Quang Đạm - Một cuộc đời làm báo!

Chủ nhật, 26/08/2018 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cầm cuốn sách “Một nghề đáng quý” và bản thảo viết tay rất cẩn thận “Báo chí Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám”, “Con đường báo chí đi theo Trường Chinh” trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam của cố nhà báo Tạ Quang Đệ (bút danh Quang Đạm), cứ thôi thúc chúng tôi tìm đến với gia đình của cụ, mong muốn được hiểu hơn về một nhà báo tài năng, một cuốn “từ điển sống”, một “cây đại thụ” đã cống hiến cả cuộc đời mình cho cách mạng, cho nghề báo.

Hiểu hơn về một cuộc đời để thấy một thời kỳ ông cha đã sống, đã chiến đấu, đã đam mê với nghiệp cầm bút...

Báo Công luận
Nhà báo Quang Đạm. 
Chắt lọc từ nguồn...

Đón chúng tôi trong buổi chiều muộn của những ngày tháng 8 lịch sử, ông Tạ Quang Ngọc – cựu Bộ trưởng Bộ Thủy sản, con trai của cố nhà báo Tạ Quang Đạm (tên thật là Tạ Quang Đệ) đã lật giở từng trang ký ức về người cha đáng kính của mình qua những bài viết, bức ảnh, những câu chuyện về những năm tháng xưa. Ông kể chúng tôi nghe về truyền thống gia đình, về những ký ức tuổi thơ gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của cụ thân sinh. Và cũng thật may, dịp này ông Ngọc đang ấp ủ ý định ra một cuốn sách với chủ đề về truyền thống gia đình để lưu giữ lại cho con cháu thế hệ sau những kỷ niệm đáng nhớ. “Tôi rất muốn làm một cái gì đó thể hiện được sự tiếp nối, trao truyền xuyên suốt từ bà nội (nữ sĩ Sầm Phố - PV) đến bố, rồi ông bác Tạ Quang Bửu và từ những con người đó nhìn thấy truyền thống gia đình, thế hệ tương lai, gìn giữ nét đẹp được hun đúc từ mảnh đất quê hương Nghệ An, Nam Đàn địa linh nhân kiệt. Những gì mà chúng tôi có hôm nay, có lẽ đã được... chắt lọc từ nguồn” – ông Tạ Quang Ngọc tâm sự. Và có lẽ cũng từ những suy nghĩ ấy mà ông Ngọc đã gìn giữ những kỷ vật của cha suốt nhiều năm qua rồi trao lại cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam với sự tin tưởng tuyệt đối. Cuốn bản thảo viết tay “Báo chí Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám” là kho tư liệu quý báu mang giá trị lịch sử về thời kỳ báo chí trước cách mạng tháng 8/1945. Những trang viết của ông rất ý nghĩa, là minh chứng cho sự ra đời của rất nhiều tờ báo, nguồn gốc của nhiều cơ quan báo chí... Và có lẽ cũng vì giá trị ấy nên ông Ngọc không chỉ muốn giữ lại cho riêng mình mà còn mong được gìn giữ cho thế hệ mai sau nữa. 

Qua câu chuyện, ông Ngọc đã chia sẻ về những cống hiến của cố nhà báo Tạ Quang Đạm, đặc biệt là những gì cụ để lại cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam. Cụ Đạm đến với công việc báo chí qua sự dìu dắt của đồng chí Trường Chinh, từ đó cụ từng bước trưởng thành, được ghi nhận không chỉ là một nhà báo tài năng, mà còn là học giả có uy tín. Để chứng minh, ông Ngọc đưa tặng chúng tôi Cuốn sách Một nghề đáng quý (NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011), tập hợp hơn 50 bài viết của cố nhà báo Quang Ðạm qua các giai đoạn cách mạng và một số bài viết, cảm tưởng của bạn bè, đồng nghiệp về cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức, nhân cách của cụ. Ông Ngọc bảo rằng, sự nghiệp báo chí của cụ thân sinh gần như đã được tập hợp lại trong cuốn sách này. Ở đó còn là những câu chuyện mà những năm tháng đầu cụ “bén duyên” với nghề viết, rồi đam mê, cống hiến suốt cuộc đời. 

Theo lời kể thì cụ Đạm đến với nghề báo rất ngẫu nhiên: “Anh Trường Chinh bảo: “Hôm nay là ngày thành lập Ðảng (3/2/1947) mỗi đồng chí viết một bài cho báo liếp”. Mọi người rất phấn khởi, hào hứng viết. Tôi cũng viết một bài. Ðiều này có ý nghĩa như một bước ngoặt trong cuộc đời tôi. Khi dán lên, anh Trường Chinh đi xem hết lượt, từng bài một, kỹ lắm. Ðến bài của tôi, anh đứng xem một chốc rồi bảo: “Bài này được. Thôi, anh phụ trách tờ báo liếp này”…” (tr.164).  Sau đó, tại buổi họp Ban Thường vụ Trung ương Ðảng (có các đồng chí

Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Ðức Thọ), đồng chí Trường Chinh quyết định đưa Quang Ðạm vào Ban Biên tập báo Sự Thật, dù lúc đó cụ chưa là đảng viên. 
Cụ kể tiếp: “Từ đó, tôi trở thành người làm báo chính thức. Tôi nhớ khi đã làm báo Sự Thật rồi, một hôm Bác Hồ gọi vào cho ý kiến để viết bài. Bác hỏi: “Chú làm gì? Trước chú có viết báo không?”. Tôi trả lời: “Thưa Bác, cháu chưa viết báo. Trước cháu làm hướng đạo, thời kỳ ở Cục Thông tin – Bộ Tổng Tham mưu, cháu chuyên làm mật mã”. Bác nói: “Trước chú làm mật mã tức là chú viết một cái gì mà ai không nắm được luật thì không hiểu được, không đọc được, không sử dụng được. Bây giờ làm báo Sự Thật thì chú phải làm ngược lại. Chú phải viết thế nào cho ai cũng hiểu được”…” (tr.165). Ðây là một trong những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời làm báo của cố nhà báo Quang Ðạm mà đến hôm nay khi nhắc lại người con trai của cụ cảm thấy rất tự hào. Từ một người ngoại đạo, được sự dìu dắt, giúp đỡ, tin cậy của đồng chí Trường Chinh, được sự chỉ bảo của Bác Hồ, cố nhà báo Quang Ðạm đã trưởng thành cùng với lịch sử phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam...

Một người viết nghiêm túc 


Có lẽ thấm nhuần những lời dạy của Bác Hồ mà cây bút Quang Đạm xây dựng cho mình một phong cách viết riêng, cụ thể, cẩn trọng trong từng câu chữ. Từ tư duy đến hành động, cố nhà báo Quang Đạm luôn trăn trở: “Muốn làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang của mình, trước hết anh chị em làm báo chúng ta phải cố gắng xác định lập trường cách mạng, thấu suốt đường lối cách mạng, nâng cao giác ngộ cách mạng và trau dồi lề lối làm việc cách mạng”

Qua những trang viết hấp dẫn và phong phú, cuốn sách “Một nghề đáng quý” như một bản tổng kết cuộc đời một nhà báo uyên bác, trung thực, với cái tâm trong sáng, tất cả đều bắt nguồn từ tấm lòng yêu nước, yêu quê hương và yêu nghề sâu sắc. Từ quan điểm ấy, người làm báo có một lập trường chính trị vững vàng, sống và viết vì sự nghiệp đổi mới cách mạng của đất nước. Quả thực, những bài viết của cố nhà báo Quang Đạm không đơn điệu, cụ thường đi sâu phân tích, khái quát thành những vấn đề cụ thể. Tác phẩm “Báo chí Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám”“Hai mươi năm phấn đấu vẻ vang và những bài học kinh nghiệm quý báu” là sự khẳng định sự nghiệp phát triển báo chí Việt Nam và chặng đường phấn đấu của Báo Nhân Dân. Tiếp đó là những dòng tâm sự xúc động, chân tình của cụ qua các bài “Một cuộc đời làm báo”, “Con đường báo chí theo Trường Chinh”. Đặc biệt, bài “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” đối với những người viết báo Việt Nam có thể xem là kinh nghiệm quý báu mà nhà báo Quang Đạm đã rút đúc từ nghề làm báo. 

Báo Công luận
  Nhà báo Quang Đạm (ngoài cùng bên phải) trong buổi làm việc với Bác Hồ.
Với những gì cụ để lại, chúng tôi càng thấm thía nhận định của cố nhà báo Hoàng Tùng: “Ðọc Quang Ðạm, ai cũng thấy phong cách một người viết nghiêm túc từ chiều sâu nội dung, kết cấu, ngôn ngữ, chính tả, chấm câu, xuống dòng…  Phải là một người có trình độ học vấn cao, ý thức trách nhiệm đầy đủ trước người đọc mới có thể làm được như vậy. Ngày nay mặt bằng trí thức của xã hội ta đã khác ngày xưa rất nhiều, song phong cách, ý thức trách nhiệm của người viết báo vẫn phải như Quang Ðạm”. Không chỉ thế, cố nhà báo Quang Đạm còn là một bậc thầy được bao thế hệ sinh viên báo chí quý mến. Từ năm 1949 cụ dạy môn ngôn ngữ báo chí cho lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng. Đầu những năm 1950, cụ tiếp tục lên lớp tại trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Phân viện Báo chí và Tuyên truyền). Tập bài giảng “Quan điểm báo chí” của cụ là một trong số rất ít giáo trình, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ báo chí đầu tiên ở nước ta. Cụ còn được mời tới giảng bài và nói chuyện tại nhiều trung tâm khoa học lớn của miền Bắc, được những nhà báo lão thành như cố nhà báo Hoàng Tùng suy tôn là pho “từ điển sống”, cố nhà báo Hữu Thọ, nhà báo Phan Quang nhắc đến như một “cây đại thụ” với sự yêu mến, trân trọng về tài năng và đức độ...

Sông Mây - Huy Hoàng

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo