Đề án Văn hóa công vụ: Xây dựng nền đạo đức công vụ vì một Chính phủ kiến tạo

Chủ nhật, 20/01/2019 16:19 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng bộ máy phục vụ, kiến tạo… là những mục tiêu của Đề án Văn hóa công vụ vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả Đề án này, nhiều ý kiến cho rằng, người đứng đầu cơ quan phải thực hiện nghiêm túc, để có tính nêu gương với cấp dưới về sự “công minh, liêm chính”.

Thực hiện “4 xin, 4 luôn”

Tiến trình xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển, hành động, phục vụ nhân dân đã tiến những bước dài với hàng loạt thủ tục không cần thiết được cắt giảm, rút ngắn thời gian giải quyết. Nhưng mục tiêu lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo cho hiệu quả cải cách hành chính vẫn cần nhiều cố gắng thực hiện hơn nữa. Việc này đã được Bộ Nội vụ nêu ra và Thủ tướng có chỉ đạo rõ trong Đề án Văn hóa công vụ.Ngày 27/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg  về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ. Với những nội dung được đúc kết quy định về chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, Đề án được kỳ vọng sẽ khơi dậy quyết tâm và niềm tin vào tính chuyên nghiệp, hiệu quả của các cơ quan công quyền.Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác trách nhiệm; không nịnh bợ, lấy lòng vì động cơ không trong sáng. Trong giao tiếp với người dân, phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn và thực hiện “4 xin, 4 luôn”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ. Đi liền với đó, Đề án cũng đề cập nội dung văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức ở các khía cạnh: Tinh thần, thái độ làm việc; chuẩn mực giao tiếp, ứng xử; chuẩn mực đạo đức, lối sống; trang phục… để việc triển khai được đồng bộ, thống nhất.

Đề án cũng đưa ra các giải pháp thực hiện văn hóa công vụ. Trong đó, trước tiên là nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về văn hóa công vụ trong Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa công vụ theo chương trình, kế hoạch hằng năm của Thanh tra Bộ Nội vụ và Thanh tra Sở Nội vụ. Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức về văn hóa công vụ và tổ chức thực hiện các quy định về văn hóa công vụ, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ.

luong-cong-chuc_wybz

Ông Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) cho biết, để thực hiện Đề án Văn hóa công vụ, Thủ tướng đã giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong kế hoạch hằng năm. Bộ Nội vụ cũng đã giao cho Viện Khoa học tổ chức nhà nước phối hợp với Văn phòng bộ triển khai các nội dung của Đề án.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, một số quy định của đề án còn chung chung, thậm chí trừu tượng, khó thực hiện. Ví dụ, quy định “không nịnh bợ, lấy lòng vì động cơ không trong sáng”. Thế nào là nịnh bợ, thế nào là khen ngợi và thế nào là không trong sáng vốn không thể cân đo đong đếm được. Vì vậy, cơ quan soạn thảo đề án chắc cũng khó có thể đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể. Những quy định tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống “trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ” cũng chỉ có thể khuyến khích thực hiện chứ khó có quy định cụ thể.

Siết chặt trách nhiệm người đứng đầu

Tại buổi họp báo định kỳ mới đây của ngành, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Duy Thăng nhấn mạnh: Văn hóa công vụ có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Văn hóa công vụ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và giúp cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được thông suốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng, trụ sở, cảnh quan môi trường làm việc văn minh, hiện đại.

Vì vậy, để xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, xây dựng đất nước ta phát triển nhanh, bền vững, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có vị trí ngày càng cao trên trường quốc tế, mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương thực hiện, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền đạo đức công vụ ứng xử có văn hóa vì nhân dân...

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải rà soát, sửa đổi các quy định liên quan đến văn hóa công vụ trong phạm vi thẩm quyền; hằng năm tuyên truyền, bồi dưỡng về văn hóa công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức. Các địa phương cũng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện văn hóa công vụ theo chương trình, kế hoạch và đột xuất. Mặt khác, cần kiên quyết xử lý và siết chặt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra hiện tượng nhũng nhiễu, hành dân trong giải quyết công việc.

Đề án văn hóa công vụ có thể nói đang “đánh thẳng“ vào thói xấu của người Việt, nhất là tầng lớp cán bộ, có chức sắc trong chính quyền, hướng tới xây dựng một đội ngũ cán bộ tận tâm, “chí công vô tư”, để đẩy lùi nạn quan liêu, hách dịch, đang tồn tại trong chính quyền.

Đó là xây dựng tác phong cán bộ “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ với nhân dân.

Nhưng làm được điều này cần phải có sự giám sát, thanh kiểm tra, người dân cũng như cơ quan giám sát phải thông báo kịp thời tác phong cán bộ nếu có dấu hiệu vi phạm. Phải có chế tài xử lý nghiêm chứ không phải lập ra đề án rồi bỏ đó, chỉ có tuyên truyền nhưng không ai nghe, ai làm theo.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn