Ông Tập đưa ra triển vọng tăng gấp đôi GDP của Trung Quốc vào năm 2035

Thứ tư, 04/11/2020 12:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bài phát biểu hôm thứ Ba vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai giải thích về các mục tiêu kinh tế mới trong 5 và 15 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc là "hoàn toàn có thể thực hiện được".

Một màn hình khổng lồ chiếu đoạn phim tin tức về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên đường phố Bắc Kinh vào tháng Bảy. Ảnh: Reuters

Một màn hình khổng lồ chiếu đoạn phim tin tức về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên đường phố Bắc Kinh vào tháng Bảy. Ảnh: Reuters

Các đề xuất cho kế hoạch kinh tế 2021-2025 của Trung Quốc và các mục tiêu dài hạn cho năm 2035 - được quyết định tại phiên họp toàn thể vào tuần trước của Ban Chấp hành Trung ương đảng cũng như bài phát biểu của ông Tập đã được Tân Hoa xã đưa tin.

Ông Tập nói rằng Trung Quốc có thể trở thành quốc gia có thu nhập đạt ngưỡng cao trong 5 năm tới. Nhưng các đề xuất không đề cập đến các mục tiêu tốc độ tăng trưởng cụ thể, thay vào đó tập trung vào các biểu hiện định tính.

Để so sánh, giải trình vào tháng 11/2015 của ông Tập về đề xuất kế hoạch 2016-2020 lưu ý rằng tổng sản phẩm quốc nội sẽ cần tăng trung bình 6,5% một năm.

Việc thiếu các con số mục tiêu cụ thể là do sự không chắc chắn được tạo ra bởi các yếu tố bao gồm đại dịch và nền kinh tế toàn cầu đi xuống. Ông Tập chỉ ra rằng các mục tiêu cụ thể sẽ được đưa vào đề cương sẽ được cơ quan lập pháp của Trung Quốc, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, thông qua khi cơ quan này họp vào tháng Ba năm sau.

Tăng gấp đôi GDP của Trung Quốc trong 15 năm sẽ đòi hỏi mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 4,7%.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ dự báo GDP của Mỹ đạt 31 nghìn tỷ đô la vào năm 2030. Giả sử tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ không đổi, GDP của Trung Quốc sẽ gần bằng 80% của Hoa Kỳ vào năm 2030 và có thể vượt qua vào giữa những năm 2030.

Bên trong một khu công nghiệp đóng tàu ở Qidong. Trung Quốc tìm kiếm các chuỗi cung ứng tự chủ và linh hoạt hơn. Ảnh Reuters

Bên trong một khu công nghiệp đóng tàu ở Qidong. Trung Quốc tìm kiếm các chuỗi cung ứng tự chủ và linh hoạt hơn. Ảnh Reuters

Kế hoạch 5 năm bao gồm các chính sách công nghiệp nhằm tăng cường vị thế của Trung Quốc trong cuộc chiến với Mỹ để giành ưu thế về công nghệ. Nó định vị các lĩnh vực như chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo là có ý nghĩa chiến lược, đồng thời kêu gọi thiết lập các chuỗi cung ứng tự lực.

Mục tiêu thứ hai dường như chủ yếu là phản ứng trước chuỗi trừng phạt của Washington đối với các công ty Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump. Một cụm từ khóa mới đề cập đến các thiết kế chuỗi cung ứng đó là cần "tự chủ và có thể kiểm soát".

Một quan chức cấp cao của chính phủ Trung Quốc giải thích: “Điều đó có nghĩa là chúng sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi bị các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ".

Tài liệu phác thảo các kế hoạch đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia, chẳng hạn như làm cho các hệ thống công nghiệp chống chịu tốt hơn trước các cuộc tấn công. Các khuyến nghị khác bao gồm tăng cường đổi mới công nghệ, thúc đẩy nghiên cứu các công nghệ chuỗi cung ứng cốt lõi và đa dạng hóa hoạt động mua sắm.

Trung Quốc đã sử dụng những tài năng được đào tạo ở nước ngoài, bao gồm cả ở Mỹ, để thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước. Nhưng với các cơ hội nghiên cứu ở nước ngoài dành cho người Trung Quốc đang chịu áp lực khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang, đề xuất này nhấn mạnh "sự tự lực và tự cải thiện" trong khoa học và công nghệ. Nó kêu gọi giảm thuế và hỗ trợ khác cho nghiên cứu cơ bản, một lĩnh vực mà Trung Quốc bị tụt hậu.

Các lĩnh vực mới nổi được chọn để phát triển bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, các nguồn và vật liệu năng lượng mới. Kế hoạch của Trung Quốc cũng dự kiến ​​"tích hợp sâu" internet, dữ liệu lớn và AI vào các ngành công nghiệp khác nhau.

Phần đề xuất về Hong Kong thì kêu gọi "tuân thủ pháp quyền""ngăn chặn các thế lực bên ngoài can thiệp" vào công việc của lãnh thổ.

Vân Trần

Tin khác

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ khả năng Nga tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, song cảnh báo rằng bất kỳ căn cứ không quân nào của phương Tây có máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến ​​triển khai ở Ukraine sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của Nga.

Thế giới 24h
Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

(CLO) Một máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga hôm 28/3 đã rơi xuống biển ngoài khơi cảng Sevastopol của Crimea và phát nổ.

Thế giới 24h
Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h