thảo)

Các đại biểu tham gia Hội thảo (Ảnh Phương Thảo)

Hội thảo lần này nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam kéo dài từ ngày 24 – 27/02/2019 của đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do ông Kobayashi Yoichi – Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh doanh Nhật Bản – Mê-kông dẫn đầu.

Hiện nay, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài rất lớn. Chỉ tính riêng trong năm 2018, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh, bao gồm nhiều mặt hàng như dệt may, thiết bị phụ tùng, thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ… Ngược lại, Việt Nam cũng tiếp tục nhập khẩu của Nhật Bản các mặt hàng thế mạnh của đất nước này với giá trị từ 1 tỷ USD trở lên như: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đi kèm, sắt thép các loại…

Thời gian tới, trong lĩnh vực nông nghiệp, hai nước Việt Nam và Nhật Bản có triển vọng lớn trong việc hợp tác để tạo thành một vành đai sản xuất nông sản sạch, an toàn đồng thời xuất khẩu sang các thứ thứ 3, bởi hai nước đều có thế mạnh và điều kiện để phát triển lĩnh vực này.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng: Sau 45 năm đặt quan hệ ngoại giao, hiện nay Nhật Bản đã trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Với tư cách là nhà tài trợ ODA, nhà đầu tư lớn thứ 2, đối tác hợp tác du lịch lớn thứ 3 và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 40 tỷ USD năm 2018), mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đang tiến triển vô cùng tốt đẹp, mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người lao động của hai nước.

Chủ tịch Vũ Tiến Lộc cũng đề xuất các giải pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản như: Củng cố quan hệ hợp tác theo cơ chế đa phương để tạo điều kiện thuận lợi phát triểnthương mại, hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do như CPTPP, duy trì đối thoại giữa các doanh nghiệp 2 nước, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo cơ chế hợp tác công – tư…

Cũng tại buổi Hội thảo lần này, ông Kobayashi Yoichi – Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh doanh Nhật Bản – Mê-kông chia sẻ: “Chúng tôi hết sức vui mừng vì thông qua các hoạt động giao lưu, đối thoại như hôm nay đã góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản, điều này vô cùng có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp hai nước.”

Cũng theo Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh doanh Nhật bản – Mê-kông, với quy mô dân số sắp đạt 100 triệu dân, Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu thụ vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản.

Thống kê cho thấy, hiện nay có khoảng 1900 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư vào Việt Nam với số vốn đạt 8,6 tỷ USD, 70% doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn tái đầu tư vào Việt Nam. Năm 2018, có khoảng 290 000 người Việt đang cư trú tại Nhật Bản, trong đó có tới 80.000 du học sinh, tăng gấp 3 lần so với năm 2017. Điều này kỳ vọng mở ra triển vọng hợp tác kinh tế - xã hội ngày càng phát triển giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.

Chị Nguyễn Thị Luyến – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Bông Chu cho biết: “Tôi nhận thấy cơ hội kinh doanh cho các ngành công nghiệp dịch vụ tại Việt Nam đang rất rộng mở đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng. Thông qua buổi hội thảo này, tôi hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản có sự đối thoại để tìm tiếng nói chung, từ đó mở rộng trong việc tìm kiếm đối tác và phát triển kinh cơ hội kinh doanh.”

Hội thảo “Đối thoại kinh tế Việt Nam – Nhật Bản” là cơ hội rất tốt để lãnh đạo doanh nghiệp hai bên có cơ hội tìm hiểu sâu và toàn diện hơn về tình hình, tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước. Đồng thời cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản gặp gỡ, giao lưu, trao đổi thông tin và tìm kiếm đối tác trong tương lai.

Phương Thảo

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp