Nước Anh trước thời điểm rời EU: Ngổn ngang trăm mối…

Thứ năm, 07/03/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 29/3/2019 - thời hạn cuối cùng để nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU) - đang đến rất gần. Nhưng thực sự nước Anh có hoàn tất được tiến trình Brexit của mình vào ngày 29/3? Đó là câu hỏi không dễ trả lời, bởi trong nội tại nước Anh, Brexit vẫn đang là câu chuyện ngổn ngang trăm mối tơ vò…

Thỏa thuận chưa thành

Chỉ còn hơn 20 ngày trước thời điểm “Xứ sở sương mù” chính thức rời “ngôi nhà chung” châu Âu, Hạ viện Anh vẫn chưa thể thống nhất một thỏa thuận “ly hôn” với EU. Thỏa thuận được Chính phủ của Thủ tướng May và EU đạt được hồi tháng 11/2018 đã bị Hạ viện nước này bác bỏ với tỷ lệ phản đối cao kỷ lục trong cuộc bỏ phiếu hồi giữa tháng 1 vừa qua. Nếu những sửa đổi mà Thủ tướng May nỗ lực tìm kiếm không giúp thỏa thuận này được ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu lần hai tại Hạ viện dự kiến diễn ra vào ngày 12/3 tới, Chính phủ sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu khác vào ngày 13/3 để các nhà lập pháp quyết định liệu có chấp thuận một kịch bản Brexit không thỏa thuận hay không. Nếu khả năng này tiếp tục bị phủ quyết, Quốc hội sẽ bỏ phiếu vào ngày 14/3 về phương án tìm kiếm sự “gia hạn ngắn và có giới hạn” đối với Điều khoản 50 trong Hiệp ước Lisbon. 

Trước đó, hồi trung tuần tháng 2/2019, Chính phủ Anh nêu rõ các cuộc đàm phán Brexit hiện nay đang tập trung vào việc đảm bảo thỏa thuận mới để trấn an các nghị sĩ Anh có tư tưởng hoài nghi châu Âu, thay vì yêu cầu một thỏa thuận “ly hôn” mới với EU. Trong khi đó, các lãnh đạo EU cũng khẳng định không muốn đàm phán lại thỏa thuận đã đạt được với Anh vào năm ngoái chỉ để làm hài lòng những nghị sĩ Anh đã bác thỏa thuận này tại nghị viện.

Theo Reuters, ngày 4/3, Luật sư của Chính phủ Anh đang tìm kiếm những thay đổi ràng buộc về mặt pháp lý cho điều khoản “chốt chặn” trong vấn đề đường biên giới Iceland khi các cuộc đàm phán Brexit (Anh rời khỏi Liên hiệp châu Âu - EU) vẫn đang lâm vào tình trạng bế tắc. Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề cộng đồng và địa phương của Anh J.Brokenshire nói: “Đại diện pháp lý của chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm bảo đảm chúng ta có được những thay đổi ràng buộc về mặt pháp lý để chúng ta không bị bế tắc trong vấn đề liên quan đến đường biên giới với Ireland”.

Nữ Thủ tướng Anh Theresa May và Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker.

Nữ Thủ tướng Anh Theresa May và Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker.

Trì hoãn và nới lỏng

Đây đang được xem là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra nếu xét lại toàn bộ tình hình hiện nay. Nhất là mới đây nhất, kết thúc ngày đàm phán 5/3 vừa qua, tại Brussels (Bỉ), hai bên chưa đạt được bước đột phá nào có thể đảm bảo thỏa thuận “ly hôn” sẽ được Quốc hội Anh thông qua.

“Nếu không đạt được đột phá, phương án tốt hơn sẽ là tìm cách trì hoãn ngày ra đi hơn là tách khỏi EU vào đúng hạn 29/3” - đó là quan điểm chung của Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí Amber Rudd, Bộ trưởng Tư pháp David Gauke và Bộ trưởng Doanh nghiệp Greg Clark của Anh. Ngày 3/3, Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cho rằng Liên minh châu Âu (EU) khó có thể đồng ý để Anh hoãn hạn chót rời khỏi liên minh này trong thời gian dài vì khối đang chuẩn bị cho một số cuộc bỏ phiếu quan trọng trong thời gian tới. Bộ trưởng Liam Fox cũng thừa nhận việc trì hoãn là cần thiết để Anh ra đi một cách êm thấm.

