Phê bình thỏa hiệp và sự xuống cấp của văn hóa toàn cầu

Thứ sáu, 03/04/2015 09:52 AM - 0 Trả lời

Phê bình thỏa hiệp và sự xuống cấp của văn hóa toàn cầu

 Báo Công luận

Buổi giới thiệu cuốn sách “Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990-2010” của hai tác giả Bùi Như Hương và Phạm Trung, ngày 4/4/2013, tại Viện Goethe Hà Nội, với sự có mặt của nghệ sĩ D.Q.Lê và nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật trong nước và quốc tế.

Barbara Rose, nữ sử gia nghệ thuật và cua-to của nhiều triển lãm quốc tế, với bài viết này, thay vì sẽ trả lời theo thứ tự 14 câu hỏi của tạp chí RAIL đặt ra năm 2012 (xem các số Tạp chí Mỹ thuật trước), bà sẽ đề cập tới tình hình phê bình nghệ thuật suy thoái trong nền văn hóa toàn cầu đầy biến động và mang nặng tính thị trường.

Diderot là người đầu tiên viết bài phê bình các tác phẩm hội họa trưng bày. Thủa đó, phê bình nghệ thuật được coi là một nhiệm vụ đánh giá chất lượng tương đối của các tác phẩm nghệ thuật. Rồi tới Baudelaire, ông mở rộng định nghĩa cho phê bình nghệ thuật, xác định đây là một công việc mang tính đam mê và có thiên kiến nhằm bảo vệ nghệ thuật mới. Trong những năm 1960, khi Donald Judd tuyên bố rằng nghệ thuật không nhất thiết phải là "tốt" mà chỉ cần "thú vị" thì tất cả mọi điều đã thay đổi. Với việc xem "thú vị" như một tiêu chí dứt khoát, giá trị của nghệ thuật giờ đây phụ thuộc vào những phương cách rất khó hiểu, đánh đố nhận thức trực quan của người xem, bắt nhận thức vận động của họ biến thành cỗ xe tải các nội dung thẩm mỹ.

1. Vào lúc Judd phán rằng hội họa chỉ là thứ di tích đầy ảo tưởng của châu Âu, hẳn là hội họa nhất thiết phải làm ra cái gì đó thực sự mới - nếu muốn được chú ý. Bước vào phòng tranh "Bad Painting" (tạm dịch: "Hội họa tồi"), triển lãm có ảnh hưởng do cua-to Marcia Tucker cầm trịch tại New Museum (Tân Bảo tàng), bất kỳ phê bình gia nào cũng đã bị ngầm báo trước rằng tác phẩm "oách" thực sự nom phải "kinh". (Trong thực tế, phòng tranh này đáng nhớ vì có tranh của Neil Jenney - một họa sĩ hay thực sự.)

Với sự phân chia thành tốt và xấu, phê bình nghệ thuật chỉ còn mỗi việc đưa ra sự phân biệt cuối cùng: phẳng hay không phẳng. Nhiều thế hệ phê bình gia đã và vẫn đang còn cãi nhau về vấn đề "phẳng hoàn toàn là thế nào". Tôi bảo họ đúng là "cãi nhau" bởi vì có ai thực sự quan tâm tới nghệ thuật đâu.

Trừ phi bạn đang sống trên một hành tinh khác, chắc chắn bạn nhận ra rằng trong cái thế giới đa ngành, đa phương tiện, đa văn hóa, và đậm đặc văn hóa doanh nghiệp toàn cầu hiện nay, phê bình nghệ thuật có dạng hình nêm.

Đúng, phê bình nghệ thuật hiện nay có thể bị chỉnh sửa đầu to đuôi tóp để định hướng bán hàng và tiếp thị, song rốt cục thì văn hóa đã bị phân mảnh, không còn bất kỳ quyền phán xét nào về bất cứ sức mạnh quyền lực nào muốn vận dụng hoặc thay đổi thị hiếu, đặc biệt kể từ khi thị hiếu lâm vào bối cảnh này - một bối cảnh được quy định rất chủ quan và, do đó, nhiều khi chẳng liên quan gì tới văn hóa nghệ thuật.

Trong tình cảnh đó, bạn có quyền hỏi: tại sao hiện nay nhiều dự định liên quan tới nghề viết và phê bình nghệ thuật vẫn mọc lên như nấm. Và tại sao - giả thiết rằng các nhân viên hệ thống siêu thị Walmart kiếm được nhiều tiền hơn những nhà phê bình nghệ thuật - vẫn có nhiều bạn trẻ theo đuổi công việc phê bình không sinh lợi? Phải chăng cha mẹ họ dư giả đến mức họ có quyền ỷ lại và rồi theo đuổi một cuộc đời phóng túng?

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là không có những bài viết nghiêm túc về nghệ thuật đương đại, nhưng chúng khá hiếm. Có một số nhà báo chuyên viết về mảng nghệ thuật có năng lực, họ có khả năng viết những áng tiểu luận đủ sống động để có thể gợi lên nơi độc giả niềm khao khát được chiêm ngưỡng tác phẩm thực, song vì sao họ lại cứ thường chọn những đối tượng nghệ thuật dễ viết? Họ thậm chí còn có thị hiếu rất đáng nể là đằng khác.

Báo Công luận 

Một tác phẩm điêu khắc sắt hàn sơn đỏ của nhà điêu khắc Lương Văn Việt trưng bày trên hiên của một tòa tháp cao trong không gian nghệ thuật Chula House, Tây Hồ, Hà Nội, 2012

Dù sao, cá nhân tôi thấy Holland Cotter đáng tin cậy, còn Barry Schwabsky có khả năng tranh luận tốt. Tôi đặc biệt thích bài phê bình ông viết về các "tranh sọc" (Strip Paintings) của Gerhard Richter mới đây. Sau khi trích dẫn thông tin từ thông cáo báo chí của gallery - mà thông cáo báo chí thường là nguồn để các phê bình gia bắt đầu và kết thúc bài viết của họ - Schwabsky nêu rõ mục tiêu của Richter là tạo ra một thứ công nghệ [hội họa] thượng thặng. Tôi cũng cho là đúng như vậy. Sau đó ông tiếp tục vạch trần vì sao Richter không có khả năng đạt được mục tiêu, đó là vì những bức tranh sọc của Richter "không còn hấp dẫn thị giác người xem một cách đầy đủ để có thể chạm tới trí tưởng tượng của họ. Chúng bị thiểu năng. Những bức tranh - nếu có thể gọi chúng là tranh - đang thiếu một cái gì đó."

2 .Đối với tôi, việc xác định mục đích của nghệ sĩ, sau đó đánh giá xem họ có đạt được không, và cuối cùng là đánh giá những giá trị hoặc tầm quan trọng, xét về mặt cảm xúc hay thẩm mỹ, của những ý định đó xem ra là thứ phê bình đáng làm.

Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng Richter đã sa vào vào chủ nghĩa hình thức, công thức hóa, lặp đi lặp lại, và sản xuất hàng loạt. Trong một bộ phim gần đây, Richter chứng tỏ rằng ông có thể nhìn rõ đám đông khán giả mà chẳng thấy nghệ thuật - trừ giá tiền của nó. Richter được tâng cao tận mây xanh, bất kể tác phẩm đang lao dốc mạnh. Như vậy, cho đến nay, chuyện này vẫn không đáng kể gì so với thị trường nghệ thuật. Tuần báo Bloomberg Businessweek có đưa ra những phân tích kinh tế về giá trị nghệ thuật của Damien Hirst - những phân tích về các tác phẩm có khả năng kinh doanh trên thị trường, ngược hoàn toàn với cái thị trường đang "bổ nhào" với những tác phẩm cao giá kỷ lục của Richter.

Đặc biệt đáng chú ý là ca sĩ Eric Clapton đã bán được một tác phẩm của Richter với giá 34 triệu đô-la Mỹ tại một cuộc đấu giá, một kỷ lục đối với một nghệ sĩ còn sống.

Tôi muốn nhắc tới chủ đề hào nhoáng của thị trường nghệ thuật vì mảng thị trường vẫn chiếm một không gian đáng kể trong các báo chí nghệ thuật bên cạnh những thông tin về nạn tranh tượng giả và tệ trộm cắp tác phẩm nghệ thuật. Vì nghệ thuật, và đặc biệt là nghệ thuật đương đại, ít được quan tâm, ngoại trừ một số ít người rất phởn; vùng phủ sóng của triển lãm nghệ thuật đương đại giảm mạnh đến mức ngay sau lễ khai mạc nó chỉ còn tồn tại dưới dạng một mẩu tin khô trong thế giới blog, nơi thực sự dần dà cũng đã có.

3. Một số thảo luận thú vị, song thực ra chưa có đối thoại đúng nghĩa vì các kiểu trao đi đổi lại trên mạng (tweet) của quý vị không thể coi là một thể thức đối thoại thực sự.

Phê bình nghệ thuật giờ đây nặng tính thỏa hiệp, ngay như tờ Artforum, từng được xem là một tạp chí rất uy tín thì nay cũng đã biến thành một thứ phản cảm nằm đâu đó giữa tạp chí People và các tờ rơi bán hàng kiểu Sears Roebuck.

Có lẽ sự thoái hóa của vai trò phê bình nghệ thuật là không thể tránh khỏi trong một nền văn hóa suy đồi - nơi tuyên truyền, xây dựng thương hiệu và tiếp thị thay thế cho phân tích, đo lường và diễn ngôn nghệ thuật; còn Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA), một ngôi đền của sự thuần khiết, bây giờ không khác mấy một trung tâm mua sắm ngoại ô.

Nhưng làm thế nào khác được, bởi vì bảo tàng ngày nay được vận hành giống như các tập đoàn công nghiệp và theo quy luật làm ăn buôn bán "phất hay là ngủm?" Còn phất ra làm sao, đó lại là cả một vấn đề rất khác.

Ký ức lịch sử, bản thân nó cũng đang bị lão suy, nên chẳng thể nhắc nhở chúng ta rằng: cần biết đọc, biết viết, biết ứng xử và thẩm định có thẩm mỹ. Còn đâu nữa những tài khéo nghệ thuật khi La Mã cổ đại bị cướp bóc và chiếm đóng bởi những kẻ man rợ và thô kệch, mà nói thẳng ra nhé, đó là những kẻ không có giáo dục./.

Theo vietnamfineart

Tin khác

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa
Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

(CLO) Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La tổ chức Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Đời sống văn hóa
Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

(CLO) Ngày 19/4, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam thông tin tới báo chí về những điểm mới tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

(CLO) Mới đây, Ban quản lý ba thôn (Mai Trung, Mai Thượng và Thắng Lợi, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) tổ chức lễ hội bơi chải truyền thống làng Tiếu Mai. Hoạt động sẽ diễn ra trong ba ngày (18-20/4/2024).

Đời sống văn hóa