Nhiều hy vọng cho doanh nghiệp công nghệ

Thứ bảy, 18/05/2019 06:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khi nói đến các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ được Chính phủ ban hành thời gian vừa qua, ông Nguyễn Xuân Thành, Trưởng phòng chính sách công và quản lý Fulbright cho hay, việc đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể dựa vào các doanh nghiệp công nghệ.

Tạo nhiều ưu đãi

Tốc độ phát triển nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể dựa vào các doanh nghiệp công nghệ (Ảnh TL)

Tốc độ phát triển nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể dựa vào các doanh nghiệp công nghệ (Ảnh TL)

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, việc đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể dựa vào các doanh nghiệp công nghệ. Lý do được đưa ra là bởi nhóm doanh nghiệp này luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP.  

Nhận thực được tầm quan trọng đối với sự phát triển của công nghệ trong thời đại mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN), trong đó nhấn mạnh đến chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp (DN) lĩnh vực này. Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/3/2019 đã mang lại nhiều hy vọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, mở ra những hướng đi mới đối với lĩnh vực khoa học công nghệ của đất nước nói chung.

Cụ thể, các DN sẽ được miễn thuế thu nhập DN 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Bên cạnh đó, các DN cũng được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định về đất đai.

Đồng thời, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả KHCN được vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước; được Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển KHCN của Bộ, cơ quan ngang bộ tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại và bảo lãnh để vay vốn.

Ngoài ra, DN KHCN cũng được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của nhà nước hay được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...

Tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ Việt vừa mới tổ chức mới đây, ông Nguyễn Xuân Thành, Trưởng phòng chính sách công và quản lý Fulbright cho rằng, Chính phủ không thể rót vốn liên tục cho các start-up, tuy nhiên cơ quan quản lý nhà nước có thể đưa ra những giải pháp khác bằng những ưu đãi về thuế. Đơn cử cho điều này là việc giảm thuế thu nhập cá nhân cho lực lượng nhân sự làm công nghệ, hay đưa ra các ưu đãi về thuế đối với nhóm nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển (R&D).

Trở ngại cần loại bỏ

Cần tạo thêm những ưu đãi hợp lý cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp công nghệ (Ảnh TL)

Cần tạo thêm những ưu đãi hợp lý cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp công nghệ (Ảnh TL)

Chia sẻ về thực tế tại Việt Nam, ông Thành cho biết các doanh nghiệp thường kêu ca bởi nhà nước tuy đã có chính sách ưu đãi nhưng việc kiếm đủ giấy tờ để chứng minh mình thuộc diện được hưởng ưu đãi cũng rất tốn kém và mệt mỏi. “Ở chiều ngược lại, các chính sách ưu đãi thuế mà chúng ta đang dành cho doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI lại đang làm rất tốt, rất nhanh. Điều này cho thấy, chúng ta cần phải ưu đãi thuế một cách thông minh hơn”, ông Thành nói.

Cùng quan điểm với chuyên gia đến từ Fullbright, ông Nguyễn Thế Tân, Tổng Giám đốc VCCorp cho rằng, chính sách dành cho công ty sáng tạo công nghệ Việt Nam đang ở mức kém nhất so với các công ty outsource hay các công ty công nghệ xuyên biên giới. Cụ thể, ở Trung Quốc, doanh nghiệp sáng tạo công nghệ đang được hưởng mức bảo hộ ưu đãi thuế.

Điều tương tự cũng đang diễn ra tại Mỹ khi Amazon là doanh nghiệp có lợi nhuận hàng tỷ USD nhưng lại đóng thuế 0 đồng. “Trong khi đó ở Việt Nam, mức thuế mà những doanh nghiệp công nghệ như chúng tôi phải đóng dao động từ 15-20% doanh thu, chứ không phải là 15-20% tính trên lợi nhuận như các nước. Điều này bởi thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng rất cao” - ông Nguyễn Thế Tân cho hay.

Theo ông Tân, những rào cản chính sách khiến nhiều doanh nghiệp Việt nhiều khi nhìn thấy được vấn đề, muốn giải quyết nó nhưng lại không dám làm dù có đủ năng lực về mặt công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, ông Tân đề xuất quan điểm nên phân loại các doanh nghiệp công nghệ theo nhiều nhóm khác nhau, dựa trên mức độ ưu tiên khi đề ra các chính sách thuế. Việc phân loại này nhằm mục đích ưu tiên hơn cho nhóm các doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị.

Cụ thể hơn, ông Tân cho rằng Nhà nước nên coi ngành nội dung số là một ngành kinh tế trọng điểm. Điều này là bởi các công ty nội dung số trong nước đang sử dụng chất xám trong nước để giải quyết được vấn đề của chính Việt Nam, giải được bài toán Việt Nam, từ đó tạo ra giá trị rất cao. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng nên có cách tiếp cận mới đối với vấn đề này. Chính sách thuế nên được sử dụng như một công cụ bảo hộ giúp các doanh nghiệp phát triển.

Minh Thùy

Tin khác

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp