Thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức

Thứ năm, 21/02/2019 06:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Tư pháp vừa tổ chức cuộc họp thẩm định đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức (CBCC) và Luật viên chức.

ảnh Noichinh.vn

ảnh Noichinh.vn

Theo đại diện Bộ Nội vụ trình bày Tờ trình dự án Luật, theo đó sau 08 năm thực hiện Luật CBCC và 06 năm thực hiện Luật viên chức, một số quy định trong hai luật này đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, cần nghiên cứu, sửa đổi như: Bất cập trong đối tượng điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức; chưa xác định rõ việc xây dựng vị trí việc làm là bắt buộc; cơ chế tuyển dụng công chức, viên chức hiện nay vẫn chưa thực sự gắn với vị trí việc làm, chưa xây dựng được cơ chế để tuyển chọn người có tài; việc thi nâng ngạch công chức, đánh giá, phân loại công chức còn nhiều bất cập; quy định thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức là quá ngắn, không bảo đảm tính nghiêm khắc... 

Với mong muốn khắc phục những bất cập nêu trên, dự thảo Luật đã đưa ra một số chính sách mới bao gồm: Chủ trương "không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập"; xác định rõ vị trí việc làm là căn cứ để xác định biên chế, thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và trả lương đối với CBCC; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho cơ quan quản lý, sử dụng lao động và quy định kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu nhưng có hành vi vi phạm trong thời gian công tác, bảo đảm đồng bộ với kỷ luật đảng...     

Phát biểu tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp đề nghị: Nghiên cứu, cân nhắc khi quy định chế độ liên thông CBCC cấp xã với cấp huyện. Chế độ thi nâng ngạch công chức cần mở rộng áp dụng phù hợp đối với những người có tài bên ngoài nhà nước. Quy định về chế tài kỷ luật đối với những người đã về hưu cần cân nhắc thêm về sự cần thiết, vì việc kỷ luật có thể không đảm bảo tính răn đe trên thực tế. Không nên bỏ chế tài xử lý kỷ luật "giáng chức" đối với CBCC trong dự thảo Luật.     

Góp ý vào dự thảo Luật, ông Nguyễn Phước Thọ, Hàm Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ cho rằng, đối với CBCC, ngoài áp dụng chế độ vị trí việc làm, cần kết hợp áp dụng với hệ thống chức nghiệp, ngạch bậc để đảm bảo tính phù hợp và liên thông trong quản lý đối với CBCC. Không nên quy định xử lý kỷ luật đối với những CBCC đã về hưu, nghỉ việc, chuyển công tác.     

Ông Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, mục đích cao nhất của việc cải cách chế độ công chức, công vụ là tinh hóa đội ngũ cán bộ để phục vụ cho việc giảm biên chế; tuy nhiên, cần thực hiện có lộ trình phù hợp. Từng ngành một phải xác định được khung năng lực để làm cơ sở xác định vị trí việc làm và quan trọng nhất là tìm được người tài để phục vụ đất nước. Nên chấm dứt chế độ đào tạo đối với CBCC. Việc đánh giá, phân loại cán bộ cần được thực hiện trước tiên từ cán bộ mới đến công chức, trên cơ sở các tiêu chí đã được lượng hóa rõ ràng, cụ thể và theo yêu cầu từ khung năng lực của vị trí việc làm. Việc giao cho Tòa án nhân dân tối cao thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý cần được cân nhắc, có cơ chế phù hợp để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử của thẩm phán. Không tán thành việc kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật đối với CBCC.

Đối với những CBCC đã nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc đã chuyển công tác nhưng có thời gian vi phạm trong thời gian công tác thì chỉ kỷ luật để tước các danh hiệu mà họ đạt được trong thời gian công tác đó. Không nên quy định "Người đứng đầu cơ quan quản lý CBCC quy định cụ thể chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng, đãi ngộ người có tài năng áp dụng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý" (Khoản 2 Điều 1 dự thảo Luật) vì dễ dẫn đến việc áp dụng mang tính tùy nghi, không thống nhất.

Nguyễn Phương Thảo

Tin khác

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

(CLO) Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Tin tức
Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức