Nối yêu thương, nối những tấm lòng

Thứ sáu, 03/04/2015 08:17 AM - 0 Trả lời

Nối yêu thương, nối những tấm lòng

(NB&CL) - “Màu xanh của núi rừng, của quân hàm xanh biên phòng và màu đỏ nhiệt huyết, quấn quýt với núi cao tầng tầng lớp lớp biên cương, có bàn tay nhỏ núi cao thả xuống, níu vào bàn tay người lớn, từ miền xuôi đồng bằng... Chỉ vậy thôi, để khẳng định tấm lòng của "Áo ấm biên cương" (AABC). Nhà báo Mai Thanh Hải đã chia sẻ giản dị như vậy về chương trình thiện nguyện do anh làm Chủ nhiệm.
Báo Công luận 
Nhà báo Mai Thanh Hải 

1.Ba năm qua (AABC chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2012), chẳng ai trong ngôi nhà AABC lên báo chí phát ngôn to tát rằng tôi đã làm thế này, thế kia, nhưng chỉ cần đọc những dòng status tự sự trên facebook của Chủ nhiệm chương trình: “Bạn cứ hình dung cảnh trước mỗi chuyến đi cả tháng, hầu như ngày cuối tuần nào, cũng phải huy động hàng chục tình nguyện viên (TNV) bó gối cả ngày, sùm sụp khẩu trang phân loại quần áo, lọc ra vô số những thứ mà đồng bào thiểu số không thể dùng được. Từ quần áo rách, đứt cúc, hỏng khóa, váy ngủ, giầy dép há mõm cho đến quần lót, áo ngực rách như xơ mướp, mùi hôi hám nồng nặc... Bạn có biết là mỗi chuyến đi của AABC, đều phải thuê riêng 1 chiếc xe tải 3,5 tấn chở hàng với giá tuy có ưu đãi nhưng cũng lên đến hàng chục triệu đồng cho chuyến đi hàng nghìn km đường đồi núi nguy hiểm, gian truân. Nếu xe đó chở toàn hàng mới thì còn ý nghĩa, nếu bỏ cả chục triệu đồng chở quần áo cũ đã qua sử dụng, lên địa bàn lại phải năn nỉ bà con, thầy cô nhận và phân chia hộ, liệu bạn có tiếc số tiền thuê xe chuyên chở?... Bạn có thể tưởng tượng nổi là các địa bàn AABC hướng đến, xe chở hàng chỉ đến được trung tâm xã hoặc Đồn Biên phòng, sau đó hàng muốn đến tận tay các điểm trường nằm sâu trong các bản, có khi hàng chục km đường đi bộ, tất cả hàng hóa lại phải gò trên lưng TNV, bộ đội - dân quân - thầy cô giáo, mướt mải mồ hôi và bất trắc đến nhường nào...”. Sẽ thấy rõ những thành viên AABC đã nỗ lực, vất vả nhường nào để có được những chuyến quà đầy ý nghĩa lên với những đứa trẻ vùng cao ở Cô Ba, Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng); Xín Mần (Hà Giang), Nà Khoa (Mường Nhé, Điện Biên); vùng rốn lũ Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh)…

2. Nhưng tất cả những nhọc nhằn, vất vả ấy sẽ chẳng là gì nếu vị Chủ nhiệm chương trình, Ban điều hành, các thành viên AABC, các TNV chứng kiến hình ảnh “Những đứa trẻ mở ngay túi quà, hấp tấp mở khóa áo mới, hít hà mùi vải và mắt sáng rực nhìn màu áo sạch tươi…”. Hay đọc được những dòng như thế này: “Tôi chưa được 1 lần gặp anh nhưng theo dõi những hoạt động của anh cùng với những người bạn của anh, cá nhân tôi cảm thấy như bị cuốn theo mọi người. Tôi cảm thấy dường như tình yêu đất nước, yêu quê hương và những con người Việt Nam trong tôi rõ rệt hơn, nhiều hơn...". Thế nên, như trải lòng của nhà báo Mai Thanh Hải: Bạn hỏi: “Làm AABC có mệt không?”. Mệt lắm chứ, rất mệt đằng khác và có những lúc chỉ mấy anh em, nhưng cũng gắt gỏng - mắng cãi nhau vì những chuyện đâu đâu, bởi vì quá oải, quá sức ép, quá mất thời gian, tiền bạc. Không ít lần thở hắt: “Xong chuyến này rồi thôi… Thế nhưng, chính những lúc mệt mỏi - muốn buông tay nhất, lại có những sự động viên, thúc giục và đồng hành, như thế này, để mấy anh em thêm sức mạnh, trên hành trình đi dọc Biên cương”. Để cái đích cuối cùng là “cho con trẻ vùng cao được vui...”, “để các con không còn phải rét” …
 
Báo Công luận 
Hớn hở mang áo ấm về nhà.

3. Với những ai biết chút ít về AABC cũng thấy rõ, để duy trì được một AABC hoạt động hiệu quả suốt 3 năm qua, không hề là điều dễ dàng. Kinh tế khó khăn, những scandal của nhiều chương trình mang danh từ thiện… đã khiến nhiều người thật tâm đôi chút mất lòng tin, bớt đi chút mặn mà với các hoạt động thiện nguyện… Mai Thanh Hải nói với tôi “Nhiều người hỏi mình: “AABC có gì khác với các Chương trình thiện nguyện, cũng lên với trẻ em vùng cao biên giới?” Tôi bảo: Có nhiều cái khác lắm, nhưng khác nhất là các Đoàn Công tác của AABC có sự đồng hành, giúp sức của CBCS các Đồn Biên phòng. Đặc biệt nữa là việc AABC có sự đồng hành của hơn 30 nhà báo, những người không chỉ bằng sức lực của chính mình mà còn thông qua những bài báo, những mối quan hệ xã hội… đã giúp cho “cánh tay” của AABC vươn xa. Nhưng có điều Mai Thanh Hải không nói, nhưng nếu tìm hiểu kỹ về AABC sẽ thấy chương trình này còn nhiều khác biệt nữa. Đơn cử như những tiêu chí và quy định khá chi tiết, thậm chí là khắt khe đối với mỗi thành viên tham gia AABC, rằng các thành viên AABC nếu muốn làm từ thiện sẽ thực sự được làm đúng nghĩa việc thiện, nghĩa là bỏ công, bỏ sức và cả… tự túc chi phí… Làm vậy, như anh nói, cũng là điều bất đắc dĩ thôi, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất cái gọi là làm “từ thiện ảo”, cả những bất trắc có thể xảy ra với các thành viên, tình nguyện viên AABC khi hoạt động của AABC thường ở những vùng có những quy định ngặt nghèo về an ninh quốc gia…

4. suốt cuộc trò chuyện- không dễ có với tôi (vì dường như quanh năm đeo đuổi anh là những chuyến đi, mà toàn những chuyến đi xa) - Mai Thanh Hải không muốn nói về mình. Với vị Chủ nhiệm chương trình AABC, chấp nhận “đi lại nhiều, mệt mỏi, tốn kém”, chấp nhận cái tiếng “khó tính” thậm chí cả cái sự “nhịn” và "nhục" (chẳng dễ với một người làm báo đầy những kiêu hãnh như anh)… chấp nhận tất cả. Để được cái gì ư? Mai Thanh Hải cười: được nhiều lắm: cành đào Lai Châu được chính lãnh đạo đồn biên phòng cẩn thận cưa buộc tặng, can rượu Mã Lủng Kha do anh em Đồn Biên phòng Lũng Cú gửi về; nhành hoa ốc san hô từ đảo Nam Yết gửi ra; túi cá khô, anh em DK/15 chuyển ra, cân mực của Trạm Rada 490 trên đảo Bạch Long Vĩ … Nhưng, đáng giá hơn cả, với anh và hơn 30 nhà báo ở ngôi nhà AABC, là hình ảnh “bọn lít nhít vùng cao rạng rỡ với áo mới”… Đơn giản, bởi “Chúng là phiên bản cực khổ của mình ngày xưa và chúng bằng tuổi con gái của mình” ... Là những cảnh dùng dằng ôm nhau chia tay, nước mắt lăn tràn thực sự trên mặt kẻ ở người đi… Là lời khen tặng “Bộ đội mình tình cảm quá!”… Là buổi chào cờ nơi cột mốc biên cương, ở đó vang lên giữa vang vọng đá núi mây ngàn, lời hát Quốc ca hào sảng, 10 lời thề Danh dự máu thịt… thiêng liêng và tự hào biết mấy… Chỉ cần thế thôi, đủ để anh, ban điều hành và các thành viên AABC nuôi niềm tin nối dài hành trình nhân ái cho AABC, mang “đồ ấm- đồ no” lên cho đồng bào biên cương. Lòng người có vững thì phên giậu Tổ quốc mới bền…

Ngọc Lành

 

Tin khác

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội
Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

(CLO) Chiều 13/4, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí chủ đề “Kỹ năng khai thác thông tin để phát triển câu chuyện về đồng bào dân tộc thiểu số”.

Công tác hội