Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018:

Những ngọn lửa thắp niềm tin trong lòng độc giả

Thứ sáu, 21/06/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Giải Báo chí Quốc gia 2019 đã đi đến chặng cuối cùng. Những giải thưởng danh giá đã tìm được chủ nhân xứng đáng.

13 mùa Giải đã qua, với mỗi người làm báo đều là những mùa vàng tôn vinh sự lao động chân chính của những người cầm bút bởi mỗi bài viết, mỗi nhà báo, mỗi tờ báo đoạt Giải giống như những ngọn lửa thắp lên, tạo dựng niềm tin trong lòng độc giả.

Nhiều tác phẩm được thể hiện bài bản, công phu, chuyên nghiệp

Mỗi mùa Giải Báo chí Quốc gia đều là sự kiện lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo chí cả nước, là giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất hằng năm.

Qua 13 năm tổ chức, đến nay, Giải ngày càng được sự tham gia chủ động, tích cực, hào hứng của các cấp Hội, các cơ quan báo chí và hội viên nhà báo, cộng tác viên trong cả nước. 36 thành viên Hội đồng đã chấm 147 tác phẩm thuộc 11 loại giải, được lựa chọn từ 1.671 tác phẩm  đủ điều kiện vào Chung khảo, trên tinh thần nghiêm túc, công tâm và có trách nhiệm cao. Đây là năm có số lượng tác phẩm dự Giải ở mức cao từ trước đến nay.

Đồng chí Thuận Hữu - Chủ tịch HNBVN trao giải C cho các tác giả đoạt Giải BCQG lần thứ XII - năm 2017.

Đồng chí Thuận Hữu - Chủ tịch HNBVN trao giải C cho các tác giả đoạt Giải BCQG lần thứ XII - năm 2017.

Tham dự Giải năm nay có hơn 120 đơn vị cấp Hội và 222 cộng tác viên, tham dự 11 loại Giải theo quy định; trong đó có 57 đơn vị Liên Chi hội và Chi hội trực thuộc. Đặc biệt năm nay là năm thứ hai liên tiếp có tất cả 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố tham dự. Điều này càng cho thấy các cấp Hội và hội viên trong cả nước đã ngày càng thật sự quan tâm đến Giải Báo chí Quốc gia.

Năm 2018, các tác phẩm dự Giải có đề tài phong phú, phản ánh trung thực, kịp thời, toàn diện các sự kiện thời sự, vấn đề thời sự của đất nước, của địa phương ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Đặc biệt là các vấn đề thời sự nóng bỏng như: công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý cán bộ sai phạm trong công tác cán bộ, công tác quản lý đất đai, sai phạm trong giáo dục; nạn tín dụng đen, xã hội đen, tội phạm hoành hành công khai, các loại tội phạm mới, nạn xâm hại trẻ em, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề cải cách hành chính, chính sách và cuộc sống, cơ chế quản lý kinh tế. Bên cạnh những đề tài truyền thống như lịch sử, văn hóa, an ninh, quốc phòng, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến, năm nay nhiều tác phẩm tiếp tục khai thác những vấn đề mới như: Khuyến khích thúc đẩy kinh tế tư nhân, sản xuất nông nghiệp sạch, xây dựng đô thị thông minh, cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động tới cuộc sống, phòng chống thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội.

Các tác phẩm dự Giải phản ánh kịp thời, đậm nét các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong năm 2018 như: tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết 04 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; các nghị quyết, chính sách điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ trong năm 2018; các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam trong năm 2018... Nhiều tác phẩm tiếp tục đi sâu phản ánh các lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, xây dựng Nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, công cuộc giảm nghèo bền vững, v.v...

Các tác phẩm dự Giải và tác phẩm vào Chung khảo đã phản ánh khá toàn diện và sâu sắc đời sống chính trị, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, những nỗ lực của hệ thống chính trị thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ. Nhiều tác phẩm mang tính phát hiện, tính phản biện tốt, quyết tâm đi đến tận cùng vấn đề, có hiệu quả xã hội mạnh mẽ, tích cực, có sức ảnh hưởng lan tỏa cao. Nhiều tác phẩm được thể hiện bài bản, công phu, chuyên nghiệp.

viet

Sự vươn lên của các Hội Nhà báo tỉnh, thành phố

Cùng với sự tham gia tích cực về số lượng, điều đáng mừng là chất lượng báo chí các địa phương đã ngày càng được nâng lên. Mặt bằng chất lượng chung các tác phẩm dự Giải đồng đều hơn, nhất là sự vươn lên của các Hội Nhà báo tỉnh, thành phố. Khối phát thanh và truyền hình, khoảng cách về chất lượng giữa báo chí Trung ương và địa phương ngày càng rút ngắn. Nhiều đài địa phương có sự vượt trội, nhiều năm liền có tác phẩm PT-TH chất lượng tốt, như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Đồng Nai, TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vĩnh Long, một số tỉnh miền núi như Yên Bái, Kon Tum, Đắc Lắc, Lai Châu, v.v… Một số đài PT-TH năm nay có những thể nghiệm mới trong nghiệp vụ khá thành công, có tác phẩm chất lượng tốt được chọn vào chung khảo, như: tác phẩm phát thanh “Bông mai trắng” và cuộc chiến với “quả cầu gai” (Đài Hải Phòng), phim tài liệu “Đảng viên đi trước” của Đài Hà Tĩnh, v.v… Đây là điều mà Hội đồng Giải năm nào cũng đặt ra và mong muốn.

Khối báo in, báo điện tử, ghi nhận chất lượng ở top trên của các báo tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. HCM, Hà Tĩnh, An Giang, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Thái Bình,… Nhiều địa phương vùng khó khăn, miền núi có tác phẩm được chọn vào chung khảo, cho thấy sự tiến bộ về chất lượng, như Sóc Trăng, Đắk Nông, Cà Mau.

Các tác phẩm dự Giải năm nay có chất lượng khá đồng đều, giảm dần sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Nhiều bài có tính phát hiện tốt, phản ánh những vấn đề nóng bỏng, được dư luận quan tâm. Nhiều tác phẩm của các cơ quan báo chí địa phương trong các nhóm thể loại Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (báo in, báo điện tử) và Tin, phóng sự, ký sự; phim tài liệu (báo hình), được Hội đồng Sơ khảo đánh giá cao.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạt sạn cần được nhặt nhiệm để chúng ta có một mùa vàng thật sự bội thu. Các tác phẩm báo in dự Giải  còn trùng lặp đề tài, chưa có nhiều sáng tạo, đột phá. Nhóm bình luận, các tạp chí, nhất là tạp chí khối Đảng tham gia tương đối ít. Còn thiếu dấu ấn, đặc biệt trong các bài chính luận. Không có xã luận, ít bình luận, một số bài chuyên luận chưa hay, tính chuyên luận chưa cao. Thể loại ký báo chí còn ít, thiếu vắng phóng sự viết về văn hóa. Vẫn chưa có tác phẩm thực sự xuất sắc, nổi trội. Cách tiếp cận của nhiều tác phẩm vẫn còn theo lối mòn. Trong cách thể hiện, có một số lĩnh vực, chủ đề có thể cũ nhưng cách thể hiện hết sức mới… song cũng có không ít tác phẩm chủ đề cũ và cách thể hiện cũng cũ, thiếu tính phát hiện. Chưa có Tin đứng độc lập có chất lượng. Chủ đề người tốt việc tốt chưa nhiều (có những tiểu ban không có tác phẩm nào).

Năm nay là năm thứ tám Hội đồng Giải có cơ chế riêng đối với ảnh báo chí (cho phép tác giả ảnh báo chí gửi thẳng tác phẩm về Hội đồng Giải, không qua tuyển chọn ở cơ sở). Tuy vậy, số tác giả và số lượng tác phẩm ảnh báo chí chỉ đạt 112 tác phẩm (nhiều năm trước đều dưới 100 tác phẩm, thấp hơn năm 2015 với 113, năm 2016 với 120 tác phẩm), là điều chưa đạt như mong muốn.

Mặc dù vậy, 13 mùa Giải đã qua, với mỗi người làm báo đều là những mùa vàng tôn vinh sự lao động chân chính của những người cầm bút, bởi mỗi bài viết, mỗi nhà báo, mỗi tờ báo đoạt Giải giống như những ngọn lửa thắp lên, tạo dựng niềm tin trong lòng độc giả.

Năm nào cũng vậy, Hội đồng Chung khảo được lựa chọn là những nhà báo giàu kinh nghiệm, nhiệt tình cống hiến và có uy tín trong nghề. Nhiều thành viên đã tham gia chấm nhiều vòng Chung khảo, tinh thông nghề nghiệp, sắc sảo, cẩn trọng, khách quan và công tâm trong thẩm định và phát hiện những tác phẩm hay, những cây bút giỏi. Năm nay, thực hiện Điều lệ Giải (sửa đổi năm 2018), lần đầu tiên Hội đồng Giải thành lập Ban Thẩm định, để phản biện khách quan, độc lập các tác phẩm vào Chung khảo, nhằm cung cấp thêm những đánh giá, phân tích của các chuyên gia, tư vấn sâu về chuyên môn cho Hội đồng Chung khảo.

An Huy

Tin khác

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Nghề báo
Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo
Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo