Phạm Công Danh đã qua mặt BIDV như thế nào?

Thứ ba, 16/01/2018 18:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phạm Công Danh lập hồ sơ khống thuê trụ sở, mua hệ thống công nghệ để rút tiền ngân hàng, nhưng cách thức này không thể áp dụng nhiều. Tinh vi hơn, Phạm Công Danh dùng chiêu "bật tường" đem tiền của Ngân hàng Xây Dựng gửi qua BIDV để cầm cố cho các công ty của Phạm Công Danh vay tiền BIDV, sau đó dùng tiền gửi của Ngân hàng Xây Dựng trả nợ cho BIDV. Với chiêu này, thông qua 12 công ty “ma”, Phạm Công Danh vay của BIDV 4.700 tỷ đồng.

Đổ tại cho Ngân hàng Nhà nước

Từ giai đoạn 1 của vụ án, Phạm Công Danh “luôn mồm” khai phạm tội để có tiền trả nợ cho Hứa Thị Phấn, trả nợ cho Trần Ngọc Bích nhằm đáng lạc hướng, che dấu sự thật toàn bộ số tiền rút ra Phạm Công Danh dùng trả nợ đã vay ngân hàng trước đó, mua cổ phần cho chính mình và gia đình, trả lương cho nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh, thậm chí mua … rượu. Cho đến phiên tòa này, Phạm Công Danh lại đổ tại Ngân hàng Nhà nước ép Ngân hàng Xây Dựng tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng nên Phạm Công Danh đã phải “lập mưu” rút tiền tăng vốn. Nếu không trở lại nguồn gốc vụ án, sẽ không thể thấy được các “chiêu trò” đánh lạc hướng của Phạm Công Danh.

Năng lực tài chính yếu kém, đã từng có tiền án về tội chiếm đoạt tài sản, Phạm Công Danh vẫn dự định xin thành lập ngân hàng chuyên về lĩnh vực xây dựng nhưng không thành. Qua Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh đã mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín của nhóm Hứa Thị Phấn. Khi mua, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai biết rõ Ngân hàng Đại Tín thua lỗ, không còn vốn điều lệ. Để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai lập đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín với nội dung cam kết nâng vốn Ngân hàng từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng. Đề án được chấp thuận, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai tiếp quản Ngân hàng và dùng chiêu “bật tường” để rút 4.700 tỷ đồng từ BIDV nhằm tăng vốn điều lệ theo Đề án. Do bị Ngân hàng Nhà nước giám sát, các giao dịch trên 5 tỷ đồng của Ngân hàng Xây Dựng phải xin ý kiến của Tổ giám sát. Khi gửi 3.070 tỷ đồng sang BIDV mặc dù mục đích thật là để bảo đảm cho các khoản vay của các công ty của Phạm Công Danh, nhưng Phan Thành Mai, Phạm Công Danh đã gian dối, báo cáo tổ giám sát là để bảo đảm khả năng thanh toán nhanh của Ngân hàng Xây Dựng. Thực tế, chính Danh và Mai dùng số tiền gửi này trả nợ cho các khoản vay của Phạm Công Danh, không những không đảm bảo khả năng thanh thanh toán, mà Danh, Mai đã đẩy Ngân hàng Xây Dựng đến tình trạng suy yếu khả năng thanh toán.

Báo Công luận
 Phạm Công Danh đã phù phép các tài sản thế chấp để vay được tiền của BIDV

Đề án tái cơ cấu do Danh, Mai lập. Danh, Mai gian dối để gửi tiền của Ngân hàng Xây Dựng sang BIDV. Danh rút tiền BIDV mua cổ phần nhằm kiểm soát Ngân hàng Xây Dựng cho mục đích cá nhân. Đây là kế hoạch từ trước của Phạm Công Danh, không hề có chuyện Ngân hàng Nhà nước thúc ép để Danh rút tiền trái phép.

Ai sai, ai đúng, ai thiệt hại?

Không chỉ gian dối để gửi tiền sang BIDV, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai còn tạo lập các biên bản họp Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây Dựng để dùng số tiền gửi này bảo lãnh cho khoản vay của 12 công ty “ma” của Phạm Công Danh tại BIDV mà không hề có hồ sơ cấp tín dụng bằng hình thức bảo lãnh.

