Những ký ức về một Hà Nội cũ

Thứ sáu, 06/04/2018 18:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Ký ức như cái rây, lắc một lúc thì hột to hạt nhỏ phân chia đâu ra đấy. Nhưng giá gạn được những gì ta muốn quên đem đổ bỏ, chỉ giữ lại cái tươi vui đẹp đẽ nhỉ. Nghĩ thế vì đang lọc bột sắn. Hàng cơm tháng vất vả, tôi vẫn thích làm vài thức cầu kỳ, bột sắn phải ướp hoa bưởi, bún ốc không kiếm được bún con dấm bỗng thấy thiêu thiếu” ( "Chín bỏ làm mười" – Tác giả Trần Chiến)

Báo Công luận
 Nhà văn Trần Chiến ký tặng sách tại buổi tọa đàm. Ảnh: Ngọc Ngọc.

Vừa qua, Trung tâm Văn hóa Pháp (L’Espace, 24 Tràng Tiền) đã tổ chức tọa đàm về tác phẩm mới của nhà văn Trần Chiến, "Chín bỏ làm mười".

Tham gia buổi tọa đàm, có đại diện Nhà xuất bản Phụ nữ, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, cùng nhiều nhà văn khác và những người hâm mộ nhà văn Trần Chiến.

Lấy bối cảnh là không gian khu phố cổ Hà Nội những năm 60 của thế kỉ XX. “Chín bỏ làm mười” là cuốn tiểu thuyết khác với lối viết chương hồi thông thường, câu chuyện được kể lại bằng việc thay đổi linh hoạt giọng kể. Dòng văn, giọng điệu sáng tạo của tác giả thể hiện nổi bật từng tính cách của các nhân vật trong tiểu thuyết.

Nhà văn đã hiện lại những nét đặc trưng của xã hội thành thị những năm sau hòa bình lập lại. Phố cổ Hàng Nồi với sự xô lệch, chia cắt về không gian sống, sự có mặt sinh sống làm ăn của người Hoa, những nét sống của thời văn hóa bao cấp.

Ngôi kể đầu tiên là Mọt sách tức Lê Đức Nam, thành phần bản thân: học sinh; thành phần gia đình: cán bộ; Biết tuốt tức Dương Tự Lẫm, thành phần tiểu tư sản, tú tài “ Tây”; Tâm “ mun” tức Đỗ Xuân Biếc, thành phần trung nông sang dân nghèo thành thị; Đồng cô tức Vũ Thế Lâm, thành phần tiểu tư sản; Hiếu “ cơm” tức Nguyễn Thị Hiếu, mẹ Mọt sách, em họ Biết tuốt, thành phần tiểu tư sản; Thủ từ Khiêm, trông coi đền Song Mã.

Bảy nhân vật là những đại diện tiêu biểu của con phố nhỏ mà ẩn chứa trong đó vô vàn rắc rối, mâu thuẫn của xã hội những năm 1960.

Nói về nhà văn Trần Chiến, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên chia sẻ: “Trần Chiến là một nhà văn thâm trầm và lặng lẽ, nó thể hiện rất rõ cho con người và dòng văn của anh. Anh vốn là dân văn tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh đi lính, và sau đó anh về làm việc tại Báo Hà Nội mới. Là nhà văn viết truyện ngắn và tiểu thuyết, các cuốn tiểu thuyết của anh như: "Bốn chín chưa qua" được chuyển thể thành phim, "Đèn vàng", "Cậu ấm". Hà Nội luôn là đề tài lớn, nó mang một nỗi nặng lòng của anh”.

Báo Công luận
 

Nhà xuất bản Phụ nữ khẳng định rằng, họ rất tự hào vì vừa xuất bản ra một cuốn tiểu thuyết mới mẻ, tiếp nhận những góc nhìn mới về Hà Nội của nhà văn Trần Chiến. Nhà xuất bản rất thích truyện ngắn của nhà văn, họ mong muốn khi chuyển thể thành tiểu thuyết sẽ vẫn giữ được giọng văn thăng trầm, uy nghiêm và diễu nhại của ông.

Vì mê phong cách của nhà văn Trần Chiến - một giọng văn diễu nhại, Nhà xuất bản Phụ nữ đã đặt đề tài trước. Đề tài nhà văn tự lựa chọn, sáng tác theo phong cách của ông, Nhà xuất bản chỉ biên tập lại để cuốn tiểu thuyết được hoàn chỉnh hơn. Rất muốn độc giả có một góc tiếp cận tới văn học một cách phong phú.

Khi được hỏi từ đâu mà nhà văn Trần Chiến viết ra được cuốn tiểu thuyết, ông chia sẻ: “Tôi học được từ những người đi trước, lấy sự tích trong văn học cổ để sáng tạo vào tiểu thuyết của mình. Cách đan xen những đoạn tưởng tượng về cuộc nói chuyện giữa thủ từ Khiêm coi đền Song Mã với linh hồn của Huyền Trân công chúa và Đồng cô Lâm tạo nên một màu sắc huyền thoại cho tiểu thuyết.”

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ: “Tôi đã đọc những tiểu thuyết của anh Trần Chiến, mỗi câu chuyện của anh đều mang những nét riêng. Riêng về “Bỏ chín làm mười” khi đọc xong nó đọng lại cho tôi cảm giác buồn nhưng hay”.

Nhà văn Nguyễn Xuân Quý đọc và cảm nhận thấy ngay rằng: “Giọng văn của anh Trần Chiến luôn thể hiện được cái hay của riêng mình. Anh là một người cần mẫn tìm hiểu rất sâu về dân Hà Nội, một tình yêu Hà Nội sâu sắc”.

Cuốn tiểu thuyết mang trong mình một cái kết mở, đời sống của các nhân vật vẫn được tiếp diễn trong những năm tháng không thể nào quên.

Hoàng Ngọc

Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa