Nơi không có điện, đường, trường, trạm

Chủ nhật, 31/05/2015 00:27 AM - 0 Trả lời

Cách Quốc lộ 1A chỉ chưa đầy 11km nhưng hàng trăm năm qua người dân thôn Đồng Lách (xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá) vẫn phải sống trong cảnh không điện, không đường, không trạm y tế, nguồn nước thiếu thốn, trường học xa xôi,…

(congluan.vn) - Cách Quốc lộ 1A chỉ chưa đầy 11km nhưng hàng trăm năm qua người dân thôn Đồng Lách (xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá) vẫn phải sống trong cảnh không điện, không đường, không trạm y tế, nguồn nước thiếu thốn, trường học xa xôi,…

Thiếu đủ thứ

Thôn Đồng Lách hiện có 109 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu. Người dân ở đây 100% là đồng bào dân tộc Thái và 100% thuộc diện hộ nghèo!

Cách nhà máy xi măng Công Thanh hơn 3 km, cách UBND xã Tân Trường khoảng 7 km và cách Quốc lộ 1A chưa đầy 11 km. Thế nhưng, trái với sự chuyển mình sôi động của khu kinh tế Nghi Sơn, Đồng Lách vẫn chìm trong cảnh lạc hậu, đói kém như những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước.

Trên cao nhìn xuống, Đồng Lách như một bức tranh thuỷ mặc đẹp mà đượm buồn. Những nóc nhà rải rác lọt thỏm trong thung lũng hẻo lánh được bao bọc bởi đồi núi trập trùng.Từ nhà máy xi măng Công Thanh (xã Tân Trường) vào thôn Đồng Lách chỉ có con đường núi độc đạo với lởm chởm đất đá, ổ gà ổ voi, một bên vách đá cheo leo, một bên vực sâu thăm thẳm.

[caption id="attachment_18152" align="aligncenter" width="3648"]Nơi không có điện, đường, trường, trạm Nơi không có điện, đường, trường, trạm[/caption]

Người dân cho biết, từ Đồng Lách xuống trung tâm xã phải mất gần tiếng đồng hồ đi xe máy hoặc non nửa ngày trời đi bộ. Những ngày trời mưa, đường lầy lội, đất đỏ quấn lấy chân không thể đi lại, thôn Đồng Lách gần như bị cô lập với bên ngoài.

Ảnh: Con đường núi dẫn vào thôn Đồng Lách gồ ghề, hiểm trở, vắng bóng đường dây điện

Khi điện lưới đã phủ khắp các bản làng, thôn xóm thì ở Đồng Lách, điện sáng vẫn là niềm mơ ước cả đời của người dân. Có những cụ già đến khi “nhắm mắt xuôi tay” vẫn chưa một lần được nhìn thấy ánh điện.

Không có điện, các hộ dân trong thôn chỉ còn cách thắp sáng bằng đèn dầu, đèn pin. Nhà nào có điều kiện hơn thì dùng bình ắc quy, cứ 3 -4 ngày họ lại lóc cóc vượt gần 4 km đường núi, xuống dưới xuôi sạc điện.

Nước tưới tiêu và sinh hoạt cũng là một khó khăn lớn đối với bà con thôn Đồng Lách. Anh Vi Văn Luân, trưởng thôn Đồng Lách cho biết: “Vì không có điện nên các hộ dân không thể khoan giếng sử dụng, nguồn nước sản xuất và sinh hoạt phụ thuộc chủ yếu vào hai đập chứa nước và một số giếng khơi trong làng”. Chính quyền địa phương cũng đã đầu tư kéo đường ống dẫn nước từ trên thượng nguồn. Tuy nhiên, đến nay chỉ còn lại bể chứa quanh năm khô queo do không có nước từ đầu nguồn chảy về.

Mùa khô, các đập chứa và giếng khơi luôn trong tình trạng khô cạn. Để có nước sinh hoạt, người dân phải vào động cách thôn hàng cây số gánh nước về dùng. 22,7 ha đất sản xuất của bà con trong thôn chỉ trông chờ vào nguồn nước tưới từ đập Đền Bà và đập Khe Luồng. Tuy nhiên, vào mùa nắng ròng, hai đập chứa hầu như không có nước, hạn hán mất mùa cũng vì thế diễn ra liên miên.