Theo giám định của Ngân hàng Nhà nước, BIDV đã vi phạm quy định về cấp tín dụng; các công ty vay vốn không có phương án kinh doanh, không có nguồn trả nợ khả thi. BIDV không thực hiện đúng quy định về kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Các công ty này không hoạt động; phương án vay vốn khống; giám đốc công ty toàn là lái xe, bảo vệ, rửa xe… Phạm Duy Thanh, Phó Trưởng phòng KHDN4 của BIDV Sở Giao dịch 2 khai: “Tôi chỉ thẩm định trên dựa trên giấy tờ, không đi thẩm định thực tế”. Đặng Bảo Khoa, nhân viên Phòng KHDN1 BIDV Nam Sài Gòn khai: “Báo cáo đề xuất tín dụng tôi lập là đánh giá chủ quan của tôi do tôi không trực tiếp gặp gỡ, không tiến hành thẩm định khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn mà tin tưởng vào các thông tin tại hồ sơ, tin tưởng là Hội sở đã thẩm định đầy đủ…”.

Việc ký Hợp đồng bảo lãnh giữa BIDV, Ngân hàng Xây Dựng và các công ty vay vốn cũng không thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, thiếu chữ ký của người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh, thiếu chữ ký của người thẩm định khoản bảo lãnh của Ngân hàng Xây Dựng. Như vậy, liệu Hợp đồng bảo lãnh này có vô hiệu?

Về việc gửi tiền của Ngân hàng Xây Dựng sang BIDV, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng chỉ được gửi tiền, nhận tiền gửi với ngân hàng khác với kỳ hạn tối đa 3 tháng. Ngân hàng Xây Dựng và BIDV ký hợp đồng tiền gửi với kỳ hạn 7 ngày, nhưng thực tế các bên đã ký phụ lục hợp đồng duy trì tiền gửi này trong thời gian 7 tháng, đồng thời dùng để bảo đảm cho khoản vay của các công ty có kỳ hạn tới 6 tháng. Phải chăng cả hai ngân hàng đều không thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và liệu Hợp đồng gửi tiền này có giá trị pháp lý không?

Sau khi sử dụng hơn 2.500 tỷ đồng tiền của Ngân hàng Xây Dựng gửi tại BIDV để trả nợ thay cho các công ty, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai không hề yêu cầu các công ty nhận nợ, hay ghi nợ bắt buộc với các công ty này, cũng không yêu cầu các công ty này trả nợ. Khoản tiền này hiện Ngân hàng Xây Dựng không thu hồi được. Trong quá trình xử lý vụ án, Viện kiểm sát cho rằng khoản hơn 2.500 tỷ đồng do Ngân hàng Xây Dựng chuyển sang BIDV thông qua các quan hệ trái luật nên đã yêu cầu cơ quan điều tra thu hồi số tiền này.

Như vậy, cả BIDV và Ngân hàng Xây dựng đều có sai phạm, nhưng BIDV đã thu cả nợ gốc và lãi và được xác định là không thiệt hại. Cho đến nay, điều ngạc nhiên là Ngân hàng Xây Dựng chưa đưa ra yêu cầu nào để bảo vệ quyền lợi của mình, để xác định Hợp đồng tiền gửi, Hợp đồng bảo lãnh với BIDV là vô hiệu? Theo một số luật sư, Tòa cần đánh giá hiệu lực pháp lý của các hợp đồng này, sau khi xử lý các hợp đồng này thì mới xác định được BIDV hay Ngân hàng Xây Dựng thiệt hại.

Hồng Dương

Tin khác

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

(CLO) Do đã uống rượu bia nên xảy ra mâu thuẫn, thách thức dùng dao chém nhau, Nguyễn Văn Long đã chém bạn nhậu tử vong tại chỗ.

Vụ án
Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

(CLO) Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ 03 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Vụ án
Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

(CLO) Công an tỉnh Hậu Giang tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Việt Đức, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ để điều tra về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Vụ án
Đối tượng bị truy nã về tội giết người 'sa lưới' sau 9 tháng lẫn trốn

Đối tượng bị truy nã về tội giết người "sa lưới" sau 9 tháng lẫn trốn

(CLO) Quá trình tìm kiếm, nhóm của Sơn phát hiện 2 người bạn của Tiến là Nguyễn Văn Thức, Nguyễn Văn Sinh nên đã tấn công và truy sát. Hậu quả, Thức tử vong tại chỗ còn Sinh được đưa đi cấp cứu nhưng vết thương quá nặng nên đã tử vong sau đó.

Vụ án
Hải Dương: Vị trí bến thủy nội địa tiêu thụ tro xỉ phục vụ thi công công trình chính của Công ty CP Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh

Hải Dương: Vị trí bến thủy nội địa tiêu thụ tro xỉ phục vụ thi công công trình chính của Công ty CP Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh

(CLO) Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương, vị trí bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính của Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 phù hợp với quy hoạch tỉnh (cụm bến xã Lê Ninh); thuận lợi về yếu tố giao thông và phù hợp để hoạt động vận tải đường thủy.

Vụ án