Quân đội riêng cho châu Âu: Người vỗ tay, kẻ lắc đầu

Thứ năm, 15/11/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhân đúng thời điểm châu Âu đang trong tuần lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc thế chiến thứ 1 (11/1918 - 11/2018), hồi tưởng về những ngày tháng hào hùng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi xây dựng một “quân đội châu Âu thực sự” để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, đáp lại lời kêu gọi của người đứng đầu điện Elysee là những luồng ý kiến trái chiều.

Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Europe 1 ngày 6/11, Tổng thống Pháp Macron khẳng định: “Chúng ta sẽ không thể bảo vệ công dân châu Âu nếu chúng ta không quyết định có một đội quân riêng của châu Âu”. Ngài Macron cho rằng cần có một quân đội châu Âu để đối phó tốt hơn trước mối đe dọa Nga. Bên cạnh đó, Tổng thống Macron cũng muốn quân đội châu Âu “độc lập” hơn đối với đối tác chiến lược ở bên kia Đại Tây Dương, cụ thể là Mỹ. “Chúng ta phải có một quân đội châu Âu có thể tự bảo vệ mà không phụ thuộc vào mỗi nước Mỹ”, người đứng đầu chính phủ Pháp nhấn mạnh.

Dĩ nhiên, trước tuyên bố “rất đụng chạm” của người đứng đầu nước Pháp, Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể im lặng. 3 ngày sau đó, ngày 9/11, trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump nhận định việc Tổng thống Pháp đề xuất xây dựng quân đội riêng của EU để tự bảo vệ khỏi Mỹ, Trung Quốc và Nga là sự “xúc phạm”. Theo ông, EU nên đóng góp công bằng cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà Mỹ đang hỗ trợ rất lớn. “Tổng thống Pháp Macron vừa đề xuất rằng châu Âu nên xây dựng lực lượng quân sự riêng để bảo vệ họ trước Mỹ, Trung Quốc và Nga. Thật đáng hổ thẹn, nhưng có lẽ châu Âu trước hết nên tự chi trả phần đóng góp của mình ở NATO, nơi Mỹ đang trợ cấp rất nhiều”, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ sự ủng hộ đối với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron khi nêu ra ý tưởng trên, cho rằng quan điểm của Nga về vấn đề này phần nào “nhất trí với quan điểm của Pháp”. Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ niềm tin rằng mong muốn của châu Âu thành lập một đội quân chung của riêng mình để không phụ thuộc vào Mỹ về mặt quốc phòng sẽ tốt hơn cho một thế giới đa cực.

Báo Công luận
 Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ Nhất, diễn ở Paris ngày 10/11/2018 (ảnh: Sputnik)
Cũng đồng tình với quan điểm của người đứng đầu điện Elysee và xem như sự đáp trả đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 13/11 cũng đã đưa ra lời kêu gọi rõ ràng về việc thành lập một quân đội châu Âu trong tương lai. Trong một bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu tại Strasbourg (Pháp), bà Merkel cho biết: “Chúng ta phải nhìn vào viễn cảnh về một lực lượng quân đội châu Âu… Châu Âu phải tự nắm chắc vận mệnh của mình. Chỉ một châu Âu thống nhất mới có thể đủ mạnh để có tiếng nói trên trường quốc tế”. Đồng thời bà Merkel cũng kêu gọi các nước EU “tìm ra những giải pháp chung trong các lĩnh vực mà các hiệp ước cho phép”.

Thực ra, ý tưởng về một lực lượng quân đội châu Âu đã được nhắc tới nhiều hơn trong những năm gần đây. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker từ lâu đã ủng hộ ý tưởng EU cần có khả năng phòng thủ độc lập với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cách đây 4 năm, ông Juncker từng viết trên Twitter rằng: “Về lâu dài, chúng ta cần một lực lượng quân đội châu Âu”. Tháng 9 năm ngoái, ông Jucker thậm chí dự đoán “đến năm 2025, EU cần có một lực lượng phòng vệ đã đi vào hoạt động”.

Lâu nay, Pháp là nước đang đi đầu trong việc thúc đẩy thành lập một lực lượng liên minh của 9 nước EU có khả năng triển khai nhanh chóng một chiến dịch quân sự khi cần thiết, tiến hành sơ tán khỏi vùng chiến sự, hay cung cấp cứu trợ trong các tình huống thiên tai. Theo giới chức Bộ Quốc phòng Pháp, trong môi trường nhiều đe dọa và biến động về địa chính trị cũng như khí hậu như hiện nay, sự ra đời của liên minh các lực lượng quân sự châu Âu là thông điệp “châu Âu đã sẵn sàng, châu Âu có đủ năng lực”. Sáng kiến này “không mâu thuẫn hoặc phá vỡ các nỗ lực phòng thủ truyền thống” của EU cũng như của NATO, mà ngược lại, cải thiện khả năng tương tác giữa các nước tham gia.

Đến thời điểm hiện tại, 9 quốc gia gồm Đức, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Estonia, Hà Lan, Phần Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã hưởng ứng sáng kiến của Pháp. Các thành viên hợp tác trên các lĩnh vực quy hoạch, phân tích khủng hoảng quân sự và nhân đạo mới, đưa ra các kế hoạch quân sự để giải quyết khủng hoảng.

Năm ngoái, EU cũng đã thành lập một quỹ phòng thủ chung trị giá nhiều tỷ euro nhằm phát triển các năng lực quân sự của liên minh và giúp tăng cường tính độc lập chiến lược của châu lục này.

Ý tưởng có một lực lượng quân đội riêng, tách hẳn khỏi cái bóng của khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ của châu Âu thực ra là hoàn toàn dễ hiểu. Nhất là trong thời điểm hiện nay khi sự chèn ép của Mỹ, hay việc chính quyền Trump đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân JCPOA với Iran, Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga… khiến châu Âu khó chịu.

Dù vậy, tách được ra riêng hay không không hề là việc dễ dàng và một sớm một chiều với EU. Nhất là trong bối cảnh không thể nói toàn EU đang cùng nhìn về một nước. Tài chính cũng là vấn đề không thể không bàn tới khi nền kinh tế EU nói chung mới chỉ phục hồi. Chưa kể một thực tế là kể từ khi thành lập NATO năm 1949, các nước châu Âu vốn đã quen có sự bảo trợ và lãnh đạo về quân sự của Mỹ suốt gần 70 năm nay, chẳng hề dễ dàng khi bàn đến câu chuyện tự lập.

Chỉ có một thực tế hiển hiện là sự lo ngại của EU về cái bóng quá lớn mà nước Mỹ đang giằng ra là có thật và EU đang nỗ lực để giữ vị thế của mình. Điều này, chưa biết hiệu quả sẽ đến đâu, nhưng âu cũng là điều cần làm trong một thế giới đa cực biến chuyển không ngừng như hiện nay.

Hà Trang

 

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h