Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 37 của Ban Bí thư:

Những bước tiến mới nhìn từ cơ sở

Thứ ba, 18/06/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) 15 năm qua, có thể khẳng định Chỉ thị 37 đã trở thành điểm tựa cho hoạt động của Hội Nhà báo các cấp, góp phần nâng tầm vị thế Hội Nhà báo Việt Nam.

Ý kiến từ cơ sở của mỗi đơn vị HNB địa phương đã khẳng định từ khi có Chỉ thị, mọi hoạt động ở cơ sở đã có nhiều thuận lợi, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo được nâng lên đáng kể, có những bước chuyển rõ nét. Phương thức hoạt động từng bước được đổi mới, phong phú, hiệu quả hơn, có sức lan tỏa, thu hút nhiều hơn hội viên tham gia.

Nhà báo Hoàng Văn Thiềng – Nguyên Thường trực Hội Nhà báo TP. Hải Phòng:

“Khẳng định mình là tổ chức Chính trị - Xã hội – Nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam”

Nhà báo Hoàng Thiềng.

Nhà báo Hoàng Thiềng.

Nội dung của Chỉ thị 37 khẳng định, Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức Chính trị - Xã hội – Nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Nội dung của Chỉ thị cũng yêu cầu Hội Nhà báo các cấp cần coi trọng việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo. Ngay sau khi chỉ thị của Ban Bí thư ban hành, thực hiện sự chỉ đạo của Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo Hải Phòng đã phối hợp với lãnh đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn Hải Phòng tổ chức quán triệt nội dung chỉ thị của Ban Bí thư tới các nhà báo, hội viên.

Những năm sau này, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội Nhà báo Hải Phòng(07/3) và kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam(21/6), Hội Nhà báo Hải Phòng đều tổ chức Hội thảo hoặc Tọa đàm liên quan đến chủ đề nhân cách người làm báo. Thông qua các cuộc Hội thảo hoặc Tọa đàm là dịp để các thế hệ những làm báo ở Hải Phòng giao lưu, trao đổi về tâm đức và trách nhiệm xã hội của nhà báo.

Trong những năm qua, Hội Nhà báo Hải Phòng luôn gắn kết chặt chẽ với lãnh đạo các cơ quan báo chí, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin & Truyền thông Thành phố Hải Phòng quan tâm làm tốt việc bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các nhà báo, hội viên. Hội xây dựng cơ chế và có hình thức khen thưởng hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng kịp thời những người làm báo có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí.

Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị 37, đã có hơn trăm nhà báo, hội viên thuộc Hội Nhà báo Hải Phòng được nhận các hình thức khen thưởng từ địa phương tới Trung ương. Bên cạnh sự quan tâm tới động viên khích lệ những người làm báo có thành tích, Hội cũng phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố lưu tâm, xử lý một số người lợi dụng danh nghĩa nhà báo làm những điều vi phạm đạo đức người làm báo.

Nhà báo Nguyễn Bá Sinh- Chủ tịch Hội Nhà báo Bắc Ninh:

“Hoạt động Hội Nhà báo tỉnh đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt từ khi có Chỉ thị 37”

Nhà báo Nguyễn Bá Sinh.

Nhà báo Nguyễn Bá Sinh.

Hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh trong những năm qua đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là khi có Chỉ thị 37-CT/TW ngày 18/3/2004 của Ban Bí thư về việc “Tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Nếu như trước năm 2004 thì Hội Nhà báo tỉnh không trụ sở, không biên chế, sau đó được UBND tỉnh giao 1 biên chế; tổng số hội viên Hội Nhà báo tỉnh là 43; lãnh đạo các cơ quan báo chí của tỉnh được phân công kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội. Thế nhưng, sau năm 2004 mọi việc đã khác. Cụ thể, năm 2005 được UBND tỉnh cho phép thành lập Văn phòng Hội, được bổ sung 1 biên chế và 1 Hợp đồng 68. Trụ sở của Hội được đóng tại trụ sở cơ quan Báo Bắc Ninh, đã bổ nhiệm được Chánh Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh. Kể từ đó đến nay hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh đã hoạt động nề nếp, hiệu quả và có nhiều bước phát triển mới qua các năm công tác. Đến năm 2013 đã có Phó Chủ tịch Hội chuyên trách, được UBND tỉnh giao 5 biên chế và 2 Hợp đồng 68, giao ô tô để làm phương tiện phục vụ công tác.

Chúng tôi đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 37-CT/TW tại Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. Đó là: cần chủ động xây dựng và thực hiện các kế hoạch, định ra chương trình hoạt động của Hội trong từng thời gian cụ thể; Tiếp tục đổi mới và kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo, hội viên phát huy tài năng; Chủ động xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Hội Nhà báo tỉnh với các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí trong tỉnh; Phát động và đa dạng hóa các hình thức tổ chức thực hiện các đợt thi đua trong sáng tạo, hoạt động nghiệp vụ; Các hội viên, nhà báo phải coi đây là những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, để góp phần xây dựng Hội Nhà báo tỉnh trong sạch, vững mạnh; Cần xây dựng quy chế hoạt động của Hội trong đó cần chú ý tới công tác động viên, khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị và cá nhân có những thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí, trong công tác xây dựng Hội và trong việc thực hiện Quy định về đạo đức của người làm báo; Phát triển mạnh và đa dạng hóa các tổ chức hoạt động nghiệp vụ CLB báo chí để tập hợp rộng rãi các nhà báo, hội viên cùng nhau trao đổi, nâng cao trình độ nghiệp vụ; BCH Hội Nhà báo tỉnh phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc và định kỳ kiểm điểm, đánh giá công việc của Hội đã thực hiện.                                                                   

Nhà báo Nguyễn Thế Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang:

“Chủ động “xin việc”, tích cực đổi mới phương thức hoạt động”

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Bắc Giang thăm gian trưng bày Hội báo Xuân Kỷ Hợi 2019 tại thành phố Bắc Giang.

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Bắc Giang thăm gian trưng bày Hội báo Xuân Kỷ Hợi 2019 tại thành phố Bắc Giang.

​Thực hiện Chỉ thị 37 của Ban Bí thư “Về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới” - Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang đã có những đổi mới trong phương thức hoạt động phù hợp với điều kiện của tỉnh và Hội Nhà báo Trung ương. Theo đó, Hội đã bám sát vào các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, cụ thể hóa các nhiệm vụ phải làm và chủ động “xin việc” đề xuất với lãnh đạo tỉnh các công việc như: tổ chức các giải báo chí ở địa phương, phối hợp với các ngành, các cơ quan báo chí thực hiện các chuyên đề: về nông nghiệp, nông thôn, về xây dựng Đảng, Dân vận khéo, xóa đói giảm nghèo, khuyến học, khuyến tài, quốc phòng – an ninh… qua đó lôi cuốn đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, các phóng viên, hội viên tham gia. Những năm qua, ngoài Giải Báo chí Thân Nhân Trung  có uy tín của tỉnh, đã có hàng chục cuộc thi viết với nhiều đề tài khác nhau được tổ chức. Cũng từ đây, nhiều tác phẩm xuất sắc được lựa chọn để tham gia các giải báo chí Quốc gia, Giải Báo chí các Bộ, ngành Trung ương, các liên hoan PT-TH toàn quốc. Trong đó đã có hàng chục tác phẩm tiêu biểu của các nhà báo đoạt giải nhất, nhì, ba… và hàng trăm tác phẩm đoạt huy chương vàng, bạc, đồng, bằng khen của các cuộc liên hoan Phát thanh – Truyền hình toàn quốc.

​Để nâng cao chất lượng chuyên môn, hàng năm Hội và các cơ quan báo chí của tỉnh đã phối hợp tổ chức lớp học chính trị đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ, mời giảng viên từ Hội Nhà báo Việt Nam, TTXVN, các đài quốc gia và các nhà báo có kinh nghiệm ở địa phương truyền đạt, lên lớp từ đó tạo điều kiện cho phóng viên, hội viên, tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật làm báo hiện đại ở các loại hình báo chí (báo viết, PTTH, báo điện tử…). Hiện nay báo chí Bắc Giang làm báo khá hiện đại so với cả nước.

​Hội Nhà báo tỉnh đã thường xuyên chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhà báo, hội viên, tạo điều kiện cho anh em cả về vật chất, tinh thần: đi giao lưu, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước, nước ngoài, bảo vệ nhân thân khi cần thiết, thăm hỏi, động viên khi khó khăn, đau ốm… tạo không khí ấm áp, gần gũi, để hội viên coi Hội Nhà báo tỉnh như “ngôi nhà chung”, chốn đi về của những người làm báo.

