Phủ Lý (Hà Nam): Người dân bức xúc vì giá đền bù GPMB “phập phồng” lên xuống suốt 8 năm

Chủ nhật, 26/08/2018 08:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong đơn thư gửi đến báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Văn Anh trú tại tổ 7, Phường Lê Hồng Phong trình bày, các hộ dân đều hết sức ủng hộ dự án mở rộng Cụm công nghiệp Tây Nam TP. Phủ Lý. Tuy nhiên, qua quá trình thu hồi giải phóng mặt bằng (GPMB) thì các khâu kiểm đếm, áp giá đền bù, tái canh cho các hộ dân không thỏa đáng, mỗi lúc một giá, “mặc cả như mớ rau ngoài chợ” khiến các hộ dân bức xúc khiếu kiện, không nhận tiền đền bù.

                                           

Video 

Năm 2001 – 2002 hưởng ứng dự án khoa học công nghệ theo quyết định 677/QĐ-UB ký ngày 29/6/2001 của UBND tỉnh Hà Nam để xây dựng mô hình chuyển dịch vùng đất trũng hiệu quả kinh tế thấp thành vùng sản xuất đa canh hiệu quả kinh tế cao của UBND tỉnh Hà Nam, ông Nguyễn Văn Anh và 2 hộ: Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Văn Tuyến (cùng có địa chỉ tại phường Lê Hồng Phong) được ký hợp đồng (thầu ruộng đất nông nghiệp từ vùng đất trũng hiệu quả kinh tế thấp thành vùng sản xuất đa canh hiệu quả kinh tế cao) với UBND phường Lê Hồng Phong thời hạn là 5 năm. Tiếp đó, năm 2008 gia đình ông Anh và các hộ dân khác lại tiếp tục được ký hợp đồng với UBND phường Lê Hồng Phong để tăng gia sản xuất đa canh hiệu quả kinh tế cao. Hợp đồng nêu rõ: “Hết năm 2013 nếu chủ thầu còn nhu cầu thầu lại thì phải chấp nhận mức thầu mà UBND phường quy định”. Vì điều khoản hợp đồng rất phù hợp nên ông cùng các hộ dân đã cải tạo quy củ, vay mượn để đầu tư lâu dài.

Báo Công luận
Ông Nguyễn Văn Anh trao đổi với phóng viên báo NB&CL 

Gia đình ông Anh là một trong những tấm gương sáng trong lao động, sản xuất đa canh, được đài truyền hình của tỉnh và một số cơ quan truyền thông khác về phỏng vấn để chia sẻ kinh nghiệm trong làm ăn; được chính quyền tỉnh Hà Nam tuyên dương. Ông Anh nói: “Hội nghị đầu bờ năm 2006 thực hiện tại sân nhà tôi đây, bên Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam nói với chúng tôi các hộ có sức nào thì đầu tư sức ấy, càng làm nhiều thì càng làm giàu cho chính mình và xã hội. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi đã đầu tư vay mượn hết khả năng".

Đến tháng 12/2009, gia đình ông cùng 2 hộ dân trên đều nhận được thông báo sẽ thu hồi đất để làm dự án khu công nghiệp của tỉnh.

Ông Anh cho biết, tháng 1/2010 Ban bồi thường GPMB (giải phóng mặt bằng), cùng chính quyền thành phố Phủ Lý đến đọc quyết định thu hồi đất và tiến hành kiểm đếm tài sản, hoa màu của các hộ dân; đến cuối tháng 1/2010 thì kiểm đếm xong đồng thời “cấm chúng tôi đầu tư sản xuất, dưới mọi hình thức”. Qua một thời gian dài từ ngày đó, Ban bồi thường GPMB và chính quyền địa phương không đoái hoài gì đến các hộ dân trong diện chờ đền bù. Đến năm 2017, Ban bồi thường GPMB đòi kiểm kê lại thì các hộ không đồng ý vì qua nhiều năm, cơ sở, vật chất hoa màu đã bị hao mòn, bờ kè, trang trại bị sạt lở, không còn hiện trạng như lúc kiểm đếm năm 2010.

Báo Công luận
Giá đền bù lần 1 được Hội đồng GPĐB đưa ra cho gia đình ông Nguyễn Văn Anh 
Báo Công luận
Giá đền bù lần 2 được Hội đồng GPĐB đưa ra cho gia đình ông Nguyễn Văn Anh 
Báo Công luận
Giá đền bù lần 3 được Hội đồng GPĐB đưa ra cho gia đình ông Nguyễn Văn Anh 

Cả khối tài sản nằm trên 3ha đất được áp mức đền bù hơn 900 triệu. Quá bức xúc, ông không nhận đền bù nên đã gửi đơn đến các cơ quan báo chí để phản ánh. Mãi đến giữa năm 2017, thì mức đền bù được nâng lên 2 tỷ 370 triệu, nhưng vẫn không thấm vào đâu so với số tiền mà ông đã đầu tư ban đầu nên ông vẫn không đồng ý và tiếp tục gửi đơn tới các cơ quan ban ngành, thì “các anh” lại nâng lên thành hơn 3 tỷ. “Tôi thấy cũng chưa thỏa đáng vì tôi có đi tìm hiểu quy định bồi thường của tỉnh đối với các hoa mầu tài sản đa canh…”, ông Anh nói.

Theo tìm hiểu của ông Anh, ví dụ cây nhãn trên 3 năm, trong biên bản ghi năm 2010 là cây nhãn giống trên 3 năm, nhưng trong biểu giá đền bù của tỉnh lại không có mục nào ghi là cây nhãn giống mà chỉ ghi là cây trên 3 năm là 120.000đ/cây, Ban bồi thường GPMB lại chỉ đền bù có 54.000đ/cây; trong 54.000đ này lại chỉ được hưởng 40% giá trị trên một cây. Không hiểu là “các ông mang đi đâu”? Một số hạng mục cây cảnh như trong biểu giá đền bù hơn 300 cây gỗ Kim Giao là cây gỗ quý mà chỉ hỗ trợ di dời, trong khi di dời mà chính quyền lại không hỗ trợ đất để di dời. 300 cây gỗ Kim Giao cộng với các cây hoa mầu khác, ông Anh còn hơn 1.000 cây không được đền bù gì cả mà chỉ hỗ trợ di dời, lại không được bố trí đất tái định canh. Tiền công đất vượt lập phía Ban bồi thường đền bù tính nhiều loại bằng tay rồi bằng máy, cái nọ bằng cái kia trong khi so sánh hộ dân ở phường khác cũng trong dự án này thì họ được hưởng 95.000đ/m3 ở đường vành đai đường 1A từ Ninh Bình - Cầu Giẽ. Khi ông đưa các văn bản kiểm kê đền bù của các trường hợp này ra thì lúc đó phía Ban bồi thường mới tính cho giá là 10.000đ/m3, về sau nâng lên 91.000đ/m3 (được hưởng khoảng 90%, tức là người dân được hưởng 81.000/m3)

Báo Công luận
Khu vườn, ao nhà ông Nguyễn Văn Anh 

Ông Anh rất bức xúc vì cùng một đề án mà tới 3 mức giá khác nhau thì khác nào đưa tài sản của các hộ dân ra mặc cả như mớ rau, con cá. Ông Anh mong muốn phía chính quyền cho ông được mượn một mảnh đất để di chuyển số cây cối, hoa màu ra đó, rồi nhận đền bù để cho chính quyền thi công con đường vào dự án. Ông không cố tình chống đối mà gần đây chính quyền lại gửi giấy cưỡng chế kiểm kê, rồi giấy cưỡng chế giải tỏa.

Ông Anh kể lại, thời gian trước đó, vào tháng 10/2002 đến năm 2007, ông đầu tư hơn 2 tỷ đồng. Lúc đó, gia đình ông còn được Sở Nông nghiệp lấy mẫu con vịt của gia đình đi làm thương hiệu vịt sạch để công bố với Trung ương là Hà Nam không có dịch H5N1. Còn khi làm bờ kè cho tuyến ao thả cá, vận chuyển được 1 hòn đá ra khu trang trại của ông giữa cánh đồng rất khó khăn vì không có đường đi kiên cố, ông ví như “bằng xây 1 cái nhà 2 tầng”, vì thế cho nên ông mong muốn Ban GPMB, các cấp chính quyền làm sao đền bù theo đúng giá của tỉnh, đúng quy định của Nhà nước.

Báo Công luận
Ông Lại Văn Thuật - Chủ tịch UBND P. Lê Hồng Phong 

Trao đổi với chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, ông Lại Văn Thuật cho biết, phía UBND phường đã phối hợp với các tổ chức của thành phố đối thoại rất nhiều lần đối với 3 hộ dân trong dự án mở rộng KCN Tây Nam TP. Phủ Lý. Qua các cuộc đối thoại, phường đã có những đề xuất với Hội đồng bồi thường GPMB xem xét phương án bồi thường lên 3 lần thì đều có hiệu quả.

Hiện nay, trong 3 hộ đã có 2 hộ nhận tiền là hộ của ông Nguyễn Hồng Quang và hộ ông Nguyễn Văn Tuyến, còn lại hộ ông Nguyễn Văn Anh chưa nhận bồi thường, với lý do là yêu cầu bồi thường 100% tiền xây dựng hạ tầng, như bờ kè (xung quanh ao thả cá) hiện đền bù là 60%, các hộ yêu cầu đền bù là 100%. Nội dung này đang vướng vì phải xác minh lại khối lượng, mai mốt đơn vị thi công vào tới đâu thì khảo sát xem xét tiếp xem thực trạng khối lượng thế nào rồi có phương án đề xuất thành phố phương án bồi thường tiếp. Việc thứ 2 các hộ dân đang có ý kiến là bồi thường cây cũng phải 100% chứ không phải như trong phương án bồi thường hiện tại là 60%.

Nội dung thứ 3 là các hộ yêu cầu chính quyền cho mượn đất nông nghiệp để di chuyển các cây này ra đó tiếp tục ươm trồng, có thời hạn từ 5 đến 7 năm. “Về nội dung này chúng tôi cũng đã đề xuất với thành phố nhưng vì quỹ đất không còn, việc này là không thể giải quyết được cho các hộ dân”, Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong cho hay.

Thiết nghĩ, công tác đền bù GPMB phải theo quy định của Nhà nước, nhưng không hiểu vì lý do gì mà Ban GPMB lại có nhiều mức giá lên xuống thất thường như vậy? Sau mỗi lần phản ánh thì mức giá đền bù lại được tăng lên khiến người dân nghi ngờ tính minh bạch trong đền bù GPMB của dự án này.

Báo Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Trần Anh

Tin khác

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra