"Nữ hoàng ballet" Maya Plisetskaya

Thứ năm, 07/05/2015 09:17 AM - 0 Trả lời

"Maya Plisetskaya đã qua đời sau một cơn đau tim nặng, ở Munich (Đức), thọ 89 tuổi". Dòng thông báo từ ông Vladimir Urin, Tổng Giám đốc Nhà hát Bolshoi đã khiến cả nước Nga choáng váng. Với họ, Maya Plisetskaya là một trong những nghệ sĩ ballet vĩ đại nhất thế kỷ 20, người đã mê hoặc thế giới với những màn diễn đầy gợi cảm và vẻ đẹp hiếm có.

"Maya Plisetskaya đã qua đời sau một cơn đau tim nặng, ở Munich (Đức), thọ 89 tuổi". Dòng thông báo từ ông Vladimir Urin, Tổng Giám đốc Nhà hát Bolshoi đã khiến cả nước Nga choáng váng. Với họ, Maya Plisetskaya là một trong những nghệ sĩ ballet vĩ đại nhất thế kỷ 20, người đã mê hoặc thế giới với những màn diễn đầy gợi cảm và vẻ đẹp hiếm có.

Có thể nói cuộc đời của Maya Plisetskaya nhiều vinh quang nhưng cũng không ít giông bão. Giông bão đến với Maya Plisetskaya từ rất sớm khi bà còn là một cô bé con. Cũng chỉ bởi bà sinh trưởng (Maya Plisetskaya sinh ngày 20/11/1925) trong một gia đình gốc Do Thái. Năm Maya Plisetskaya mới tròn 12 tuổi, cha bà, một kỹ sư, đã bị bắn chết trong thời Stalin vì bị coi là “kẻ thù của nhân dân”. Còn mẹ bà, một nữ diễn viên, đã bị buộc tội phản bội và bị đi cải tạo lao động. Plisetskaya lớn lên trong sự nuôi dậy của cô, chú. Sau khi tốt nghiệp năm 1943, Maya Plisetskaya được nhận vào nhà hát Bolshoi và đã rất nhanh chóng trở thành diễn viên ballet chủ chốt của nhà hát.

Báo Công luận

Cuộc đời của Maya Plisetskaya sang trang từ độ ấy. Được tắm mình trong bầu không khí đậm đặc sắc màu nghệ thuật của một thánh đường sân khấu như Bolshoi, tài năng balê của cô vũ nữ trẻ Maya Plisetskaya bắt đầu nở rộ. Vai diễn đầu tiên của Maya là nàng tiên Osenin trong vở balê Nàng lọ lem của nhà soạn nhạc Prokofyev (1945). “Thừa thắng” xông lên, Maya Plisetskaya sau đó đóng xuất sắc vai bà chủ Mednaya Gora trong vở balê Bông hoa đá (1959) của Prokofyev (biên đạo múa Grigirivich), vai Mekhmene Bana trong vở Truyền thuyết tình yêu (1965), vai Raymond trong vở Raymond, vai Kitri trong Đông ki sôt, nhân vật Avro trong Người đẹp ngủ, vai Juliet trong Romeo và Juliet và nhiều vở balê nổi tiếng khác. Tuy nhiên, “lưu danh” nhất phải kể đến vai diễn trong các vở Carmen Suite, Anna Karenina, Người đẹp say ngủ (Sleeping Beauty). Màn diễn của bà trong vở Dying Swan, gây tiếng vang lớn với các động tác hết sức uyển chuyển, linh hoạt, đặc biệt là đôi tay, đã trở thành thương hiệu của bà. M.Plisetskaya cũng là một biên đạo múa tài năng. Nổi bật nhất trong hoạt động này là đã dựng vở kịch múa Anna Karenina theo tiểu thuyết cùng tên của đại văn hào Nga Lev Tolstoy và nhiều vở balê khác.

Tài năng là thế nên không có gì ngạc nhiên khi lúc sinh thời, Maya Plisetskaya được tặng thưởng rất nhiều giải thưởng, nhiều huân và huy chương cao quý của nhà nước Liên Xô và LB Nga. Bà còn được tặng nhiều phần thưởng và các danh hiệu cao quý của nước ngoài, trong đó có thể kể tới huân chương Văn học nghệ thuật của Pháp (1984), giải thưởng hoàng gia quốc tế của Nhật (2006)... Từ 1994 ở Sant Peterburg thường tiến hành cuộc thi vũ balê quốc tế mang tên bà. Một số nhà điện ảnh đã dựng phim tài liệu kể về thân thế và sự nghiệp của bà. Với nước Nga, Maya Plisetskaya đã trở thành một huyền thoại, “biểu tượng ballet thế kỷ 20”. “Plisetskaya sống mãi. Không chỉ nước Nga mà cả thế giới biết rằng, Plisetskaya là biểu tượng của nghệ thuật ballet Nga trong thế kỷ 20” – Vladimir Urin, Tổng Giám đốc Nhà hát Bolshoi không ngại dùng những từ hoa mỹ nhất để nói về bà. Theo Vladimir Urin, sự ra đi của Maya Plisetskaya đã gây sốc cho Nhà hát Bolshoi, nơi bà trình diễn cho tới những năm ngoài 60 tuổi và đã lên kế hoạch kỷ niệm 90 năm ngày sinh vào tháng 11. Nghệ sĩ Nga Diana Vishneva thậm chí còn không ngại ngùng tuyên bố viết trên Facebook: “Kỷ nguyên của các huyền thoại ballet đã kết thúc”. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chia buồn tới gia đình bà.

Báo Công luận

Như đã nói, cuộc đời Plisetskaya vinh quang nhưng cũng đầy giông bão. Không chỉ trong những năm tháng tuổi thơ, ngay cả khi đã trở thành một biểu tượng ballet, những trái ngang của cuộc đời vẫn không thôi đeo bám bà. Plisetskaya đã từng tạo nên nhiều thi phi khi cương quyết hy sinh vai trò làm mẹ vì nghệ thuật ballet. Bà sống cùng chồng là nhà soạn nhạc Rodion Shchedrin, người đã soạn nhiều nhạc phẩm cho các vở ballet của bà. Trong sự nghiệp lâu dài của mình, Plisetskaya cũng luôn gây tranh cãi. Hồi năm 1967, bà gây scandal với màn múa đầy nhục dục trong Carmen, vở ballet được biên đạo múa Cuba Alberto Alonso dàn dựng cho bà. “Từng động tác, cử chỉ, ánh mắt trong vở Carmen đều có ý nghĩa. Tác phẩm này khác hẳn với những vở ballet khác. Song nó lên sân khấu khi nước Nga đang trong chiến tranh và tôi bị chỉ trích là phản bội lối múa cổ điển” - Plisetskaya từng nói. Tại Moscow, người ta cho đó là lối dựng vở mang tính khiêu dâm. Bộ trưởng Văn hóa Liên Xô thời ấy thậm chí còn gọi M.Plisetskaya là kẻ phản bội nền ballet kinh điển. Không chỉ với Carmen, vở diễn Anna Karenina dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Lev Tolstoy, hoặc kịch Hải âu theo vở kịch cùng tên của Anton Chekhov mà Plisetskaya dựng và tự diễn cũng đã bị người đương thời dè bỉu vì sự nhạy cảm và khó hiểu.

Báo Công luận

Nhà phê bình nghệ thuật người Pháp André Hersent đã tìm những từ đồng nghĩa với tên họ của M.Plisetskaya. Đó là những từ dũng cảm và tiền phong. Một sự trùng hợp bất ngờ, nhưng thực ra hết sức chính xác. Vượt qua mọi thị phi, bằng bản lĩnh, sự can đảm, dũng cảm và có lẽ cả sự tự tin vào cái tôi nghệ sĩ chân chính của mình, M.Plisetskaya vẫn trung thành với hướng đi nghệ thuật đã lựa chọn. “Plisetskaya là người luôn nói và múa theo những gì cảm nhận được” – Nhà hát Bolshoi tuyên bố và coi bà là “biểu tượng của tinh thần đối kháng lại tư tưởng hẹp hòi trong nghệ thuật”. Một điều rất thần kỳ là, năm 2005, dù đã ở tuổi thất thập Maya Plisetskaya vẫn xuất hiện trên sàn diễn trong chương trình gala tại điện Kremlin nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh. Bà đã trình diễn Ave Maya, vở ballet mà vũ công kiêm biên đạo múa Pháp huyền thoại Maurice Bejart dàn dựng cho bà. Bejart cũng chính là người từng mô tả Plisetskaya là “huyền thoại còn sống cuối cùng của làng múa. Bất cứ khi nào Plisetskaya múa, tôi cảm thấy bà có một sức mạnh to lớn và đầy gợi cảm. Song trên tất thảy, bà mang đến một lối múa hiện đại”. Tại chương trình gala này, nhà phê bình ballet Tatyana Kuznetsova khẳng định: “Không có nghệ sĩ ballet nào khác trong lịch sử múa đã gặt hái thành công và vẫn gây chú ý trong suốt 60 năm như Plisetskaya. Có lẽ bởi những điều rất đặc biệt như thế đã khiến Maya Plisetskaya trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho cả những nghệ sĩ ngoài ngoài địa hạt ballet. Là nghệ sĩ Nga nhưng Maya Plisetskaya đã là “nàng thơ” của các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng của Pháp như Yves Saint Laurent và Pierre Cardin. Những vũ đạo gia nổi tiếng nhất dựng vở cho M.Plisetskaya, phục trang của nữ nghệ sĩ do những nhà tạo mốt thượng đẳng đảm nhận. Hình tượng M.Plisetskaya đi vào thơ ca nhạc họa. Bất kỳ nhà hát nào trên thế giới cũng mở rộng cửa đón chào bà, người ta mong mỏi được thấy bà trên sàn quay của phim trường. Hai từ huyền thoại là tước hiệu vinh quang mà M.Plisetskaya được nhận từ lâu và cho đến nay vẫn gắn liền với danh tính nữ nghệ sĩ.

Hà Anh

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo