Huế: Bệnh nhân "kêu trời" vì thủ tục chuyển tuyến quá “ngặt nghèo”

Thứ ba, 19/02/2019 09:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo phản ánh của người bệnh về việc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công văn hướng dẫn “ngặt nghèo” công tác chuyển tuyến giữa các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh dẫn đến Bệnh viện quá tải mất quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm Y tế.

Công văn 68/SYT-NVY ngày 11/01/2019 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định “ngặt nghèo” về việc bệnh nhân chuyển tuyến. (Ảnh: Cái Văn Long).

Công văn 68/SYT-NVY ngày 11/01/2019 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định “ngặt nghèo” về việc bệnh nhân chuyển tuyến. (Ảnh: Cái Văn Long).

Theo tìm hiểu của phóng viên được biết, trước đây theo Công văn Số: 92/SYT ngày 10/01/2018 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định tất cả các Bệnh viện tuyến huyện, thành phố Huế hạng II, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển tuyến lên được Bệnh viện Trung ương Huế, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh trong tỉnh được tiếp cận những trang thiết bị khám chữa bệnh có kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, Công văn 68/SYT-NVY ngày 11/01/2019 của Sở Y tế lại quy định lại “ngặt nghèo” hơn; tất cả các Bệnh viện tuyến huyện và thành phố Huế không được chuyển tuyến lên Bệnh viện Trung ương Huế mà phải chuyển tuyến qua Bệnh viện Đại học Y dược Huế, gây bức xúc cho bệnh nhân đã điều trị lâu nay tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Cụ thể, Bệnh nhân Châu V.Đ., hiện đang điều trị tại Khoa Nội TH, Bệnh viện TW Huế phản ánh; “Tôi là thương binh thuộc diện chính sách được hưởng mức Bảo hiểm Y tế là 100%.

Trong lúc ngồi khám tại (Bệnh viện thành phố Huế) và được y tá đo huyết áp thì tôi đột nhiên ngã xuống bàn làm việc của bác sĩ. Ngay lúc đó, tôi đã được các bác sĩ đưa sang Khoa Cấp cứu xử lý và điều trị.

Bác sĩ chẩn đoán tôi bị Tai biến mạch máu não, huyết áp tăng cao và đã viết giấy chuyển tuyến lên Bệnh viện TW Huế đồng thời được các bác sĩ Bệnh viện TW Huế tiếp nhận cấp cứu và đã được chuyển lên Khoa Nội T.H. điều trị.

Nhưng khi tôi làm thủ tục nhập viện thì Bệnh viện TW Huế chỉ cho tôi hưởng mức Bảo hiểm Y tế là 40% với lý do là chuyển tuyến không hợp lệ”, ông Đ bức xúc nói.

Bệnh nhân phản ánh ngồi đợi ở Bệnh viện Đại học Y dược Huế từ 8h sang mà đến tận 11h 30 phút vẫn chưa được nhập viện. (Ảnh: Cái Văn Long)

Bệnh nhân phản ánh ngồi đợi ở Bệnh viện Đại học Y dược Huế từ 8h sang mà đến tận 11h 30 phút vẫn chưa được nhập viện. (Ảnh: Cái Văn Long)

Tương tự bệnh nhân Nguyễn T. L. (sinh năm 1955), đã được Trung tâm Y tế huyện Phú Vang ký giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế lên Bệnh viện TW Huế để điều trị (chẩn đoán bị Hội chứng thận hư biến chứng suy thận).

Tuy nhiên, trường hợp này vẫn không được Bệnh viện TW Huế chấp nhận được hưởng 80% bảo hiểm vì theo quy định chuyển tuyến của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế là phải chuyển sang Bệnh viện Đại học Y dược khiến bà L hết sức bức xúc.

Trên đây là hai, trong nhiều trường hợp tương tự không được hưởng đúng tuyến BHYT khi đến khám chữa bệnh tại BVTW Huế, được biết sau nhiều lần khiếu nại đến các cơ quan liên quan đến nay hai trường hợp này đã được giải quyết BHYT đúng tuyến.

Cũng theo quy định của Sở Y tế, tất cả các Bệnh viện tuyến huyện và thành phố Huế không được chuyển tuyến lên Bệnh viện Trung ương Huế mà phải chuyển tuyến qua Bệnh viện Đại học Y dược Huế dẫn đến Bệnh viện Đại học Y dược Huế có hiện tượng quá tải không đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân kêu trời.

Bệnh viện Đại học Y dược Huế có hiện tượng quá tải.(Ảnh: Cái Văn Long).

Bệnh viện Đại học Y dược Huế có hiện tượng quá tải.(Ảnh: Cái Văn Long).

Bệnh nhân Nguyễn T. M. (60 tuổi), ở phường Thuận Hòa, thành phố Huế được Giám đốc Phòng khám Nguyễn Xuân Dũ, chẩn đoán bị bướu basedow và được chuyển lên Bệnh viện Đại học Y dược Huế.

Tuy nhiên, theo bà Mỹ phản ánh Bệnh viện Đại học Y dược Huế người đến khám quá đông, bà ngồi đợi từ 8h sang mà đến tận 11h 30 phút vẫn chưa được nhập viện.

Số điện thoại đường dây nóng gọi không bắt máy, nhắn tin không trả lời. (Ảnh: Cái Văn Long).

Số điện thoại đường dây nóng gọi không bắt máy, nhắn tin không trả lời. (Ảnh: Cái Văn Long).

Nhận được phản ánh của bệnh nhân phóng viên liên tục gọi điện thoại theo đường dây nóng treo trên tường của Bệnh viện Đại học Y dược Huế, thì không có ai bắt máy và nhắn tin cũng không trả lời?

 Cái Văn Long

Tin khác

TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

(CLO) Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP HCM vừa kiểm tra và xử lý một cơ sở mang tên LuxCell trên địa bàn quận 3, có dấu hiệu hành nghề khám chữa bệnh trái phép.

Sức khỏe
Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

(CLO) Giáo sư Hiranaka Takafumi - “Cha đẻ” của phương pháp phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ sẽ có chuyến làm việc đặc biệt tại Việt Nam từ ngày 21/4 - 22/4 tới. Ông sẽ thăm khám và phối hợp cùng các bác sĩ Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cho bệnh nhân người Việt tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội).

Sức khỏe
Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe
Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Sức khỏe
Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

(CLO) Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật...

Sức khỏe