Không đường, không điện, không nước, thôn Đồng Lách cũng không có trạm y tế. Người dân ở đây ốm đau bệnh tật, nhẹ thì uống thuốc lá rừng cho qua, nặng thì khiêng bộ đi cấp cứu bằng…cáng, cả nửa ngày trời mới tới được trạm y tế xã. Đến nay, thôn Đồng Lách vẫn chưa có y tá phụ trách việc chăm lo sức khoẻ cho bà con trong thôn.

Không điện sáng, vị trí địa lý cách biệt với trung tâm xã dẫn đến việc học hành của trẻ em ở Đồng Lách bị hạn chế. Cả thôn chỉ có một trường học tạm bợ cho các em từ mầm non đến hết lớp 4. Ở các lớp lớn hơn, học sinh phải vượt hơn 7 cây số xuống xuôi để học. Đường sá hiểm trở, không phải gia đình nào cũng có điều kiện ngày hai lối xe máy đưa đón con em đến trường. Vì vậy, hầu hết trẻ em trong thôn chỉ học hết lớp 4, lớp 5 thì nghỉ giữa chừng. Trong thôn có duy nhất một em học sinh theo học cấp 3.

Thanh niên trong thôn lớn lên cũng chỉ quanh quẩn với đồng ruộng hoặc chăn bò, chăn dê, đốn củi thuê trong rừng. Khi được hỏi vì sao không vận động thanh niên đi làm ăn xa, trưởng thôn Vi Văn Luân giọng trầm buồn chia sẻ: “Thanh niên ở đây thường mới học hết tiểu học thì nghỉ. Vì vậy, khi xin việc ở các công ty, xí nghiệp họ không nhận, đành quay về gắn bó với ruộng đồng, rừng rẫy”.

Mòn mỏi chờ chính sách

Đã có nhiều đoàn cán bộ từ Trung Ương đến cơ sở về Đồng lách khảo sát, rồi báo đài liên tục đưa tin. Tuy nhiên đến nay diện mạo thôn Đồng Lách vẫn không có gì thay đổi.

Ông Lê Văn Hoạt, Bí thư chi bộ thôn Đồng Lách cho biết, năm 2009 tỉnh Thanh Hoá đã có chủ trương mở con đường vào thôn, Nhà máy xi măng Công Thanh đứng ra nhận trách nhiệm đổ đường. Song hiện tại, lối vào Đồng Lách vẫn là con đường lởm chởm đất đá với những ổ gà, ổ voi.

UBND huyện họp bàn, dự kiến cuối năm 2014 thôn Đồng Lách sẽ có điện sáng. Vậy mà khi năm mới đã gõ cửa từng nhà thì điện vẫn chưa về tới bản, người dân được phen mừng hụt. Cán bộ lại hứa, trong năm 2015 Đồng Lách sẽ được đổ đường nhựa và kéo điện. Năm 2015 đã trôi qua ngót 1/3, chính sách vẫn chỉ nằm trên giấy và người dân lại tiếp tục chờ đợi, hi vọng…

THUỲ DƯƠNG – HƯƠNG GIANG

Tin khác

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

(CLO) Trong quá trình thi công dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Điều tra
Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

(CLO) Những năm qua, Công ty TNHH Quyết Thắng đã trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng... nhưng tỷ lệ tiết kiệm ngân sách sát mức 0%.

Điều tra
Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

(CLO) Mới đây, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã ra công văn yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp giải quyết ngay các vấn đề phản ánh của người lao động, đặc biệt phải tổ chức trao quyết định nghỉ hưu cho bà Vy Thị Hồng Cứu.

Điều tra
Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

(NB&CL) Mặc dù người dân đã gửi đơn khiếu nại về việc bị Công ty CP Phú Đức Chính và Công ty Thuận Lập khai thác đá trên núi Thị Vải, tiểu khu Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, chồng lấn trên 24 héc ta đất rừng phòng hộ, nhưng BQL Rừng phòng hộ Bà Rịa - Vũng Tàu suốt một thời gian dài vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Điều tra
Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

(NB&CL) Trên địa bàn phường Trần Phú (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội), Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên cho nhiều doanh nghiệp vào lắp đặt, sản xuất bê tông trái phép suốt nhiều năm nhưng chính quyền địa phương có dấu hiệu bao che, không quyết liệt xử lý, khiến dư luận nhân dân bức xúc.

Điều tra