Tổng thống Slovenia Borut Pahor trong phát biểu đưa ra ngày 2/3 khi đang có chuyến thăm Anh đã tuyên bố nước này và nhiều thành viên EU khác ủng hộ gia hạn thời điểm diễn ra Brexit. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng công khai ủng hộ ý tưởng kéo dài thời hạn chót Brexit nếu nước Anh cần thêm thời gian. 

Tuy nhiên, trong các phát biểu vài ngày qua của các nhà lãnh đạo hàng đầu của EU như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Đức Merkel hay Trưởng đoàn đàm phán Brexit, Michel Barnier… thì phía châu Âu có hai vướng mắc chính đối với khả năng nước Anh xin trì hoãn Brexit. Đầu tiên, đó là về mục tiêu. Phía châu Âu cần biết rõ chính phủ muốn tạm hoãn Brexit để đạt được mục đích cụ thể là gì, liệu mục đích đó có khả thi hay không, nói như ông Michel Barnier là “nước Anh cần đưa ra quyết định chứ không phải cần thêm thời gian”. Vì thế, việc chính phủ Anh có thể đề nghị tạm hoãn Brexit phải đi liền với các giải thích cụ thể về điều mà nước Anh muốn đạt được trong thời gian tạm hoãn đó.

download

Bên cạnh đó, việc kéo thời điểm rời EU dài hơn thời hạn được thỏa thuận nhiều khả năng sẽ xung đột với thời điểm bầu cử Nghị viện châu Âu, dự kiến sẽ diễn ra vào thời điểm từ ngày 23 - 26/5 tới. Cả phía châu Âu lẫn phía Anh đều không muốn nước Anh tham dự vào cuộc bầu cử này bởi lẽ chắc chắn nước Anh sẽ rời EU nên việc tham gia là hoàn toàn vô nghĩa và làm phức tạp thêm tình hình. Tuy nhiên, theo luật thì nếu đến thời điểm bầu cử châu Âu mà Brexit chưa được thực thi thì về mặt pháp lý nước Anh vẫn còn là thành viên EU và phải tham gia cuộc bầu cử này. Vì thế, nếu nước Anh yêu cầu tạm hoãn Brexit thêm vài tháng thì giải pháp lý tưởng nhất là thời hạn tạm hoãn này sẽ kết thúc trước cuộc bầu cử châu Âu.

Điều đáng quan ngại nhất là một khi kịch bản Brexit không thỏa thuận thành hiện thực sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế lớn thứ năm thế giới khi mọi hoạt động trao đổi thương mại, dòng chảy hàng hóa và dịch vụ đều sẽ bị đình trệ vì việc tái áp dụng các biện pháp thuế quan.

Hà Anh

Tin khác

Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

(CLO) Phiên tòa hình sự lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm (18/4) đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn. Những người này sẽ đánh giá ông có tội hay vô tội trong vụ án "trả tiền bịt miệng" cho một ngôi sao khiêu dâm.

Thế giới 24h
Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

(CLO) Mỹ hôm thứ Năm (18/4) đã ngăn Hội đồng Bảo an thông qua tư cách thành viên chính thức của Palestine tại Liên hợp quốc. Nhiều tiếng nói bất bình đã được đưa ra sau quyết định của Mỹ.

Thế giới 24h
UNICEF: Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel tấn công

UNICEF: Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel tấn công

(CLO) Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell cho biết, hơn 13.800 trẻ em đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel phát động cuộc chiến toàn diện ở lãnh thổ này.

Thế giới 24h
Núi lửa phun trào dữ dội ở Indonesia, người dân sơ tán và sân bay đóng cửa

Núi lửa phun trào dữ dội ở Indonesia, người dân sơ tán và sân bay đóng cửa

(CLO) Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh và sơ tán hàng trăm người sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội dung nham, đá và tro bụi trong nhiều ngày.

Thế giới 24h
Đức bắt hai người gốc Nga bị cáo buộc âm mưu phá hoại quân sự

Đức bắt hai người gốc Nga bị cáo buộc âm mưu phá hoại quân sự

(CLO) Hai công dân Đức gốc Nga đã bị bắt ở Đức vì bị cáo buộc âm mưu tấn công phá hoại, bao gồm cả các cơ sở quân sự của Mỹ, nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine, theo các công tố viên Đức cho biết vào thứ Năm.

Thế giới 24h