​Chính từ đổi mới phương thức hoạt động trên tinh thần năng động, trách nhiệm, chủ động đề xuất công việc để làm đã đưa Hội có vị thế, uy tín, từ đó những đề xuất của Hội đã được lãnh đạo tỉnh, các ngành, các địa phương ủng hộ, tạo điều kiện cho Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhà báo Nguyễn Thanh Nhân - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng:

“Quán triệt và vận dụng sâu tinh thần của Chỉ thị”

Nhà báo Nguyễn Thanh Nhân.

Nhà báo Nguyễn Thanh Nhân.

Trong suốt 15 năm qua, các cấp Hội Nhà báo trực thuộc, trong đó có các Hội Nhà báo các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã luôn nỗ lực thực hiện tốt nội dung Chỉ thị 37 của Ban Bí thư. Cốt lõi là luôn quán triệt và vận dụng sâu nội dung: Tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới.

Về công tác xây dựng tổ chức Hội, đã xác lập được hình ảnh “mái nhà chung” của toàn thể hội viên, khẳng định vai trò tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam, từng bước thu hút toàn thể Hội viên tham gia tích cực các hoạt động nghiệp vụ; Các vị trí then chốt của Ban Chấp hành các cấp đã từng bước được chuyên trách, đội ngũ cán bộ công tác Hội được trẻ hóa, bên cạnh các nhà báo có kinh nghiệm, chuyên môn, còn có các phóng viên, BTV trẻ tham gia Ban chấp hành, Ban thư ký chi hội các cấp rất nhiệt tình;…

Để tiếp tục củng cố niềm tin toàn diện, góp phần đẩy mạnh phòng trào và hoạt động báo chí tại địa phương, củng cố niềm tin từ lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể  địa phương cũng như công chúng báo chí, một trong những mối quan tâm hàng đầu của Hội là đổi mới nội dung sinh hoạt của các Chi hội cơ sở, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt nghiệp vụ gắn với sinh hoạt tư tưởng…

Cụ thể, Hội Nhà báo các tỉnh Tây Nguyên cũng tổ chức nghe và tìm hiểu chuyên đề chuyên sâu về Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, các chuyên đề về thời sự được quan tâm, thường xuyên liên kết với Học viện Lục quân Đà Lạt để giúp Hội viên có thêm kiến thức về quốc phòng an ninh trong nước và quốc tế…

Trong các sinh hoạt định kỳ, Hội cũng thường xuyên có các cuộc họp góp ý, mổ xẻ, phân tích các tác phẩm báo chí chất lượng cao, phân tích rút kinh nghiệm và chia sẻ thông tin trong quá trình thâm nhập thực tế cơ sở, thu thập thông tin tư liệu tạo chất lượng tốt cho từng tác phẩm báo chí.

Bên cạnh đó, các hoạt động Hội luôn gắn chặt với các giải báo chí chất lượng cao và các giải báo chí chuyên ngành, đặc biệt là Giải Báo chí Quốc gia. Hội luôn phối hợp chặt chẽ với Ban Biên tập, Ban Giám đốc các báo, đài địa phương để lựa chọn tác phẩm báo chí hàng tháng, hàng quý nhằm động viên khen thưởng kịp thời. Đây cũng là cơ sở để chọn lựa các tác phẩm có đề tài tốt, cách đặt vấn đề sâu sắc, có tính phát hiện cao,… để tham gia các giải báo chí cấp quốc gia.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của báo chí truyền thông hiện nay, những thách thức mới trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt là công tác quản lý, chỉ đạo báo chí, Hội Nhà báo các tỉnh Tây Nguyên có một số kiến nghị: Các cuộc giao ban báo chí định kỳ là do Ban Tuyên giáo - Sở TT&TT - Hội Nhà báo các tỉnh cần có quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm của Hội Nhà báo để đảm bảo thực chất, hiệu của và phù hợp với vai trò của Hội; Cần bổ sung hướng dẫn về nội dung quy chế phối hợp trong việc tham gia ý kiến về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan báo chí tại địa phương;…

Nhà báo Nguyễn Viêm Hoàng – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP. Hà Nội:

“Chỉ thị đã tạo sự đổi mới cho hoạt động của Hội Nhà báo Hà Nội”

Nhà báo Viêm Hoàng cùng đoàn công tác HNB Hà Nội làm việc với chiến sĩ biên phòng Lào Cai (Ảnh: Quang Tấn).

Nhà báo Viêm Hoàng cùng đoàn công tác HNB Hà Nội làm việc với chiến sĩ biên phòng Lào Cai (Ảnh: Quang Tấn).

 Phải khẳng định rằng việc thực hiện Chỉ thị 37 đã tạo sự đổi mới cho nhiều hoạt động của Hội Nhà báo TP. Hà Nội (HNBHN). Ngay sau khi có Chỉ thị 37, Hội đã được lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất và đẩy mạnh hoạt động nghiệp vụ, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho hội viên, mở rộng quan hệ giao lưu với các Hội Nhà báo nước bạn.

Về cơ sở vật chất, HNBHN đã được hỗ trợ về kinh phí cho các thiết bị liên quan tới việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên như máy ảnh, camera, hệ thống máy chiếu,... Về đào tạo dài hạn, trong những năm qua, HNBHN đã mở được 3 lớp văn bằng 2 về báo chí cho gần 200 hội viên. Ngoài ra, Hội còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm, tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm về hoạt động trong báo chí. Về giải báo chí, HNBHN có 2 giải được tổ chức thường xuyên là Giải “Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt” và Giải “Báo chí Ngô Tất Tố”. Năm 2018, Thành ủy và UBND TP. Hà Nội tổ chức và phát động 2 cuộc thi viết về Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của TP. Hà Nội, Giải báo chí về Phát triển văn hoá và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, trong đó, HNBHN là thành viên trong ban tổ chức và ban giám khảo.

Ngoài ra, Hội cũng đẩy mạnh được hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế. Trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học tập lý luận chính trị cho hội viên, ngoài việc các cơ quan báo chí cử các đồng chí hội viên là cán bộ nguồn đi học, HNBHN đã báo cáo với Ban Tuyên giáo Thành ủy đề xuất với lãnh đạo thành phố xem xét cho phép HNBHN được mở lớp Trung cấp lý luận chính trị cho hội viên. Bước đầu đã có hơn 100 hội viên đăng ký học. Trong những năm qua HNBHN đã được tiếp đón các HNB nước bạn tới giao lưu và trao đổi nghiệp vụ như: Trung Quốc, Cu Ba, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào. Hội cũng được Thành ủy, UBND TP tạo điều kiện cử đoàn sang trao đổi kinh nghiệm công tác hoạt động với Hội Nhà báo Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.

Nhà báo Lê Thành Phương - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang:

“Củng cố vị trí và vai trò của Hội Nhà báo”

Nhà báo Lê Thành Phương - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang phát biểu tại Hội nghị giao ban Chi hội nhà báo cụm Tứ giác Long Xuyên 2018.

Nhà báo Lê Thành Phương - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang phát biểu tại Hội nghị giao ban Chi hội nhà báo cụm Tứ giác Long Xuyên 2018.

Thời gian qua, vai trò, vị trí của Hội Nhà báo địa phương thường xuyên được củng cố. Có thể kể tới việc Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang phối kết hợp với Ban Tuyên giáo, Sở TT&TT tỉnh Kiên Giang trong việc tổ chức các chương trình họp báo, tọa đàm, cung cấp thông tin thường xuyên cũng như đối với các sự kiện, vụ việc được báo chí và dư luận quan tâm. Trong các chương trình, họp báo, tọa đàm, cung cấp thông tin trên, nội dung, kế hoạch tổ chức, hướng tuyên truyền,… luôn được đưa ra trao đổi, bàn bạc, thống nhất.

Về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới, vấn đề luôn được Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang quan tâm là tập hợp lực lượng, hướng toàn thể Hội viên tham gia sinh hoạt, nhất là các các hoạt động nghiệp vụ. Hội cũng đang chuẩn bị thành lập Chi Hội các văn phòng thường trú tại tỉnh Kiên Giang. Trước mắt sẽ gồm 4 Hội viên (để đủ điều kiện thành lập), song song đó sẽ tiếp tục nhận các đăng ký của Hội viên là phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh.

Về các kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới, trong các kỳ họp vừa qua, Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang cũng đã có đề xuất với Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam về các việc không sáp nhập với Hội Văn nghệ tỉnh. Hiện nay thì Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản trình Ban Bí thư về việc đề nghị cho phép Hội được giữ nguyên hệ thống tổ chức chặt chẽ từ Trung ương xuống địa phương, không nhập vào bất cứ tổ chức nào vì Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đã được luật hóa.

Bên cạnh đó là vấn đề quản lý phóng viên thường trú, phóng viên đăng ký hoạt động nghề nghiệp ở địa phương nào gắn bó, tham gia sinh hoạt Hội Nhà báo ở địa phương đó, không được có ngoại lệ!

Hoàng Huy - An Nhiên - Thiên An - Minh Khuê (Ghi)

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội
Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội