Hà Nội: Học sinh tham gia Sữa học đường ngày càng tăng

Chủ nhật, 17/03/2019 21:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với báo Phụ nữ Việt Nam và Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức Tọa đàm “Hành trình sữa học đường an toàn - hiệu quả”.

Học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Tân hào hứng khi được tham gia uống Sữa học đường

Học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Tân hào hứng khi được tham gia uống Sữa học đường

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, tỷ lệ học sinh mầm non, tiểu học tham gia Sữa học đường ở Hà Nội ngày càng tăng. Sau một tháng triển khai tỷ lệ tham gia là 74% thì đến nay đã tăng lên 87%.

Qua theo dõi triển khai chương trình, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phát hiện một số trường ngoài công lập không triển khai chương trình với lý do trong thực đơn hàng ngày của trẻ đã có sữa.

“Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu các trường phải phổ biến cho phụ huynh học sinh để phụ huynh học sinh biết, còn đăng ký tham gia hay không là quyền của phụ huynh.

Bất kỳ trường học nào mà phụ huynh không được phổ biến chương trình Sữa học đường phụ huynh có thể thông tin tới Sở GD&ĐT Hà Nội để xử lý, đồng thời phụ huynh có quyền khởi kiện nhà trường bởi đây là quyền lợi của con em mình” - ông Tiến nhấn mạnh.

Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Sài Sơn A (huyện Quốc Oai) Đào Thị Thanh Thảo cho biết, đến thời điểm này, tỷ lệ học sinh tham gia Sữa học đường ở trường đạt 95%. Tuy nhiên, do ở vùng nông thôn, phụ huynh học sinh chủ yếu làm nông nghiệp nên nhận thức của phụ huynh về vai trò của sữa với phát triển chiều cao và thể lực cho trẻ còn hạn chế.

Đặc biệt, nhiều phụ huynh còn băn khoăn về chất lượng sữa trong chương trình, thành phần trong sữa có đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn công bố với sữa học đường hay không, việc uống sữa sau bữa ăn trưa có hải sản có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không.

Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Thị Nhung cho biết, tất cả các sản phẩm sữa học đường khi đến tay các em học sinh đều phải qua thẩm định của Cục An toàn thực phẩm về chất lượng. Do đó, phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm.

Nhiều phụ huynh lo lắng uống sữa sau khi ăn hải sản sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ, chuyên gia dinh dưỡng Bùi Thị Nhung cho rằng phụ huynh không nên quá lo lắng những vấn đề này.

Như tại Nhật Bản, trẻ được cho uống sữa ngay sau bữa ăn, trong khi đó bữa ăn của học sinh tại Nhật Bản có rất nhiều món, bao gồm cả hải sản. Còn tại Việt Nam, ở cấp tiểu học thời gian uống sữa vào bữa phụ, cách bữa ăn trưa khoảng 2 - 3 tiếng, còn ở cấp mầm non các bữa cũng cách nhau một thời gian.

Trưởng bộ phận Truyền thông cộng đồng, Vinamilk - đơn vị cung cấp sữa học được tại Hà Nội Lê Văn Đức khẳng định, quy trình sản xuất sữa Vinamilk được đảm bảo tiệt trùng từ bao bì cho đến đóng gói. Nguồn nguyên liệu đầu vào cũng được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm.

“Trước khi triển khai, Vinamilk đã tập huấn cho các trường về triển khai chương trình. Vinamilk cũng đã cung cấp đường dây nóng tiếp nhận thông tin về sữa học đường ở các trường học. Trong trường hợp xảy ra sự cố, Vinamilk cam kết sau 60 phút có mặt để xử lý nếu trong giờ hành chính, ngoài giờ hành chính là 120 phút” - ông Lê Văn Đức nhấn mạnh.

Trước một số ý kiến phụ huynh cho rằng chương trình nên “nới lỏng” để học sinh có thể mang sữa về nhà uống. Qua đó, phụ huynh có thể trực tiếp giám sát được nguồn gốc và hạn sử dụng của sữa. Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định, sữa trong chương trình Sữa học đường phải uống tại trường.

“Sữa học đường không được lưu hành bên ngoài trường học. Nếu để học sinh mang về nhà chưa chắc học sinh đã uống và nhiều hệ lụy khác có thể xảy ra. Nếu phụ huynh muốn kiểm tra, phụ huynh có thể đến trường đăng ký để kiểm tra trực tiếp tại trường. Mỗi lô sữa phát ra đều có một hộp được lưu lại, niêm phong theo đúng quy định về an toàn thực phẩm” - ông Tiến khẳng định.

P.V

Tin khác

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục
Hà Nội hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp trên sóng truyền hình

Hà Nội hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp trên sóng truyền hình

(CLO) Từ ngày 19/4, học sinh có thêm kênh ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên kênh H2 của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Giáo dục
Đâu là trường tư thục có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 nhiều nhất Hà Nội?

Đâu là trường tư thục có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 nhiều nhất Hà Nội?

(CLO) Sáng 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 -2025 của các trường THPT tư thục, theo đó, nhiều trường không đủ điều kiện tuyển sinh.

Giáo dục
Ninh Bình: Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024

Ninh Bình: Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024

(CLO) Ngày 16/4, Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Giáo dục - Đào tạo và UBND huyện Yên Khánh đã phối hợp tổ chức khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024. Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm nay được tổ chức với thông điệp: "Sách hay cần bạn đọc"; "Sách quý tặng bạn".

Giáo dục