Nhà báo Chi Phan: Phóng viên chiến trường không chỉ là dấn thân…

Thứ sáu, 08/03/2019 20:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nói đến tên Chi Phan, nhiều người nhớ ngay đến những bản tin chiến sự (cùng phóng viên Cao Nham) của chương trình Quân đội nhân dân những năm tháng chiến tranh, những chương trình truyền hình quân đội từ buổi đầu phát sóng...

Những ngày cuối tháng 2 đến tháng 3 năm 1979, quân dân và đồng bào 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã bước vào một cuộc chiến đầy đau thương. Nhiều thế hệ nhà báo đã trải qua thời kỳ này và vẫn nhắc lại kỷ niệm vui buồn, phóng viên congluan.vn đã có cuộc trò chuyện nhà báo Chi Phan để hiểu rõ hơn về những gian khổ mà một phóng viên chiến trường đã từng trải qua khi tác nghiệp cuộc chiến đấu ngoan cường, chính nghĩa của quân và dân ta chống lại quân xâm lược phi nghĩa, bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.

Nhà báo Chi Phan. Ảnh: NVCC.

Nhà báo Chi Phan. Ảnh: NVCC.

- Chiến tranh vốn là một đề tài bất tận khơi dậy rất nhiều cảm xúc, được biết khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra ông đã xung phong lên chiến trường. Trong ông hẳn đã có nhiều kỉ niệm tác nghiệp khó quên về những ngày tháng ấy? 

Nhà báo Chi Phan: Những câu chuyện chiến trường thì nhiều lắm. Điều mà một phóng viên chiến trường như chúng tôi nhớ đến nhất chính là hình ảnh những người chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu gan dạ, quật cường. Đó là câu chuyện về chiến sĩ  Ta Văn Nó - người dân tộc Lự ở Phong Thổ. Trong một trận đánh, có lúc chỉ còn cách đối phương 10m, nhưng nhanh như cắt Nó tia một loạt đạn trung liên và ném một quả lựu đạn vào đội hình địch. Sau đó, lợi dụng súng đạn anh ôm súng lăn ào xuống dốc, vào giữa đống xác đối phương, quay súng lại phía sau, giả vờ làm lính bên kia. Khi bọn chỉ huy ra lệnh tiếp tục xung phong, Nó tay cắp súng giả bộ xông lên. Một toán chạy vượt qua anh, Ta Văn Nó đợi chúng tới sát mép chiến hào của ta rồi mới lia một loạt đạn, hất sấp tất cả bọn địch xuống. Tiếp đó anh ung dung tiến lên, giẫm lên xác đối phương để trở về.

Hay khi câu chuyện về chiến sĩ  Đỗ Văn Tần, chiến đấu trên cao điểm 51 tại Lai  Châu. Khi lên sóng phát thanh thì nhân dân và đồng bào cả nước đều cảm thấy được sự anh dũng, mạnh mẽ đầy quyết tâm của Tần nhưng không ai biết được rằng sau chiến công đó là cả một câu chuyện đầy bi tráng.

Chiến sĩ Tần mới 19 tuổi, đúng là đã sử dụng đến 5 loại vũ khí đẩy lui trung đội của địch tiêu diệt 30 tên, nhưng đó là súng của đồng đội anh, những người đều đã chiến đấu quật cường để rồi ngã xuống sau những làn đạn. Cả điểm chốt khi đó chỉ còn lại một mình Tần, biến đau thương thành hành động, quyết tâm tiêu diệt quân thù báo công cho đồng đội đã ngã xuống. 

Tôi cũng đã xúc động vô cùng về cậu bé người Dao, 13 tuổi khi địch bắt người dân và bố mẹ cậu bé tại Cao Ba Lanh, cậu đã dũng cảm luồn rừng, chạy lên núi báo cáo bộ đội về tội ác của địch. Gần tới nơi thì mảnh pháo của địch văng tới làm cậu bị thương nặng, cậu bé vẫn kịp báo tin rồi mới ngất đi trên tay các chiến sĩ…

- Trực tiếp tác nghiệp tại chiến trường, vậy ông có thể cho biết về những khó khăn của nhà báo khi sản xuất tin bài thời kỳ này là gì?

Nhà báo Chi Phan: Đến được với chiến tuyến rồi, gặp được nhân vật rồi thì một trong những khó khăn mà bất kể phóng viên chiến trường nào cũng sẽ gặp là làm sao để truyền được thông tin về Hà Nội một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất trong khi đó chặng đường là 400-500 cây số.

Ngày đó, phương tiện đi lại tác nghiệp từ Hà Nội lên Lai Châu trên chiếc xe Rumani vừa đi vừa đẩy, nhưng sau đó xe bị hỏng chế hòa khí. Tôi may mắn nhất là gặp được đoàn không quân đưa thương binh di chuyển về HN, đút cả ô tô vào bụng chiếc MI8 để về sân bay Bạch Mai để còn viết tin và bài.

Đây cũng là kỷ niệm không bao giờ quên trong chặng đường tôi làm báo. Còn công cụ tác nghiệp khi đó, máy ghi âm như cái thùng cắt tóc nặng đến nửa yến cắp bên cạnh mình chứ chưa có máy thu thanh gọn nhẹ như bây giờ…rất nặng nề, tác nghiệp thì máy móc kỹ thuật rất hạn chế nhưng vẫn phải khắc phục, vừa nói vừa viết, viết ghi nhớ sự kiện, vừa kết hợp kể chuyện với trực quan. Kinh phí làm chương trình thấp, đi đường từ Hà Nội lên Lai Châu đều tự túc kinh phí, đêm ngủ nhà dân họ thương lắm nên khi chia tay cho bát cơm nếp, nắm cơm, củ sắn,...

Cả người và xe được đưa vào bụng chiếc MI8 để về Hà Nội kịp làm tin là một trong những kỷ niệm rất đáng nhớ của nhà báo Chi Phan. Ảnh: NVCC.

Cả người và xe được đưa vào bụng chiếc MI8 để về Hà Nội kịp làm tin là một trong những kỷ niệm rất đáng nhớ của nhà báo Chi Phan. Ảnh: NVCC.

- Thế nhưng thách thức lớn nhất với những phóng viên chiến trường không phải thiếu thốn vật chất mà bởi những hiểm nguy luôn rình rập trên từng cung đường tác nghiệp, thưa ông?

Nhà báo Chi Phan: Chiến tranh biên giới nổ ra có thể nói là rất ác liệt. Trong một thời gian ngắn như vậy, hơn 1 tháng bom đạn từ phía quân thù dội xuống ko biết bao nhiêu mà kể, đủ các loại súng, đại bác, trung liên, tiểu liên, AK, lựu đạn, 1700 máy bay các loại dội xuống vùng đất phía Bắc dài 1200 cây số của nước ta…

Điều kiện khốc liệt như vậy cho nên là tác nghiệp của phóng viên cũng không khác gì chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận. Đạn nã, bom mìn rơi thân, tính mạng cũng ngàn cân treo sợi tóc bất cứ lúc nào. Tàn khốc nhất là tại mặt trận Vị Xuyên, tôi đã ít nhất hai lần tưởng như không còn về được với gia đình. Tôi nhớ đó là lần đi tác nghiệp cùng với ông Nguyễn Khóa, nhà báo Kim Cúc của Đài Tiếng nói Việt Nam và ông Duy Tý lái xe, đi vào trận địa Vị Xuyên, đi vào khoảng 300m thì pháo bên kia từ điểm cao biên giới nã xuống, đối phương đã tính toán câu pháo sang đúng tọa độ bên mình, pháo nã liên tục sát sườn ca bin ô tô, tôi cùng tất cả chị em vội lao khỏi xe và rạp xuống dưới dưới ruộng, đợt đạn qua đi anh em nhìn thấy nhau mới biết mình còn sống.

Cũng tại đồi đài Cô ích, Vị Xuyên, tôi cùng Hoảng Thiểm quay phim của Truyền hình quân đội cùng cậu Nguyễn Thanh Minh lái xe, vừa qua barie thì bên kia quân đối phương đạn rào rào bắn, may cậu Nguyễn Thanh Minh phản ứng kịp thời, nhanh chóng lá xe rút khỏi vùng chiến sự….Nói chung thời kỳ này khi đã là phóng viên chiến trường những lần hút chết như trên là cơm bữa.

Chiến sĩ Đỗ Văn Tần, một mình 5 khẩu súng tiêu diệt 30 tên địch trong một ngày- nhân vật trong tác phẩm của nhà báo Chi Phan. Ảnh: NVCC.

Chiến sĩ Đỗ Văn Tần, một mình 5 khẩu súng tiêu diệt 30 tên địch trong một ngày- nhân vật trong tác phẩm của nhà báo Chi Phan. Ảnh: NVCC.

-  Điều khác biệt giữa phóng viên chiến trường và các thời đại khác là ở đâu, thưa nhà báo? 

Nhà báo Chi Phan: Tác nghiệp trong điều kiện đất nước chiến tranh không chỉ đòi hỏi mỗi phóng viên cần phải dấn thân đâu mà cần nhiều sự dũng cảm từ ý chí và tinh thần. Bên kia biên giới, một cuộc sống an vui, một giấc ngủ ngon cùng những bữa cơm no bụng, còn bên này chiến tuyến bom rơi đạn lạc, nhiều khi đối phương bắn pháo sang thì cơm trộn bùn đất... 

Đã là chiến tranh thì không tránh khỏi đau thương mất mát. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh này, phía đối phương đã gây ra nhiều tội ác vô cùng thảm khốc. Tuy nhiên, nhiệm vụ của báo chí lúc đó không chỉ là nêu lên được tội ác đó của quân địch mà quan trọng hơn cả là phải khích lệ được tinh thần chiến đấu của quân dân và niềm tin về một toàn thắng không xa. Chính vì thế, nhà báo lúc đó không đơn thuần là đưa tin viết bài về sự kiện mà còn phải nhìn thấy được trong sự hy sinh là khúc khải hoàn là niềm tin chiến thắng và phải khai thác những nhân vật, câu chuyện kể thể hiện được niềm tin yêu cuộc sống, thể hiện được tâm hồn phơi phới, hào sảng mà nhiều khi còn rất lém của các nhân vật nữa. Nhà báo cần phải chọn lựa thông tin tích cực và chủ động làm sao để kích thích được tinh thần chiến đấu của quân dân ta.

Làm phóng viên phải hội tụ nhiều tố chất. Phóng viên chiến trường còn cần cái tầm để nhận định, cổ súy kịp thời cũng như rút ra bài học chiến trận, có tri thức quân sự để tránh những nhận định sai sót. Đặc biệt, viết về tấm gương chiến đấu thì cũng phải thật hồn hậu, không lên gân, cố sức, phải làm thế nào để nhân vật hiện lên thật giản dị bởi sự giản dị chính là điều kiện cần thiết của cái đẹp.

Chiến sĩ Ta Văn Nó- dũng mãnh và túc trí ngụy trang bên cạnh xác quân địch. Ảnh: NVCC.

Chiến sĩ Ta Văn Nó- dũng mãnh và túc trí ngụy trang bên cạnh xác quân địch. Ảnh: NVCC.

- Giữa những khó khăn chồng chất khó khăn như thế, điều gì đã thôi thúc những người làm báo, đặc biệt là những phóng viên chiến trường lăn xả vào hiểm nguy như vậy?

Nhà báo Chi Phan: Mắt thấy tai nghe sự hy sinh của đồng đội mình, tôi rất xúc động. Như liệt sĩ Hồng Chiêm người con gái tuổi xuân rất trẻ, vừa hôm trước lên thăm người yêu, hôm sau đã cầm súng và chiến đấu rồi ngã xuống nơi chiến trường, hay đầu đài Cô ích  - một đêm hy sinh hơn 600 người, rồi những người lính tuổi 18 đôi mươi nhưng xanh xao, đến tóc cũng không có thời gian và dụng cụ mà cắt, có những người ở lại biên cương, mãi mãi là chiến sĩ... những sự hy sinh đó đã thôi thúc chúng tôi không thể quay lưng lại. Lòng yêu nước từ ngàn đời ăn của dân tộc ta đã thôi thúc chúng tôi lên đường ra chiến trận.

Suốt những năm tháng làm phóng viên, tôi cũng đã nhiều lần suy nghĩ nhưng chưa hề đắn đo. Đó là suy nghĩ về gia đình, về tổ ấm của mình. Lao vào nơi hiểm nguy, cái chết rình rập để trở thành “người thư ký trung thành của thời đại” tôi không còn nghĩ đến bản thân, mà xác định luôn sẵn sàng có mặt tại chiến tuyến. Bởi nhiệm vụ của tôi không chỉ là phản ánh thông tin, mà qua thông tin đó phơi bày sự khốc liệt, phi nghĩa của chiến tranh từ đó thức tỉnh các quốc gia, dân tộc cùng đứng lên phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình. 

- Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyệt Hồ

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo