Quốc hội đặt mục tiêu thu cân đối ngân sách trung ương là 596.882 tỷ đồng

Chủ nhật, 15/11/2015 06:38 AM - 0 Trả lời

Quốc hội đặt mục tiêu tổng số thu cân đối ngân sách trung ương là 596.882 tỷ đồng và thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí (sửa đổi), đó là những nội dung chính trong phiên họp ngày 14/11.

(CLO) Quốc hội đặt mục tiêu tổng số thu cân đối ngân sách trung ương là 596.882 tỷ đồng và thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí (sửa đổi), đó là những nội dung chính trong phiên họp ngày 14/11.

[caption id="attachment_61623" align="aligncenter" width="640"]toan canh phien khai mac Quốc hội đặt mục tiêu tổng số thu cân đối ngân sách trung ương là 596.882 tỷ đồng. Tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 417.618 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách trung ương là 850.882 tỷ đồng, trong đó dự toán 211.221 tỷ đồng để bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. (ảnh nguồn quochoi.vn)[/caption]

Tại phiên họp Quốc hội ngày 14/11, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2016 và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2016.

Ủy viên Đoàn Thư ký Kỳ họp, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2016.

Qua đó, Quốc hội đặt mục tiêu tổng số thu cân đối ngân sách trung ương là 596.882 tỷ đồng. Tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 417.618 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách trung ương là 850.882 tỷ đồng, trong đó dự toán 211.221 tỷ đồng để bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Nghị quyết của Quốc hội cũng đã quyết định cụ thể phân bổ ngân sách trung ương năm 2016 cho từng bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để thực hiện các chỉ tiêu thu, chi ngân sách, Quốc hội giao Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội và thông báo bằng văn bản đến từng Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, giao vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương trong năm 2016. Sau khi Chính phủ ban hành các định mức phân bổ cụ thể, thực hiện điều chỉnh, cân đối lại mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho từng địa phương theo kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định phân bổ dự toán ngân sách theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và UBND các cấp quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội đến từng cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước trước ngày 31 tháng 12 năm 2015; thực hiện công khai, báo cáo kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí (sửa đổi).

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) quy định: “Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng giám đốc, Giám đốc; cấp phó của người đứng đầu là Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc”. Thảo luận vấn đề này, đại biểu Trần Du Lịch (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh), đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi và Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Đoàn Hà Nội) đề nghị, cần quy định rõ chức danh người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng Giám đốc với đài truyền hình, phát thanh và thông tấn xã; Tổng biên tập với báo in, báo điện tử.

Về đối tượng được xét cấp Thẻ nhà báo, dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) có thêm quy định: Những người thực hiện nghiệp vụ về nội dung thông tin ở các đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương có thời gian công tác liên tục từ 03 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ và có tham gia đóng bảo hiểm xã hội (trừ những trường hợp khác theo quy định pháp luật); là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 12 tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong 01 năm tính đến thời điểm xét cấp thẻ và được đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị cấp Thẻ nhà báo.

Về cơ chế cung cấp thông tin, dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) quy định: Cơ quan báo chí và nhà báo có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên, cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến quy định về họp báo, một số đại biểu bày tỏ chưa đồng tình với quy định khi họp báo cơ quan, tổ chức, công dân phải thông báo trước 24 giờ, vì trong cuộc sống luôn có những sự kiện đột xuất, bất thường xảy ra như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, tai nạn… cần họp báo để kịp thời cung cấp thông tin cho công chúng.

Vấn đề ưu đãi về thuế đối với cơ quan báo chí, một số đại biểu Quốc hội đề nghị dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cần quy định cụ thể chính sách ưu đãi về thuế đối với cơ quan báo chí (không phân biệt loại hình). Theo đại biểu, hiện nay cơ quan báo chí nhận được sự ưu đãi về thuế còn quá ít.

Trong phiên họp, nhiều đại biểu chưa đồng tình với dự thảo, cho rằng quy định như trên là không sát thực tế, dễ dẫn đến việc lợi dụng danh nghĩa Nhà báo để vi phạm pháp luật.

Thành Vinh (T/h)

Tin khác

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức
Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, báo cáo Thủ tướng giải pháp với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Tin tức
Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

(CLO) Về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức