TP. Hồ Chí Minh:

Thiếu quyết liệt khi để người “lạ” chiếm đất Dự án đã được Thủ tướng phê duyệt

Thứ năm, 14/03/2019 08:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau 21 năm thực hiện, Dự án xây dựng nhà ở tại phường Bình An, quận 2 (TP. HCM) vẫn chưa thể hoàn thiện vì vướng công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt có sự xuất hiện của một số đối tượng “lạ” đến xâm chiếm, trong khi chính quyền thiếu kiên quyết.

Một mảnh đất đền bù đến hai lần…

Dự án Xây dựng Khu nhà ở tại phường Bình An, quận 2 được Thủ tướng Chính phủ giao cho công ty Xây dựng – May Thêu Trường Thịnh (sau này là Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Trường Thịnh) làm chủ đầu tư theo Quyết định số 1101/QĐ-TTg, ngày 09/12/1998.

Trên cơ sở thẩm định đồ án quy hoạch điều chỉnh 1/500 tại dự án và được UBND TP. HCM chấp thuận tại thông báo số 666/TBT-VT ngày 20/9/2007, UBND quận 2 ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND ngày 16/01/2008 phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu nhà ở diện tích 18.728m2, diện tích đất công trình công cộng là 15.083m2 để bán cho cán bộ, công nhân viên chức theo quy định của pháp luật.

Đối tượng “lạ” đến lấn chiếm đất dự án mở quán hàng kinh doanh

Đối tượng “lạ” đến lấn chiếm đất dự án mở quán hàng kinh doanh

Từ đầu những năm 2000, sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao dự án, chủ đầu tư đã hiệp thương, thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất của 03 chi gia tộc sử dụng đất theo bằng khoán của chế độ cũ với diện tích 32.184,8m2 bằng hình thức “hợp đồng thỏa thuận đền bù và hoán đổi đất”, gồm: chi bà Phạm Thị Bích Thủy, chi ông Ngô Văn Hai, chi bà Trần Thị Tỉnh với tổng số tiền hơn 44,6 tỷ đồng và hoán đổi tái định cư tại chỗ cho 3 chi tộc này tổng cộng 22 nền đất.

Sau khi 03 chi tộc đồng ý nhận quyền sử dụng đất bằng hình thức trên, chủ đầu tư tiếp tục hiệp thương, thỏa thuận bồi thường giải phóng mặt bằng với 47 hộ dân cư ngụ ngay trên phần đất của 3 chi tộc này với phần diện tích 9.602,4m2/32.184,8m2, tổng hiệp thương và thỏa thuận gần 62 tỷ đồng.

Về tái định cư, ngoài 22 nền đất giao theo thỏa thuận với 3 chi tộc, sau đó chủ đầu tư tiếp tục giao 09 nền đất cho các hộ đủ điều kiện và chọn phương thức tái định cư tại chỗ theo quy định của phương án bồi thường, có 05 hộ dân thỏa thuận với chủ đầu tư, đề nghị bố trí đổi nền tái định cư tại khu quy hoạch phường Phú Hữu (Q. 9) do đơn vị này liên doanh cùng Công ty Tân Việt An làm chủ đầu tư. Như vậy Chủ đầu tư đã hoán đổi đất tại chỗ và tái định cư tổng cộng 38 suất, trong đó có 31 nền tái bố trí tại chỗ do thỏa thuận hoán đổi đất; tái định cư 02 nền và 03 căn nhà tại dự án khu quy hoạch phường Phú Hữu (Q. 9). Ngoài ra, Chủ đầu tư cũng xác định diện tích đất hoán đổi từ đất do nhà nước quản lý là 271m2 đất nền (2 nền) và đang chờ hoàn chỉnh hạ tầng để bàn giao cho Nhà nước theo quy định.

Trong quá trình thỏa thuận bồi thường, chính quyền các cấp cũng nhận được một số phản ánh. Trong đó có phản ánh cho rằng cùng nằm trong một dự án mà chủ đầu tư đền bù người này lại cao hơn những người còn lại,... Tuy nhiên, tất cả các vấn đề phản ánh của người dân đã được Thanh tra các cấp kết luận, nhiều hộ dân đã hiểu vấn đề và đồng ý giao đất cho chủ đầu tư. Cụ thể, kết luật số 42/KL-TTTP-P4 ngày 24/11/2017 của Thanh tra TP. HCM khẳng định phản ánh của một số hộ dân không đúng sự thật. Ví dụ, số tiền bồi thường chênh lệch giữa ông Trần Văn Hải và những hộ dân khác, được cơ quan Thanh tra  kết luận: “Số tiền trên là số tiền chủ đầu tư mua lại nền đất tái định cư của ông Hải, không phải đền bù cho ông Hải như các hộ dân phản ánh”.

Xây phòng trọ kinh doanh

Xây phòng trọ kinh doanh

Người “lạ” ngang nhiên xâm chiếm

Một dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã hơn 21 năm qua, nhà đầu tư đã làm công tác đền bù, giải tỏa; có nơi đền bù đến 2 lần, thậm chí hỗ trợ đến lần thứ 3, nhưng tại sao đến nay vẫn chưa thể có mặt bằng sạch để tiếp tục hoàn thiện?

Theo tìm hiểu của phóng viên, vấn đề nằm ở tình hình giá đất biến đổi theo chiều tăng nhanh; hôm nay giá đất thấp, nhưng ngày mai giá đất cao đã làm thay đổi suy nghĩ của những hộ dân nhận đền bù trước đó. Một số hộ cảm thấy bị thiệt thòi nên không chịu di dời dù đã nhận tiền; có người quay lại chiếm dụng, khiếu nại,…  Đặc biệt, gần đây xuất hiện một số đối tượng lạ đến tự ý xâm chiếm, bất chấp chính quyền.

Đại diện chủ đầu tư dự án trên cho biết: “Trong quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng tại dự án, Công ty Trường Thịnh gặp không ít khó khăn như: Việc lấn chiếm, tái chiếm diện tích đất đã đền bù, xây dựng trái phép và không tháo dỡ di dời nhà của một số hộ dân còn lại tại dự án. Cụ thể, hiện nay còn tồn tại việc khiếu nại nội bộ của một số anh em giữa 3 chi tộc. Việc trước đây con cháu trong gia tộc lấn ranh nhau, xây nhà trên ranh đất nhau, nay dù họ đã nhận tiền đền bù của chúng tôi nhưng trong nội tộc lại chưa thỏa thuận được để chia nhau... Đặc biệt, có gia đình cố tình chây lỳ, còn thuê “giang hồ” vào xâm chiếm.”

Được biết, đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên, chính quyền quận 2 cũng đã có chỉ đạo, ban hành các quyết định xử lý tuy nhiên do còn “nương nhẹ”, nên “đâu lại vào đấy” làm “lờn thuốc”.

Giấy ủy quyền được ký tay với nhau không có giá trị pháp lý

Giấy ủy quyền được ký tay với nhau không có giá trị pháp lý

Điển hình, trường hợp ông Ngô Hữu Vinh, tự ý kéo container đến đặt ngay trên đất dự án này mà chính quyền vẫn không thể xử lý.

Thực tế, ông Vinh không có liên quan gì đến dự án, tuy nhiên ông Vinh được ông Võ Văn Nghiệp (con bà Trần Thị Tỉnh là hộ dân đã nhận tiền bồi thường nhưng chưa giao mặt bằng cho chủ đầu tư) ký giấy ủy quyền để yêu cầu chủ đầu tư bồi thường diện tích đất 2.166m2 vô căn cứ với tỷ lệ ăn chia 60%-40%. Chỉ với tờ giấy ủy quyền ký tay với nhau, không có giá trị pháp lý đó mà ông Vinh đã phá hàng rào dự án và mang container đến làm nhà ở.

Hành động vi phạm pháp luật của ông Vinh buộc chính quyền quận 2, ngày 24/9/2016, ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 3225/QD-XPVPHC và ngày 18/10/2016 ban hành Quyết định cưỡng chế 3478/QĐ-CC. Tiếp đó, ngày 22/02/2017, UBND phường Bình An tổ chức cưỡng chế. Tuy nhiên khi đoàn cưỡng chế có mặt thì ông Vinh xin tự nguyện tháo dỡ, nhưng khi đoàn rút thì ông không tháo dỡ mà vẫn ngang nhiên hoạt động, đồng thời cho thêm một số cá nhân lạ mặt khác đến mở quán nhậu, tiệm uốn tóc,… thách thức chính quyền.

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục phản ánh sự việc.       

            Thái Sơn

Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra