Những khoảng tối cần cẩn trọng trong thị trường M&A

Thứ năm, 31/05/2018 06:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam đang đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và việc nới room cho nhà đầu tư ngoại chính là điểm hấp dẫn nhà đầu tư trong hoạt động M&A. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vẫn có những khoảng tối khó hiểu trong các hoạt động M&A tại Việt Nam.

Những thương vụ đầu tư đình đám như Tập đoàn ThaiBev mua thành công 53,59% vốn điều lệ của Sabeco, Tập đoàn SCG đã mua lại 100% vốn cổ phần, tương đương 156 triệu USD) từ các cổ đông hiện tại của Công ty Vật liệu xây dựng Việt Nam hay Tập đoàn CJ đã thâu tóm 71,6% Cầu Tre... đã góp phần đưa Việt Nam lên hạng và nằm trong TOP 15 thị trường M&A trên bảng tổng sắp thế giới. 

Một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường M&A Việt Nam là điểm “dừng chân” hấp dẫn của các nhà đầu tư ngoại, các chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạt động này cho biết đó chính là quy mô dân số trẻ, tăng trưởng kinh tế ổn định và hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chính là điểm hấp dẫn nhất. 

Những lợi thế này chính là những nền tảng cơ sở khiến thị trường M&A Việt Nam trở nên khác biệt so với thị trường M&A tại Singapore hay Malaysia. 

Các hoạt động M&A này sẽ giúp doanh nghiệp nội phát triển ở một tầm cao mới cũng như thay đổi cách tương tác với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, khoảng tối của các thương vụ này khiến cho bức tranh thị trường M&A Việt Nam chưa “tròn trịa” đó là sự thiếu minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và quá trình định giá và công bố thông tin. 

Một số nhà đầu tư thâu tóm nhằm triệt tiêu thương hiệu trong nước. Cùng với đó, thị trường M&A đang chủ yếu được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,....đây đều là những quốc gia có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. 

Báo Công luận
Làn sóng M&A ở Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể trong năm nay. Ảnh minh hoạ - Internet

Theo đó, các thương vụ M&A lớn, và do nhà đầu tư nước ngoài làm chủ đang chiếm tới 77% số thương vụ toàn thị trường. Hoạt động M&A đang bị “phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù được đánh giá là phát triển mạnh tuy nhiên hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn phụ thuộc vào công ty nước ngoài, trong khi doanh nghiệp nội “chủ động” thực hiện M&A vẫn còn ít, chưa kể hoạt động doanh nghiệp Việt Nam thực hiện M&A tại nước ngoài thì lại càng hiếm. 

Đó là sự lệch pha và rất dễ khiến sự bền vững của nền kinh tế được ổn định. Bởi các doanh nghiệp Việt quá yếu thế trước làn sóng M&A đang đổ bộ. Và nếu không có sự định hướng, cũng như khả năng tự vệ, có thể thời gian tới các doanh nghiệp Việt sẽ bị thôn tính bởi các doanh nghiệp nước ngoài. 

Trong những năm gần đây, cùng với chủ trương thúc đẩy cổ phần hóa của Chính phủ, thị trường M&A đã tiếp tục tăng dần đều về giá trị, đến năm 2016 đã vượt 5,8 tỷ USD. 

Tất nhiên, cùng với đó là những tiếc nuối về sự ra đi của những doanh nghiệp Việt “một thời vang bóng”. Theo các nhà phân tích, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp trong nước lâm vào khó khăn. 

Ở phía đầu vào thì lãi suất ngân hàng vượt mức 20%/năm, còn đầu ra thì đình đốn đã khiến không ít doanh nghiệp lao đao, phải tìm lối thoát thông qua M&A để chống đỡ khủng hoảng. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam chính là điểm đến hấp dẫn nhất cho hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) với những thương vụ “khủng”. 

Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. M&A ngày nay vừa là câu hỏi lớn và cũng là mâu thuẫn của không ít ông chủ doanh nghiệp khi gọi vốn cổ phần. 

Một mặt vừa muốn được nhà đầu tư rót vốn, một mặt lại lo sợ bị thâu tóm bởi dòng tiền ngoại. Nhưng nếu nhìn vào khía cạnh tích cực của M&A thì tự chủ động bán mình với giá cao để doanh nghiệp có cơ hội vươn ra biển lớn vẫn là lựa chọn khôn ngoan của không ít doanh nhân. Nhận định về xu hướng các ngành sẽ “hút” nhà đầu tư ngoại trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cũng chỉ ra, các ngành tiêu dùng và bán lẻ vẫn sẽ là những ngành dẫn đầu về số lượng và giá trị các thương vụ. 

Dự báo của các chuyên gia am hiểu ngành M&A đưa ra rằng sẽ có tổng số 331 thương vụ M&A trong nước và xuyên biên giới sẽ được thực hiện trong các ngành như tiêu dùng – bán lẻ và bất động sản. Ngoài ra, bên cạnh đó còn là các ngành như hàng không, viễn thông, năng lượng. 

Ngược lại ngành tài chính vẫn chưa thể tạo được sự đột phá vì thiếu vắng các thương vụ lớn. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng M&A là một xu thế gần như tất yếu của vòng xoáy kinh tế đương đại. 

Theo đó, hoặc doanh nghiệp phải hòa vào dòng chảy ấy hoặc chấp nhận bị các đối thủ lớn đè bẹp, đối mặt với rủi ro mất dần thị phần và dần ra đi “không kèn, không trống”. 

Dù là bị thâu tóm hay 'tự bán mình', M&A dần được các nhà kinh tế và giới kinh doanh xem như một trong những cơ hội phát triển sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cần cẩn trọng với những khoảng tối, để tránh những thiệt thòi cho doanh nghiệp Việt./.

Bảo Anh

Tin khác

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(CLO) Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp