Phòng chống dịch bệnh Covid-19, xin đừng chủ quan!

Thứ sáu, 07/08/2020 14:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thực hiện những quy định như đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế tụ tập đông người,... cho thấy hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Việc lơ là, chủ quan sẽ khiến dịch bệnh lây lan và gây ra những hậu quả khôn lường.

Lực lượng chức năng phong tỏa, khử khuẩn nơi làm việc của bệnh nhân 447 mắc Covid-19

Lực lượng chức năng phong tỏa, khử khuẩn nơi làm việc của bệnh nhân 447 mắc Covid-19

Sau quãng thời hơn 3 tháng bình yên thì bất ngờ ngày 29/7, Hà Nội xuất hiện bệnh nhân 447 dương tính với virus SARS-CoV-2 tại quận Nam Từ Liêm. Ngay khi phát hiện bệnh nhân mới mắc Covid-19, các đơn vị chức năng đã tiến hành xác minh di chuyển và tiền sử dịch tễ.

Theo đó, ngày 12/7, bệnh nhân 447 đã cùng đoàn (31 người thuộc 9 hộ gia đình) đi du lịch tại Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng bệnh nhân đã tới nhiều địa điểm du lịch, vui chơi nổi tiếng như Bà Nà Hill, Hội An, chợ Hàn,...

Ngày 15/7, bệnh nhân về Hà Nội trên chuyến bay số hiệu VN0168. Đặc biệt trong suốt quá trình di chuyển từ Hà Nội đi Đà Nẵng và ngược lại bệnh nhân 447 không đeo khẩu trang để phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tiếp đó, sáng 30/7, Bộ Y tế đã công bố bệnh nhân 459 nhiễm SARS - CoV-2 trú tại nhà số 1, ngõ 466 Hoàng Hoa Thám (quận Tây Hồ). Sau khi rà soát, thành phố Hà Nội đã xác minh có 127 trường hợp F1 liên quan đến 2 ca bệnh Covid-19 số 447 và 459 và hàng trăm trường hợp F2 phải thực hiện cách ly theo dõi.

Mặc dù xuất hiện ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn nhưng trong tối 30/7, ghi nhận thực tế của PV Báo Nhà báo & Công luận hàng quán vẫn kinh doanh tấp nập, thu hút rất đông khách hàng trên địa bàn quận Tây Hồ.

Dọc tuyến phố Quảng An (Quận Tây Hồ), hàng quán bán đồ ăn thức uống vẫn hoạt động hết sức nhộn nhịp, thực khách ra vào tấp nập, những khuyến cáo phòng chống dịch bệnh gần như không được thực hiện. Đặc biệt tại quán bia Cường Hói (số 1 Trích Sài) nằm cách không xa nhà bệnh nhân 459 nhiễm SARS - CoV-2 nhưng vẫn cực kỳ đông khách.

Việc tụ tập đông người, chủ quan, lơ là sẽ khiến dịch bệnh Covid-19 lây lan và gây ra những hậu quả khôn lường

Việc tụ tập đông người, chủ quan, lơ là sẽ khiến dịch bệnh Covid-19 lây lan và gây ra những hậu quả khôn lường

Ngày 6/8, Bộ Y tế tiếp tục công bố ca bệnh Covid-19 thứ 3 ở Hà Nội, đó là bệnh nhân số 714. Đáng nói, ngày 25/7 (gần 10 ngày sau khi trở về Hà Nội và 7 ngày sau khi sốt), bệnh nhân về quê vợ tại thôn Lạc Thành Bắc (xã Tây Ninh, H.Tiền Hải, Thái Bình) và đến ngày 26/7 bệnh nhân lên Hà Nội khai báo y tế, bắt đầu đeo khẩu trang.

Bệnh nhân 714 là nhân viên điều hành xe buýt của Xí nghiệp xe buýt 10-10, công việc đặc thù tiếp xúc với nhiều người nhưng ý thức phòng chống dịch bệnh Covid-19 dường như đã bị xem nhẹ.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Thành phố Hà Nội đã rà soát tổ chức test nhanh Covid-19 cho hơn 20 nghìn trường hợp người dân trở về từ Đà Nẵng. Tuy nhiên kết quả sau đó đã có hơn 90 nghìn đến thực hiện test nhanh Covid-19.

Rất nhiều trường hợp tiếp xúc với người trở về Đà Nẵng, thậm chí người không tiếp xúc cũng đến để thực hiện xét nghiệm cho “yên tâm”. Để rồi những khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Covid-19 như đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người,...không được thực hiện nghiêm túc.

Theo các chuyên gia y tế, việc xét nghiệm test nhanh chỉ có ý nghĩa sàng lọc, không có ý nghĩa chẩn đoán, khẳng định nhiễm virus gây Covid-19 hay không. Đồng thời, xét nghiệm nhanh tìm kháng thể sẽ có thể xảy ra “âm tính giả" hoặc “dương tính giả” là điều bình thường.

Do đó, Bộ Y tế yêu cầu tất cả những trường hợp Test nhanh âm tính nhưng có yếu tố dịch tễ (trở về từ vùng dịch, đi đến các điểm cảnh báo Bộ Y tế đã thông báo,...) vẫn phải tuân thủ cách ly 14 ngày theo đúng quy định.

Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 được Bộ Y tế ban hành ngày 29/7 ghi rõ, các trường hợp bệnh nghi ngờ, cần làm xét nghiệm khẳng định nhiễm SARS-CoV-2. Những trường hợp bệnh nghi ngờ, kể cả ở những trường hợp đã xác định được tác nhân thông thường khác, cần làm xét nghiệm khẳng định để xác định SARS-CoV-2 ít nhất một lần.

Sau 99 ngày Việt Nam không xuất hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, một bộ phận người dân đã có tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, trong thời gian tới những quy định, khuyến cáo của Bộ Y tế cần phải được thực hiện nghiêm túc để phòng chống dịch bệnh, tránh để lây lan.

Tin khác

Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

(CLO) Theo Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, trận mưa đá bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý kéo dài khoảng 5 phút, đường kính trung bình từ 1- 2cm đã gây nhiều thiệt hại cho cây ăn quả đặc sản ôn đới ở đây.

Đời sống
Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà 'bất ngờ' bị đá rơi vào

Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà "bất ngờ" bị đá rơi vào

(CLO) Hàng chục ngôi nhà ở khu vực mỏ đá núi Bền, thôn 9, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa vừa bị đá văng vào gây thiệt hại nhiều vật dụng, cây cối, mái ngói,...

Đời sống
TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

(CLO) Lễ hội Văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 nhằm mục tiêu kích cầu du lịch nội địa, đa dạng hóa sản phẩm du lịch TP HCM và phát huy văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Đời sống
Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 29/3/2024, Bắc Bộ mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to, khu Tây Bắc có nơi có nắng nóng.

Đời sống
Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tràn xuống nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện giông lốc, mưa đá ngày 28/3. Hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sập, tốc mái.

Đời sống