Huế: Bệnh nhân "kêu trời" vì thủ tục chuyển tuyến quá “ngặt nghèo”

Thứ ba, 19/02/2019 09:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo phản ánh của người bệnh về việc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công văn hướng dẫn “ngặt nghèo” công tác chuyển tuyến giữa các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh dẫn đến Bệnh viện quá tải mất quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm Y tế.

Công văn 68/SYT-NVY ngày 11/01/2019 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định “ngặt nghèo” về việc bệnh nhân chuyển tuyến. (Ảnh: Cái Văn Long).

Công văn 68/SYT-NVY ngày 11/01/2019 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định “ngặt nghèo” về việc bệnh nhân chuyển tuyến. (Ảnh: Cái Văn Long).

Theo tìm hiểu của phóng viên được biết, trước đây theo Công văn Số: 92/SYT ngày 10/01/2018 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định tất cả các Bệnh viện tuyến huyện, thành phố Huế hạng II, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển tuyến lên được Bệnh viện Trung ương Huế, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh trong tỉnh được tiếp cận những trang thiết bị khám chữa bệnh có kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, Công văn 68/SYT-NVY ngày 11/01/2019 của Sở Y tế lại quy định lại “ngặt nghèo” hơn; tất cả các Bệnh viện tuyến huyện và thành phố Huế không được chuyển tuyến lên Bệnh viện Trung ương Huế mà phải chuyển tuyến qua Bệnh viện Đại học Y dược Huế, gây bức xúc cho bệnh nhân đã điều trị lâu nay tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Cụ thể, Bệnh nhân Châu V.Đ., hiện đang điều trị tại Khoa Nội TH, Bệnh viện TW Huế phản ánh; “Tôi là thương binh thuộc diện chính sách được hưởng mức Bảo hiểm Y tế là 100%.

Trong lúc ngồi khám tại (Bệnh viện thành phố Huế) và được y tá đo huyết áp thì tôi đột nhiên ngã xuống bàn làm việc của bác sĩ. Ngay lúc đó, tôi đã được các bác sĩ đưa sang Khoa Cấp cứu xử lý và điều trị.

Bác sĩ chẩn đoán tôi bị Tai biến mạch máu não, huyết áp tăng cao và đã viết giấy chuyển tuyến lên Bệnh viện TW Huế đồng thời được các bác sĩ Bệnh viện TW Huế tiếp nhận cấp cứu và đã được chuyển lên Khoa Nội T.H. điều trị.

Nhưng khi tôi làm thủ tục nhập viện thì Bệnh viện TW Huế chỉ cho tôi hưởng mức Bảo hiểm Y tế là 40% với lý do là chuyển tuyến không hợp lệ”, ông Đ bức xúc nói.

Bệnh nhân phản ánh ngồi đợi ở Bệnh viện Đại học Y dược Huế từ 8h sang mà đến tận 11h 30 phút vẫn chưa được nhập viện. (Ảnh: Cái Văn Long)

Bệnh nhân phản ánh ngồi đợi ở Bệnh viện Đại học Y dược Huế từ 8h sang mà đến tận 11h 30 phút vẫn chưa được nhập viện. (Ảnh: Cái Văn Long)

Tương tự bệnh nhân Nguyễn T. L. (sinh năm 1955), đã được Trung tâm Y tế huyện Phú Vang ký giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế lên Bệnh viện TW Huế để điều trị (chẩn đoán bị Hội chứng thận hư biến chứng suy thận).

Tuy nhiên, trường hợp này vẫn không được Bệnh viện TW Huế chấp nhận được hưởng 80% bảo hiểm vì theo quy định chuyển tuyến của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế là phải chuyển sang Bệnh viện Đại học Y dược khiến bà L hết sức bức xúc.

Trên đây là hai, trong nhiều trường hợp tương tự không được hưởng đúng tuyến BHYT khi đến khám chữa bệnh tại BVTW Huế, được biết sau nhiều lần khiếu nại đến các cơ quan liên quan đến nay hai trường hợp này đã được giải quyết BHYT đúng tuyến.

Cũng theo quy định của Sở Y tế, tất cả các Bệnh viện tuyến huyện và thành phố Huế không được chuyển tuyến lên Bệnh viện Trung ương Huế mà phải chuyển tuyến qua Bệnh viện Đại học Y dược Huế dẫn đến Bệnh viện Đại học Y dược Huế có hiện tượng quá tải không đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân kêu trời.

Bệnh viện Đại học Y dược Huế có hiện tượng quá tải.(Ảnh: Cái Văn Long).

Bệnh viện Đại học Y dược Huế có hiện tượng quá tải.(Ảnh: Cái Văn Long).

Bệnh nhân Nguyễn T. M. (60 tuổi), ở phường Thuận Hòa, thành phố Huế được Giám đốc Phòng khám Nguyễn Xuân Dũ, chẩn đoán bị bướu basedow và được chuyển lên Bệnh viện Đại học Y dược Huế.

Tuy nhiên, theo bà Mỹ phản ánh Bệnh viện Đại học Y dược Huế người đến khám quá đông, bà ngồi đợi từ 8h sang mà đến tận 11h 30 phút vẫn chưa được nhập viện.

Số điện thoại đường dây nóng gọi không bắt máy, nhắn tin không trả lời. (Ảnh: Cái Văn Long).

Số điện thoại đường dây nóng gọi không bắt máy, nhắn tin không trả lời. (Ảnh: Cái Văn Long).

Nhận được phản ánh của bệnh nhân phóng viên liên tục gọi điện thoại theo đường dây nóng treo trên tường của Bệnh viện Đại học Y dược Huế, thì không có ai bắt máy và nhắn tin cũng không trả lời?

 Cái Văn Long

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe