Những lý do để lạc quan về tương lai ngành ngân hàng năm 2021

Thứ năm, 25/02/2021 09:40 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Vấn đề của các ngân hàng hiện nay là cơ cấu nợ, tuy nhiên nguồn gốc của các khoản nợ tiềm ẩn này liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên sẽ dễ dàng phục hồi hơn. Vì thế, gam màu bức tranh ngân hàng trong năm 2021 sẽ được quyết định bởi hiệu quả của Vắc-xin… là chính.

Kinh tế Việt Nam đang theo hình chữ V

Kết thúc năm 2020, dù phải đối mặt với khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, nhưng nhiều ngân hàng đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra cho cả năm. Năm 2021 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn khi làn sóng dịch Covid-19 thứ 3 lại tiếp tục căng thẳng ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên trong mắt giới chuyên môn vẫn còn nhiều lý do để lạc quan về tương lai ngành ngân hàng năm 2021.

Thứ nhất, các nước ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong chống dịch. Vắc-xin phòng bệnh cũng sắp được đưa vào sản xuất. Thực tế, thời gian qua, dù dịch bệnh chưa được khống chế, nhưng kinh tế thế giới vẫn đang dần phục hồi.

Thứ hai, năm 2020, Việt Nam dù ở nhóm nước ít ỏi có GDP tăng trưởng dương, song mức tăng tương đối thấp. Dựa trên nền thấp này, số liệu sẽ dễ được đẩy lên cao.

Hiệu quả cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 sẽ quyết định bức tranh ngành ngân hàng năm 2021.

Hiệu quả cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 sẽ quyết định bức tranh ngành ngân hàng năm 2021.

Thứ ba, kinh tế thế giới đang hồi phục theo hình chữ U, nhưng với Việt Nam, theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế đang hồi phục theo mô hình chữ V.

Với những yếu tố trên, cộng thêm động lực tăng trưởng từ kinh tế số, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, khả năng năm 2021 GDP có thể tăng 6,5 - 7%. Để thực hiện mục tiêu này, năm 2021, tín dụng tăng khoảng 10 - 15% là hợp lý. Tuy nhiên, với ngành ngân hàng, dù kinh tế phục hồi, nhưng vẫn còn rất nhiều rủi ro đang chờ đợi các ngân hàng trong năm 2021. Tín dụng tuy khởi sắc, song chưa thể tăng trưởng cao trở lại. Bên cạnh đó, nợ xấu tiềm ẩn đang tăng lên rất nhanh, lợi nhuận có nguy cơ giảm.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng ở vào mức khoảng 3% (so với mức 1,89% cuối năm 2019) và nợ xấu gộp khoảng 5% cuối năm 2020 (so với mức 4,65% cuối năm 2019). Dự báo năm 2021, khối nợ xấu này còn có thể tăng hơn nữa, với tỷ lệ nợ xấu nội bảng có thể lên đến 3,5% - 4% và nợ xấu gộp khoảng 5,5 – 6% đến cuối năm 2021.

Trong năm 2021, có thể kinh tế sẽ tốt lên, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn sẽ giảm rủi ro về nợ xấu, nhưng rõ ràng số lượng nợ cơ cấu lại của các ngân hàng đang tương đối nhiều. Hiện lượng nợ đang được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN vào khoảng gần 335 nghìn tỷ đồng. Nếu chia cho tổng dư nợ hiện tại là khoảng 8,5 triệu tỷ đồng thì nợ xấu tiềm ẩn từ nợ cơ cấu là 4%. Đây sẽ là khó khăn, thách thức rất lớn đối với các ngân hàng trong năm 2021”, ông Lực nhấn mạnh.

Đồng quan điểm về vấn đề này, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng đưa ra nhận định, lãi suất huy động đang ở gần mức thấp nhất lịch sử, nhưng lãi suất cho vay vẫn chưa giảm tương ứng nên có thể giảm thêm. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí đi vay, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh kinh tế phục hồi.

Dự báo lợi nhuận ngân hàng 2021 mới bắt đầu “ngấm” chi phí dự phòng. Cụ thể, dự thảo sửa đổi Thông tư 01 mới sẽ khiến nợ xấu dần “trồi lên” và gây ra lo ngại về chu kỳ chi phí tín dụng cao. Điều này sẽ tạo ra sự phân hóa lớn trong lợi nhuận ngân hàng năm 2021, VDSC nhìn nhận.

Vắc-xin sẽ quyết định “gam màu” ngành ngân hàng trong năm 2021

Theo TS Nguyễn Hoài Linh - Giảng viên đại học Kinh tế Quốc dân, mặc dù nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng năm 2021 tiếp tục gia tăng, nhưng nguồn gốc của các khoản nợ tiềm ẩn này liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên sẽ dễ dàng phục hồi hơn nếu nợ xấu đến từ những lĩnh vực tạo bong bóng. Lợi nhuận của các ngân hàng trên sổ sách tiếp tục tăng trưởng, nhưng lợi nhuận thực tế có thể suy giảm mạnh mẽ nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát chặt chẽ.

Độ trễ trong tác động bất lợi của Covid-19 làm cho nhu cầu tín dụng của nền kinh tế năm 2021 khó cải thiện tức thời. Từ đó, tăng trưởng tín dụng năm 2021 sẽ chỉ đạt bằng con số thực tế năm 2020 hoặc cao hơn 2%, bà Linh nhận định.

Với tâm thế lạc quan hơn, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, tín dụng năm 2021 sẽ phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh cùng khả năng kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam và thế giới, hiệu quả của vắc-xin cũng như khả năng phân phối vắc-xin. Tuy nhiên, nhiều khả năng, tín dụng năm nay sẽ tốt hơn năm 2020. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có kinh nghiệm ứng phó tốt hơn với dịch bệnh và khả năng chống chịu các cú sốc cũng ngày càng tốt hơn.

Cùng với đó, từ cuối năm 2020, các tổ chức tín dụng đã nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng các lĩnh vực ưu tiên. Dự kiến, năm 2021, việc “nới lỏng nhẹ” tiêu chuẩn tín dụng đối với các nhóm khách hàng sẽ tiếp tục diễn ra nếu dịch bệnh được kiểm soát. Cũng như năm 2020, dòng tín dụng vẫn tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ.

Điều kiện để các ngân hàng có thể tăng tín dụng là Ngân hàng Nhà nước sớm sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN theo hướng kéo dài thời gian áp dụng. Bởi nếu không được tiếp tục cơ cấu nợ, các ngân hàng buộc phải giảm cho vay và tăng cường trích lập dự phòng rủi ro…”, một lãnh đạo ngân hàng lên tiếng.

Trước vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, thời gian qua, với vai trò trung chuyển vốn trong nền kinh tế, chính sách tín dụng được điều hành theo phương châm mở rộng đi đôi với an toàn, hiệu quả, vừa đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, vừa phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát; điều hành tín dụng gắn với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, phù hợp với chủ trương từng bước giảm tỷ lệ cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ kênh tín dụng ngân hàng.

Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên, nông nghiệp, nông thôn, đối tượng chính sách, hỗ trợ giảm nghèo; tín dụng ngày càng hướng đến khu vực kinh tế tư nhân, là động lực quan trọng của nền kinh tế.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19. Đặc biệt tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên nhưng cũng đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, bà Hồng khẳng định.

Ngọc An

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm