Phát triển kinh tế tư nhân: Tập trung tối đa cho tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng

Thứ sáu, 15/03/2019 21:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay, 15/3, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức diễn đàn "Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam 2019" với sự tham gia của đại diện nhiều viện nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp.

Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam (Ảnh Phương Thảo)

Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam (Ảnh Phương Thảo)

Phát biểu khai mạc diễn đàn, PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, trong bối cảnh nhiều đổi thay của kinh tế thế giới, đặc biệt là trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiện hữu và nhiều tác động mạnh mẽ tới các khu vực kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung đang đứng trước rất nhiều áp lực cạnh tranh và những vấn đề khó khăn nội tại.

Vậy làm sao để khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển; trong đó, nhất là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm và ý kiến đề xuất nhiều giải pháp liên quan tới tín dụng, chính sách hỗ trợ về vốn, thuế, đất đai, thủ tục hành chính...

Tại diễn đàn, TS. Lê Xuân Sang, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, nền kinh tế đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Môi trường kinh doanh, lòng tin trong nước được phục hồi và cải thiện. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề đặt ra như nhiều chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá chủ yếu tăng trưởng về lượng, không đi liền với tăng trưởng về chất. Không ít DN phải ngừng hoạt động, đóng cửa. Chỉ số sử dụng lao động DN công nghiệp giảm...

Ông Sang cũng nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2019 – 2020. Theo đó, mặc dù 2 tháng đầu năm 2019, thể hiện rõ hơn sự bi quan về tăng trưởng toàn cầu. WB điều chỉnh 1/2019 về tăng trưởng toàn cầu 2019, năm 2020 giảm chỉ còn 3,5% và 3,6% từ mức 3,7% vào tháng 10/2018. Dự báo tăng trưởng GDP là 6,6-6,8%.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, kinh tế tư nhân mới đây mới được cho là động lực phát triển. Kinh tế tư nhân, bao gồm rất nhiều hộ gia đình, hàng ngàn start-up... Có 4 thay đổi gắn với DN đó là hội nhập và toàn cầu hoá, công nghệ và sáng tạo, cách mạng tiêu dùng do tầng lớp trung lưu tạo ra, bất định/rủi ro gia tăng.

Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, đóng góp GDP chủ yếu vẫn là thành phần kinh tế Nhà nước (28%) và kinh tế hộ gia đình (32%), nhưng đây lại là 2 lực lượng “có vấn đề” nhất về năng lực. Thực lực của nền kinh tế cải thiện chậm, hiện tại rất yếu.

Khu vực hộ gia đình là lực lượng nhỏ bé, manh mún, trong khi kinh tế Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ lớn, nợ xấu nhiều, tiêu phí nhiều tài nguyên và nguồn lực quốc gia.

Số doanh nghiệp “nhỏ và siêu nhỏ” vẫn chiếm 95-96% tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp “vừa” chỉ chiếm khoảng 1,7% tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu quan trọng.  

“Tỷ trọng quá nhỏ bé của nhóm doanh nghiệp vừa chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam rất khó lớn, chậm lớn và cũng khó có lực lượng tốt để phát triển thành doanh nghiệp lớn.

Trong khi đó số doanh nghiệp lớn - chiếm khoảng 2% tổng số doanh nghiệp – chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản và đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro, bởi lớn lên nhờ đầu cơ là chính.

Tài năng của doanh nhân Việt Nam tập trung vào đầu cơ chứ không phải cho đầu tư và cạnh tranh quốc tế, trong khi nguy cơ phạm luật mang tính hiện thực rất cao”- ông Trần Đình Thiên cho hay.

Để kinh tế tư nhân bứt phá, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có những giải pháp để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, trong đó tập trung giải tỏa các vấn đề căn bản – dài hạn: cơ cấu và cơ chế. Theo đó, cần tập trung tối đa cho tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Phương Thảo

Tin khác

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp
VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp