Nỗi sợ hãi toàn cầu mang tên 737 MAX 8

Thứ tư, 13/03/2019 12:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng loạt các nước phương Tây, bao gồm Anh, Đức và Pháp đã tham gia vào phong trào đình chỉ sử dụng các máy bay thuộc dòng 737 MAX 8 sau khi một chiếc máy bay tương tự đã rơi hôm 10/3 vừa qua tại Ethiopia.

Chiếc Boeing 737 Max 8 của hãng American Airlines tiếp tục hoạt động hôm 12/3. Ảnh: Reuters

Chiếc Boeing 737 Max 8 của hãng American Airlines tiếp tục hoạt động hôm 12/3. Ảnh: Reuters

Ngày 10/3, chiếc máy bay Boeing 737 MAX 8 chở 149 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn đã bị rơi gần thị trấn Bishoftu, cách thủ đô Addis Ababa của Ethiopia 62km về phía Đông Nam chỉ vài phút sau khi cất cánh. Toàn bộ 157 người trên chuyến bay đều thiệt mạng.

Trước đó 6 tháng, ngày 29/10/2018, chiếc Boeing 737 MAX 8 của hãng hàng không Lion Air mang số hiệu JT610 cất cánh từ sân bay quốc tế Jakarta, thủ đô Indonesia nhưng mất liên lạc chỉ 3 phút sau đó và được xác định đã lao xuống biển Java. Toàn bộ 189 người trên chuyến bay, bao gồm 181 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn, đã thiệt mạng.

Cơ quan an ninh hàng không châu Âu đã yêu cầu dừng toàn bộ các chuyến bay sử dụng máy bay 737 Max 8 tại EU.

Boeing hôm 12/3 cho biết họ "hoàn toàn tự tin" vào độ an toàn của dòng 737 MAX, và nhiều nước khác bao gồm cả Bắc Mỹ và Trung Đông đều tiếp tục sử dụng dòng máy bay thân nhỏ này.

Lệnh cấm tại nhiều quốc gia

Dưới đây là danh sách những nước đã đưa ra lệnh cấm đối với dòng máy bay 737 MAX.

Cục an ninh Hàng không Australia cho biết đã tạm dừng việc cấp phép cho các máy bay đời Boeing 737 MAX cất cánh và hạ cánh tại nước này.

Áo đã quyết định cấm sử dụng dòng máy bay này vì lý do an ninh cho tới khi có thêm kết quả từ cuộc điều tra.

Bỉ đã đóng không phận đối với các chuyến bay sử dụng dòng 737 MAX, theo như thông tin từ phía tờ Belga dẫn lời Bộ trưởng Giao thông Francois Bellot.

Anh đã cấm toàn bộ các chuyến bay 737 MAX trong không phận nước này. "Chúng tôi đã thực hiện một bước đi phòng tránh, yêu cầu mọi chuyến bay dân sự sử dụng dòng máy bay này không hạ cánh, cất cánh cũng như bay qua không phận của Anh", người phát ngôn nước này cho hay.

Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm 96 chiếc MAX 8 của các hãng hàng không nội địa nước này được cất cánh.

Cơ quan hàng không dân sự Pháp cũng cấm dòng 737 MAX được bay qua không phận của nước này.

Bộ trưởng Giao thông Đức Andreas Scheuer cũng phát biểu trên truyền hình rằng các chuyến bay sử dụng dòng 737 MAX sẽ không được bay qua không phận nước này.

Ấn Độ đã đưa ra lệnh cấm với dòng máy bay này ngay khi thông tin về vụ tai nạn xuất hiện.

Indonesia đã cấm tạm thời các hãng hàng không sử dụng dòng máy bay này để kiểm tra.

Ai-len đưa ra lệnh cấm toàn bộ các đời của dòng 737 MAX được hoạt động hay tiến vào không phận nước này.

Italia sẽ tiến hành đóng không phận với dòng 737 MAX 8 trong hôm nay.

Hà Lan yêu cầu các máy bay 737 MAX 8 không bay qua nước này, theo như tờ ANP đưa tin.

Na Uy, Ba lan cũng đưa ra lệnh cấm tương tự.

Singapore cũng cấm toàn bộ máy bay thuộc dòng 737 MAX được cất cánh và hạ cánh tại nước này.

Hàn Quốc đang tiến hành kiểm tra khẩn cấp 2 chiếc MAX 8 thuộc sở hữu của hãng Eastar Jet. Hai chiếc máy bay này sẽ tạm thời dừng hoạt động từ 13/3.

Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra lệnh cấm với hai dòng 737 MAX 8 và MAX 9. UAE đưa ra lệnh cấm với toàn bộ dòng 737 MAX để đề phòng.

Cục hàng không Việt Nam cũng đưa ra thông cáo cấm các chuyến bay 737 MAX tiến vào không phận. Hiện không có hãng hàng không nào của Việt Nam sử dụng dòng máy bay này.

Các hãng hàng không trên thế giới cũng đưa ra hành động tương tự.

Cayman Airways, Comai, Norwegian Air, S7 Airlines, Singapore Airlines, Tui Airways và Turkish Airlines cũng đưa ra hành động đình chỉ sử dụng dòng 737 MAX 8.

Tại Việt Nam, Bamboo Airways cũng là đơn vị đã tuyên bố hồi tháng trước rằng họ đang đàm phán với Boeing để mua 25 chiếc 737. Công ty này hiện không đưa bình luận nào về vụ việc.

Boeing không phản ứng

Tuy nhiên, Boeing lại không đưa ra lệnh cấm với các máy bay 737 MAX của mình như các nước đang làm.

"Việc không cấm các máy bay của Boeing khiến công ty này khó lòng kiểm soát tình hình, chuyên gia phân tích của CNN Mary Schiavo cho hay.

Nếu Boeing đưa ra lệnh cấm với hơn 300 chiếc 737 MAX của mình trên toàn thế giới, cũng như tạm dừng việc giao các dòng máy bay mới thì công ty có thể có nhiều kiểm soát hơn đối với tình hình.

Ngay sau khi có thông tin chuyến bay của Ethiopian Airlines gặp nạn, cổ phiếu của Boeing cũng ngay lập tức rớt giá. Chỉ trong 2 ngày, công ty này đã "bốc hơi" mất 20 tỷ USD giá trị và không có dấu hiệu chững lại.

Nhiều hãng hàng không cũng cho biết rất nhiều khách hàng đã gọi tới để hỏi về chuyến bay sắp tới của họ, lo ngại về độ an toàn của các chuyến bay.

"Thời điểm vàng (để ra lệnh tạm dừng hoạt động) là ngay sau khi vụ tai nạn diễn ra", Nick Wyatt - chuyên gia phân tích của GlobalData cho hay. "Tôi nghĩ rằng họ lo sợ nhiều người sẽ nhận định rằng họ đang không chắc chắn với tuyên bố về tính an toàn của máy bay. Nhưng tôi nghĩ cả hai giải pháp này đều không thể mang lại kết quả tốt".

Việc cấm các máy bay 737 MAX hoạt động có thể khiến Boeing chịu thiệt hại từ 1 tới 5 tỷ đô trong 3 tháng, theo như ước tính từ hãng Meluis Research và Jefferies. Tuy nhiên Boeing có thể chi trả cho việc đó, khi họ có doanh thu 101 tỷ đô trong năm ngoái, với lợi nhuận lên tới 10,6 tỷ đô. Dự kiến doanh thu trong năm nay còn cao hơn.

Câu trả lời có lẽ đã khác nếu như 2 hãng hàng không gặp nạn là 2 hãng lớn của Mỹ như Southwest Airlines và American Airlines mà không phải là Lion Air hay Ethiopian Airlines.

Năm 2013, Boeing đã từng cấm dòng 787 Dreamliners được cất cánh khi ắc quy của máy bay bị bắt lửa và thiệt hại với họ là khá nhỏ.

Ảnh hưởng từ Bộ Giao thông Vận tải Mỹ?

Tờ Wall Street Journal thì lại nhận định rằng tai nạn tại Ethiopia là hệ lụy của sự trì trệ tới từ Bộ Giao thông Vận tải Mỹ khi không có chế tài quản lý rõ ràng, từ số lượng ghế tối thiểu tới hàng rào thứ 2 trong khoang lái.

Vị trí cấp cao nhất tại cục quản lý hàng không Mỹ cũng đã bị bỏ trống trong 14 tháng nay.

Hàng loạt các vấn đề dưới thời Bộ trưởng Elaine Chao gần như bị trì hoãn vô thời hạn, bao gồm cả nhiều vấn đề quan trọng với các hành khách. Việc xử phạt các hãng hàng không cũng giảm tới 88% trong 2 năm qua.

Hoàng Việt

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h